EU cần hỗ trợ các nước láng giềng của Afghanistan trong việc tiếp nhận người tị nạn
Liên minh châu Âu (EU) nên hỗ trợ tài chính cho các nước láng giềng Afghanistan để giúp họ quản lý những người tị nạn rời khỏi nước này.
Đây là lời kêu gọi mà Đại diện cấp cao của EU phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell đưa ra trong cuộc phỏng vấn được công bố ngày 30/8.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell phát biểu trong cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Việc Taliban giành quyền kiểm soát chính quyền Afghanistan đã khiến hàng triệu người tìm cách di tản tới các nước láng giềng và châu Âu. Trao đổi với tờ Corriere Della Sera của Italy, ông Borrell nêu rõ: “Chúng ta sẽ phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng để giải quyết các vấn đề liên quan đến Afghanistan. Chúng ta phải giúp họ vượt qua làn sóng tị nạn đầu tiên”. Theo ông, những người Afghanistan rời bỏ đất nước sẽ không đến được Rome ngay từ đầu, mà có thể là Tashkent ở Uzbekistan. EU cần hỗ trợ những quốc gia tuyến đầu đó.
Video đang HOT
Khi được hỏi về việc liệu những nước trên có nhận được hỗ trợ tài chính của châu Âu để tiếp nhận người tị nạn Afghanistan hay không, ông Borrell cho biết khả năng tiếp nhận của châu Âu có giới hạn và “không thể làm gì nếu không có sự hợp tác mạnh mẽ”. Theo ông, các quốc gia láng giềng của Afghanistan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn và sớm hơn so với châu Âu, do đó điều này đồng nghĩa EU cần hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đó như đã làm với Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận với EU để ngăn chặn dòng người di cư đến châu Âu để đổi lấy một số ưu đãi bao gồm hỗ trợ tài chính. Thổ Nhĩ Kỳ hiện tiếp nhận khoảng 3,7 triệu người tị nạn sau cuộc xung đột ở Syria.
Đại diện cấp cao của EU cũng nhận định cuộc khủng hoảng ở Afghanistan sau khi Mỹ rút quân đã làm nổi bật sự cần thiết của việc tăng cường năng lực quân sự của EU. Ông nhấn mạnh EU phải có khả năng can thiệp để bảo vệ lợi ích của khối khi Mỹ không muốn can dự. Theo ông, EU cần hành động nhanh chóng, cũng như đảm bảo có một lực lượng gồm 5.000 binh sĩ sẵn sàng được huy động trong một thời gian ngắn.
Dự kiến, các bộ trưởng EU sẽ họp khẩn về tình hình Afghanistan tại Brussels (Bỉ) vào ngày 31/8. Theo một bản dự thảo tuyên bố chung của cuộc họp, các nước EU dự kiến sẽ quyết định hành động chung để ngăn chặn tái diễn làn sóng di cư bất hợp pháp vượt tầm kiểm soát mà khối này từng đối mặt trong quá khứ bằng cách chuẩn bị phương án ứng phó có sự phối hợp giữa các nước. Dự thảo tuyên bố cũng nhấn mạnh EU cần tăng cường hỗ trợ các nước láng giềng của Afghanistan nhằm đảm bảo an toàn cho người tị nạn.
Trước đó một ngày, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đã bày tỏ quan ngại về một cuộc khủng hoảng mới chỉ bắt đầu ở Afghanistan và đối với 39 triệu người dân quốc gia Tây Nam Á này. Người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi, một lần nữa kêu gọi các nước láng giềng với Afghanistan mở cửa biên giới cũng như các nước khác chia sẻ “trách nhiệm nhân đạo này” với Iran và Pakistan – hai quốc gia đang có 2,2 triệu người Afghanistan tị nạn. Theo ước tính của UNHCR, đến cuối năm nay sẽ có khoảng 500.000 người Afghanistan rời bỏ đất nước.
Hàn Quốc tiếp nhận gần 400 'người có công' Afghanistan
Hàn Quốc tiếp nhận 391 công dân Afghanistan với tư cách "người có công đặc biệt", dường như nhằm xoa dịu quan điểm bài xích người tị nạn trong nước.
Máy bay quân sự chở 378 người Afghanistan từng làm việc cho đại sứ quán, các cơ quan của Hàn Quốc và thành viên gia đình họ chiều 26/8 hạ cánh xuống sân bay Incheon. Một chuyến bay khác sẽ chở thêm 13 người Afghanistan tới Hàn Quốc.
Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc khẳng định những người Afghanistan này được nhập cảnh với tư cách "người có công đặc biệt, không phải người tị nạn" và được cấp thị thực ngắn hạn. Nếu muốn ở lại lâu, họ có thể chuyển sang thị thực cư trú dài hạn F2, cho phép làm việc tại Hàn Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết quyết định giúp đỡ những người Afghanistan từng hỗ trợ nước này là điều hiển nhiên để "thể hiện trách nhiệm đạo đức".
Những "người có công đặc biệt" Afghanistan cùng gia đình đến sân bay Incheon, Seoul, hôm 26/8. Ảnh: Reuters.
Các nhà phân tích cho biết tư cách "người có công đặc biệt" về bản chất là người tị nạn, chỉ khác cách gọi, bởi dư luận Hàn Quốc từ lâu có cách nhìn tiêu cực về người tị nạn. Sự xuất hiện của khoảng 550 người tị nạn Yemen ở Hàn Quốc năm 2018 đã gây ra phản ứng dữ dội khắp cả nước.
Là nước châu Á đầu tiên xây dựng đạo luật tị nạn, song Hàn Quốc có tỷ lệ chấp nhận người tị nạn thấp nhất trong các nước phát triển. Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, nước này cấp quy chế tị nạn cho khoảng 1,5% tổng số người nộp đơn từ năm 1994 tới năm 2020.
Cố vấn an ninh của Tổng thống Hàn Quốc Suh Hoon lưu ý rằng việc đưa những người Afghanistan tới nước này là vấn đề khó khăn, phức tạp, phải xem xét nhiều khía cạnh, bao gồm cả sự đồng thuận từ người dân.
Sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan, hàng chục nghìn người đổ xô tới sân bay Kabul để di tản khỏi đất nước. Nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Australia và Pháp đã cảnh báo dừng sơ tán từ Afghanistan trước hạn chót 31/8, cũng như do lo ngại nguy cơ khủng bố ở sân bay.
Giúp người Afghanistan 'thấy như ở nhà' tại Mỹ Trong một nhà kho ngoài thủ đô Washington, hàng chục tình nguyện viên bận bịu xếp bàn ghế, giường, để chuẩn bị căn hộ cho người tị nạn Afghanistan. Laura Thompson Osuri, giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Home Not Borders (HNB), cầm tờ danh sách khi chỉ đạo nỗ lực thiết lập nhà mới cho hàng nghìn người tị nạn Afghanistan...