EU cần đầu tư 1.600 tỷ USD mỗi năm để đạt phát thải ròng bằng 0
Theo nghiên cứu của Viện Rousseau, EU có thể đảm bảo phần lớn số vốn 1.600 tỷ USD bằng cách chuyển hướng các khoản chi tiêu hiện tại, chủ yếu là chi cho các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Khí thải phát ra từ một nhà máy nhiệt điện ở Bulgaria ngày 29/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Liên minh châu Âu (EU) sẽ cần đầu tư 1.500 tỷ euro (1.600 tỷ USD) mỗi năm để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050.
Đó là kết luận của Viện Rousseau trong nghiên cứu do các nhà lập pháp ủng hộ môi trường của Nghị viện châu Âu (EP) bảo trợ công bố ngày 29/1.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu của Viện Rousseau, EU có thể đảm bảo phần lớn số vốn đầu tư nói trên bằng cách chuyển hướng các khoản chi tiêu hiện tại, chủ yếu là chi cho các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Điều này đồng nghĩa EU sẽ cần phải thoái vốn quy mô lớn khỏi các dự án như sản xuất ôtô động cơ đốt trong, nhiên liệu hóa thạch và xây sân bay mới, đồng thời tăng cường đầu tư vào giao thông công cộng, cải tạo các tòa nhà theo hướng thân thiện với môi trường và thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Đồng Chủ tịch nhóm các nhà lập pháp Xanh thuộc EP, Philippe Lamberts, cho rằng EU luôn có sẵn nguồn lực đầu tư, chỉ cần khối thoái vốn lớn khỏi các dự án gây ảnh hưởng tiêu cực tới khí hậu.
Theo các nhà nghiên cứu, khoản đầu tư cần thiết để đạt mức phát thải ròng bằng 0 chủ yếu đến từ khu vực tư nhân, nhưng chi tiêu công cho quá trình chuyển đổi xanh cũng sẽ cần tăng gấp đôi, lên 490 tỷ euro mỗi năm.
EU hiện chi 359 tỷ euro mỗi năm trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Dự thảo khác của EC về mục tiêu khí hậu năm 2040 cũng cho thấy cần quy mô đầu tư khoảng 1.500 tỷ euro mỗi năm cho các hệ thống năng lượng ít gây ô nhiễm hơn.
Trước thực tế biến đổi khí hậu gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng, trong khi chuẩn bị cho cuộc bầu cử EP diễn ra vào tháng 6 năm nay, các nhà hoạch định chính sách của EU xem chính sách về khí hậu là vấn đề then chốt.
Tuy nhiên, chương trình nghị sự xanh của EU không được một số quốc gia thành viên ủng hộ hoàn toàn vì chi phí cao. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy cuộc bầu cử của EP có thể khiến việc thông qua các chính sách khí hậu đầy tham vọng trở nên khó khăn hơn.
Tuần tới, Ủy ban châu Âu dự kiến đưa ra khuyến nghị EU đến năm 2040 cắt giảm 90% lượng khí thải ròng của năm 1990, đồng thời tăng mạnh đầu tư để đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 trước năm 2050./.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu C.Michel từ bỏ tranh cử Nghị viện châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 26/1, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tuyên bố từ bỏ nỗ lực giành ghế Nghị viện châu Âu (EP), sau khi hứng chịu chì trích liên quan đến quyết định từ chức của ông để tham gia tranh cử EP.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ, ngày 15/12/2023. Ảnh (tư liệu): THX/TTXVN
Như vậy, ông Michel sẽ tiếp tục đảm nhận chức trách cho đến hết nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng châu Âu vào cuối tháng 11 năm nay.
Trong tuyên bố đăng trên trang Facebook cá nhân, ông Michel nêu rõ ông sẽ không tham gia tranh cử EP vào tháng 6 tới vì những chỉ trích gay gắt liên quan đến việc ông quyết định từ chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu vào thời điểm quan trọng. Tuyên bố nêu rõ: "Tôi sẽ không trở thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử châu Âu. Tôi sẽ cống hiến hết sức đối với trọng trách hiện nay".
Bên cạnh đó, ông cũng bảo vệ quyết định ban đầu từ chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu để tham gia tranh cử EP, cho rằng điều này phù hợp với những trách nhiệm hiện nay của ông.
Ông Michel cho biết những ý kiến chỉ trích sau khi ông thông báo quyết định từ chức đã khiến ông suy nghĩ lại. Ông không muốn quyết định của mình làm sao nhãng sứ mệnh hoặc làm suy yếu tổ chức và dự án châu Âu cũng như bị lợi dụng để chia rẽ Hội đồng châu Âu.
Trước đó, hôm 7/1, ông Charles Michel tuyên bố ông sẽ dẫn đầu danh sách các ứng cử viên của đảng Phong trào Cải cách (MR) tranh cử EP vào tháng 6 tới. Nhiều chính trị gia châu Âu đã lên tiếng chỉ trích quyết định trên, thậm chí cho rằng việc ông Michel từ bỏ chức trách Chủ tịch Hội đồng châu Âu "không khác gì thuyền trưởng bỏ rơi con tàu giữa giông bão".
Nền chính trị EU đối diện với nhiều mối lo Năm 2024 diễn ra 50 cuộc bầu cử trên khắp thế giới, trong đó có phần không nhỏ những cuộc bầu cử ở Liên minh châu Âu (EU) hoặc những cuộc bầu cử có tác động to lớn tới nền chính trị khu vực này. Giới chuyên gia nhận định, EU đang thực sự đối mặt với một năm đầy thách thức với...