EU cấm trừng phạt mặt hàng titan của Nga
Theo tờ Wall Street Journal , Liên minh châu Âu (EU) đã chặn đề xuất áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhà sản xuất titan VSMPO-AVISMA của Nga.
Theo báo cáo, quyết định trên được đưa ra sau khi Pháp và các thành viên EU khác bày tỏ quan ngại về lệnh cấm trả đũa tiềm năng của Nga đối với xuất khẩu titan.
VSMPO-AVISMA là nhà sản xuất các sản phẩm titan và hợp kim titan lớn nhất thế giới. Kim loại này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất máy bay, từ khung máy bay, các bộ phận động cơ đến thiết bị hạ cánh. Công ty này cũng là nhà cung cấp titan quan trọng cho Airbus, nhà sản xuất máy bay phản lực thương mại lớn nhất thế giới có trụ sở tại EU. Do đó, việc mất nguồn cung từ Nga sẽ là một đòn giáng mạnh vào lĩnh vực này.
Video đang HOT
Tháng trước, Airbus đã công khai kêu gọi EU kiềm chế áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhập khẩu kim loại của Nga. Theo công ty tư vấn AlixPartners, khoảng 65% titan của Airbus nhập khẩu từ Moskva.
VSMPO-AVISMA thuộc sở hữu một phần của Tập đoàn hàng không và vũ trụ Rostec của Nga (25% cổ phần). Công ty này hiện cung cấp sản phẩm kim loại cho hơn 450 công ty ở 50 quốc gia – bao gồm Boeing, Airbus, Embraer và Rolls-Royce.
Đầu năm nay, Rolls-Royce thông báo sẽ tạm thời ngừng mua titan của Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva. Tuy nhiên, trích dẫn nhiều nguồn tin trong công ty, phương tiện truyền thông sau đó đưa tin rằng Rolls-Royce chưa chấm dứt hợp đồng hiện tại và việc giao hàng có thể tiếp tục diễn ra bất kỳ lúc nào. Sau đó, hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ cũng thông báo sẽ đình chỉ mua titan từ VSMPO-AVISMA, cho biết họ có ý định chuyển sang các thị trường và có hướng đi khác.
EU tuyên bố không áp đặt trừng phạt thực phẩm và phân bón Nga
Tại Hội nghị các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) hôm 18/7, quan chức hàng đầu của khối cho biết EU sẽ không áp đặt trừng phạt đối với thực phẩm và phân bón Nga.
Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh của EU Josep Borrell. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn TASS, ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU cho biết các lệnh trừng phạt của khối không và sẽ không áp đặt bất kỳ hạn chế trực tiếp nào đối với hoạt động xuất khẩu phân bón và thực phẩm của Nga, cũng như đối với việc thanh toán các mặt hàng này.
Ông Borrell nhấn mạnh gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga do các ngoại trưởng EU nhất trí không có nội dung mới. Đây có thể được coi là "phiên bản" cải tiến của gói trừng phạt hiện tại. Ông nói rằng kể từ khi EU bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, thực phẩm và phân bón hoàn toàn không có trong danh sách.
"Nếu một số tác nhân kinh tế và tài chính tuân thủ quá mức các lệnh trừng phạt và tẩy chay thị trường Nga, chúng tôi đang cố gắng giải thích với họ rằng các hạn chế mới của EU không ngăn cản họ xuất khẩu và thanh toán các mặt hàng thực phẩm và phân bón Nga", ông lý giải .
Nhà ngoại giao này cũng cho rằng theo EU, mọi vấn đề lương thực toàn cầu hiện nay xuất phát từ việc ngăn xuất khẩu ngũ cốc do cuộc xung đột ở Ukraine. Ông cũng bày tỏ hy vọng Nga, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán ở Istanbul về xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine bằng đường biển.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới đã xuất hiện từ lâu trước khi Moskva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nhà ngoại giao Nga cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này là đại dịch COVID-19 và những tính toán sai lầm của các nước phương Tây. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh tình hình hiện nay đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã trở thành một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng gián đoạn nguồn cung lương thực.
Ngày 18/7, tại Hội nghị các Ngoại trưởng EU, các nhà lãnh đạo đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 7 nhằm vào Moskva, bao gồm các biện pháp trừng phạt vào các tổ chức cá nhân của Nga, cũng như lệnh cấm vận đối với mặt hàng vàng của Nga và tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine. Các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga cơ bản được cập nhật theo các nguyên tắc trước đó và không có bất kỳ hạn chế nào liên quan tới vấn đề nhập khẩu năng lượng.
Giới chức EU cũng tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga không nhằm mục đích chấm dứt xung đột ở Ukraine, mà nhằm phá hủy nền kinh tế của Moskva.
Số người Nga phá sản tăng gần 40% trong nửa đầu năm 2022 Theo báo cáo của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, số lượng công dân Nga tuyên bố phá sản và phải giải thể công ty trong nửa đầu năm 2022 tăng 37,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo kênh CNN, từ tháng 1 đến cuối tháng 6, có 121.313 công dân Nga đã nộp đơn phá sản và...