EU cam kết hỗ trợ Việt Nam đối phó với biến đổi khí hậu
Liên minh châu Âu săn sang chia se kinh nghiêm va bai hoc nhằm giup Việt Nam xây dưng Kê hoach thưc hiện Hiệp định Paris ( hội nghị COP21) vê biên đôi khi hâu, đồng thời hỗ trợ Việt Nam chuyên đôi sang môt nên kinh tê xanh va ứng phó tốt với biên đôi khi hâu.
Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Bruno Engelet (thứ hai từ trái sang) và đại diện các Đại sứ quán quốc gia thành viên trong cuộc họp báo ngày 21/9.
Cam kết trên được Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, Đại sứ Bruno Engelet, cùng các Đại sứ và đại diện các quốc gia thành viên EU đưa ra trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 21/9 nhân Tuần lễ Ngoại giao Khí hậu của Liên minh châu Âu.
Đại sứ Bruno Engelet chia sẻ rằng EU hiện đang tiếp tục triển khai các chính sách tham vọng của khối về khí hậu, cùng với các đề xuất mới giúp đạt được mục tiêu cắt giảm ít nhất 40% lượng khí phát thải cho tới năm 2030, so với mức năm 1990, đồng thời tiến xa hơn nữa trong quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế carbon thấp.
Ông Bruno nhấn mạnh, Việt Nam là một trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) ở Paris năm 2015, Việt Nam đã cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Cho tới nay, đã có trên 180 quốc gia ký vào Hiệp định Paris và 26 nước đã hoàn tất các thủ tục phê chuẩn nội bộ và trở thành các bên ký kết của Hiệp định Paris.
Nhà ngoại giao EU khẳng định Liên minh châu Âu rât khuyên khich Viêt Nam tiêp tuc cac nô lưc đê phê chuân Hiêp đinh Paris. Với hơn hai thâp niên kinh nghiêm vê xây dưng va thưc thi cac chinh sach khi hâu tham vong, cac Đai sư EU tai Viêt Nam cũng cam kết se kinh nghiêm va bai hoc nhằm giúp Việt Nam xây dựng Kê hoach thưc hiện Hiêp đinh Paris vê biên đôi khi hâu va chuyên đôi sang môt nên kinh tê xanh, thân thiện với môi trường.
Biến đổi khí hậu hiện là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa EU và Việt Nam. Các quốc gia thành viên EU đang triển khai hàng loạt dự án tại Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp bền vững, năng lượng xanh, quản lý tài nguyên rừng, xử lý nguồn nước…
Video đang HOT
Tại buổi họp báo, Đại sứ Bỉ Jehanne Roccas cho hay Bỉ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để giải ngân khoản hỗ trợ 85 triệu euro trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và môi trường tới năm 2019. Bỉ cũng có các dự án cụ thể nhằm hỗ trợ 3 tỉnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi biến đối khí hậu là Hà Tĩnh, Ninh Thuận và Bình Thuận, song song với các dự án về quản lý nước sạch và phát triển đô thị, và hợp tác khoa học để phát triển năng lượng sạch.
Đại sứ Hà Lan Nienke Trooster nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu là một trọng tâm hợp tác giữa hai nước. Bà Trooster đã nêu ra 2 dự án tiêu biểu, trong đó có khoản hỗ trợ 10 triệu euro để giúp thành phố Hồ Chí Minh quản lý nguồn nước sạch và 1 triệu USD hỗ trợ Đại học Cần Thơ nghiên cứu về quản lý đất đai, quản lý nguồn nước. Hà Lan cũng hợp tác với các địa phương để giúp phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Trong khi đó, Đại sứ quán Đức cho hay Đức đóng góp hơn 20% trong khoản hỗ trợ 350 triệu euro mà cung cấp cho Việt nam nhằm phát triển điện khí hóa. Đức cũng hỗ trợ nhà máy điện gió đầu tiên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vận hành. Nhà máy có công suất 24MW, phục vụ 150.000 dân và giúp giảm 28.000m3 CO2 mỗi năm. Dự án này góp phần thúc đẩy chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Đại sứ quán Phần Lan chú trọng hợp tác với Việt Nam về bảo vệ tài nguyên rừng và dự báo khí tượng thủy văn. Tham tán Annika Kaipola tại Đại sứ quán Phần Lan ở Hà Nội cho hay, là quốc gia châu Âu có diện tích rừng lớn nhất, với trên 70% lãnh thổ được bao phủ bởi rừng, Phần Lan rất có kinh nghiệm trong việc quản lý rừng và luôn sẵn lòng chia sẻ các kinh nghiệm này để trợ giúp Việt Nam.
Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội cho biết biến đổi khí hậu là một trong những chủ đề được đề cập trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Hollande mới đây. Theo đó, Pháp sẽ hỗ trợ các tỉnh Hà Tĩnh, Ninh Bình và Cần Thơ trong các dự án liên quan tới biến đổi khí hậu, đồng thời sẽ trợ giúp Việt Nam thúc đẩy sản xuất lúa gạo.
Trong khi đó, Trưởng điều phối Văn phòng hợp tác phát triển Tây Ban Nha Vicente Selles Zaragozi cho biết biến đổi khí hậu là một trong 2 lĩnh vực hợp tác trọng tâm của Tây Ban Nha tại Việt Nam. Tây Ban Nha đang phối hợp cùng Bộ Công thương Việt Nam xây dựng bản đồ mặt trời và tiến tới xây dựng bản đồ gió với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam xây dựng một chương trình nhằm hướng tới đảm bảo sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường.
Cũng trong khuôn khổ Tuần lễ ngoại giao khí hậu châu Âu (19-25/9), Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán các nước thành viên tổ chức một chuỗi các sự kiện nhằm nâng cao ý thức của người dân Việt Nam về tình trạng biến đổi khí hậu, trong đó có cuộc thi chia sẻ video trực tuyến nhằm giới thiệu những thực tiễn tốt nhất nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại châu Âu và việc trình chiếu bộ phim “Nước 2030″.
An Bình
Theo Dantri
Quốc gia đầu tiên cấm cốc và đĩa nhựa dùng một lần
Mỗi năm có hơn 4,7 tỉ cốc nhựa được thải ra ở quốc gia này.
Ở Pháp, cứ mỗi giây có 150 cốc nhựa được thải ra, tương đương 4,73 tỉ cốc mỗi năm
Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm cốc và đĩa nhựa dùng một lần.
Một luật mới của Pháp sẽ yêu cầu tất cả các bộ đồ ăn dùng một lần phải được làm từ 50% vật liệu có nguồn gốc sinh học vào tháng 1 năm 2020. Con số này sẽ tăng lên 60% vào tháng 1 năm 2025.
Đây là một biện pháp bổ sung cho "Đạo luật Chuyển đổi năng lượng vì Tăng trưởng xanh" của Pháp, được thông qua năm ngoái với mục tiêu giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Pháp hy vọng sẽ trở thành quốc gia đi đầu thế giới về các giải pháp môi trường và năng lượng, xúc tác bởi hội nghị về biến đổi khí hậu COP21 được tổ chức tại Paris cuối tháng 12 năm ngoái.
Ở Pháp, cứ mỗi giây có 150 cốc nhựa được thải ra, tương đương 4,73 tỉ cốc mỗi năm, theo Hiệp hội Y tế và Môi trường Pháp.
Chỉ có 1% trong số đó được tái chế, phần lớn là vì chúng được làm bằng hỗn hợp polypropylene và polystyrene.
Bangladesh là quốc gia đầu tiên cấm túi nilon vào năm 2002
Luật mới của Pháp là thành quả của Ségolène Royal, Bộ trưởng Bộ Sinh thái, Phát triển bền vững và năng lượng Pháp.
Kế hoạch "Tăng trưởng xanh" của bà nhằm tới mục tiêu cắt giảm một nửa chất thải trên mặt đất vào năm 2025 và giảm 40% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990.
Tháng 7, Pháp đã áp đặt một lệnh cấm phân phối túi nilon hạng nhẹ tại các quầy thanh toán siêu thị, một biện pháp đã được áp dụng ở một số nước.
Bangladesh là quốc gia đầu tiên cấm túi nilon vào năm 2002, sau khi túi nilon đã khiến hệ thống thoát nước của nước này tắc nghẽn trong một trận lũ lụt. Các quốc gia như Nam Phi, Kenya, Trung Quốc, Rwanda và Mexico đã theo sau, cùng với một số bang của Mỹ.
Theo Trà My - CNN (Dân Việt)
Tổng thống Obama bị trẻ em khởi kiện Một nhóm trẻ em Mỹ có tên gọi Our Children's Trust đã có mặt tại Tòa án bang Oregon để kiện Tổng thống Obama do thất bại trong việc bảo vệ các em khỏi biến đổi khí hậu. Tổng thống Barack Obama (phải) và Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon trong buổi lễ xác nhận Mỹ phê chuẩn thỏa thuận chống biến...