EU cấm công nghệ nhận dạng khuôn mặt: Google đồng tình, Microsoft phản đối
EU đang cân nhắc một lệnh cấm kéo dài 5 năm đối với công nghệ đang hot này.
Vấn đề quản lý công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang gây ra bất đồng lớn giữa các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Trong khi CEO Alphabet và Google, Sundar Pichai, nhận định rằng một lệnh cấm tạm thời như những gì mà EU vừa đề xuất gần đây là điều cần thiết, thì Giám đốc pháp lý của Microsoft, Brad Smith, lại tỏ ra không hài lòng với sự can thiệp đó.
Pichai nói trong một hội thảo tại Brussels hôm thứ Hai tuần này rằng việc các chính phủ can thiệp, đưa ra những quy định để sớm ràng buộc công nghệ nhận dạng khuôn mặt, đồng thời tạo ra một khung pháp lý đối với nó là điều quan trọng phải thực hiện. “Công nghệ này có thể được đưa vào hoạt động ngay lập tức, nhưng có lẽ nên có một khoảng chờ trước khi chúng ta thực sự nghĩ ra cách sử dụng nó… Tùy thuộc vào các chính phủ vạch đường vẽ lối”.
Nhưng trong một bài phỏng vấn vào tuần trước, Smith, Giám đốc pháp lý của Microsoft, đã thẳng thừng bác bỏ ý tưởng về một lệnh cấm.
“Nhìn mà xem, anh có thể thử giải quyết vấn đề bằng cả một con chặt thịt hay chỉ cần một con dao phẫu thuật nho nhỏ” – Smith nói khi được hỏi về khả năng lệnh cấm xảy ra. “Và, anh biết đấy, nếu anh có thể giải quyết vấn đề theo cách mở đường cho những điều tốt đẹp diễn ra và những điều xấu xa dừng lại… thì cách đó cần một con dao phẫu thuật. Công nghệ non trẻ này sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng cách duy nhất để tiếp tục phát triển nó thực ra là phải để cho càng nhiều người sử dụng nó”.
Bình luận của hai nhà lãnh đạo được đưa ra trong bối cảnh EU đang cân nhắc một lệnh cấm trong thời hạn 5 năm đối với việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại nơi công cộng. Dự luật của EU, vốn bị rò rỉ trên báo hồi tuần trước và có thể có những thay đổi khi được công bố chính thức, có nội dung rằng một lệnh cấm tạm thời sẽ cho các chính phủ và các nhà làm luật có thêm thời gian để nghiên cứu những mối nguy hiểm của công nghệ này.
Trên toàn thế giới, lực lượng hành pháp và các công ty tư nhân đang sử dụng nhận dạng khuôn mặt để xác định người ở nơi công cộng ngày càng nhiều. Dù những người khởi xướng khẳng định công nghệ sẽ giúp giải quyết các vụ phạm tội, nhưng giới phê bình lại cho rằng việc triển khai nhận dạng khuôn mặt mà chưa cân nhắc kỹ càng là một hình thức xem nhẹ quyền tự do dân sự và dẫn đến tình trạng phân biệt chủng tộc gia tăng bởi tính thiên vị tiềm ẩn trong các thuật toán.
Video đang HOT
Nhận dạng khuôn mặt là một công nghệ trọng yếu được sử dụng bởi chính phủ Trung Quốc trong nhiều sự kiện, và quốc gia này còn bán công nghệ của họ cho các chính phủ khác trên toàn thế giới. Tại Mỹ, công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng được các cơ quan cảnh sát sử dụng nhiều thông qua các nhà thầu nhỏ. Một bản tin gần đây của tờ New York Times tiết lộ rằng một hệ thống nhận dạng khuôn mặt có thể tìm 3 tỷ bức ảnh lấy từ các website như Facebook mà không cần sự cho phép của người dùng, và được sử dụng bởi hơn 600 cơ quan hành pháp địa phương.
Một sỹ quan cảnh sát Trung Quốc đeo kính tích hợp công nghệ nhận dạng khuôn mặt
Bình luận của Pichai đặc biệt đáng chú ý, bởi bản thân Google luôn phủ nhận việc bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho các khách hàng (vì lý do e ngại bị sử dụng sai mục đích hoặc dùng vào hoạt động giám sát trên diện rộng) nhưng từ trước đến nay chưa từng đề xuất lệnh cấm nào. Trong bài viết của mình trên tờ The Financial Times hôm thứ hai, Pichai ủng hộ việc quản lý chặt chẽ hơn nữa công nghệ trí tuệ nhân tạo.
“Tôi không do dự khi nói trí tuệ nhân tạo cần bị quản lý” – ông viết. “Các công ty như chúng tôi không thể cứ phát triển một công nghệ mới đầy hứa hẹn và để cho thị trường quyết định sẽ sử dụng nó ra sao”.
Cho đến nay, quả thực thị trường là những người quyết định những quy tắc xoay quanh nhận dạng khuôn mặt, còn các công ty công nghệ lớn thì đưa ra những ý kiến trái chiều về vấn đề đó. Ví dụ, Microsoft bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt, nhưng vẫn tự đặt ra những giới hạn, như cho phép cảnh sát sử dụng công nghệ này trong nhà tù chứ không phải trên đường phố, và không bán công nghệ cho các cơ quan quản lý nhập cư/nhập cảnh. Amazon thì luôn tỏ ra hào hứng với việc hợp tác với lực lượng cảnh sát, đặc biệt thông qua hệ thống chuông cửa video Ring của hãng – một hệ thống bị các nhà phê bình chỉ trích là tạo điều kiện cho lực lượng hành pháp truy xuất đến một mạng lưới giám sát khổng lồ.
Ít nhất thì tại Mỹ, một lệnh cấm toàn quốc là rất khó xảy ra. Một số thành phố tại Mỹ như San Francisco và Berkley đã cấm công nghệ này, nhưng Nhà Trắng lại nói rằng những biện pháp đó là ví dụ cho thấy chính quyền địa phương đã vượt quá giới hạn. Chính phủ Mỹ thể hiện rõ rằng họ muốn quản lý AI – bao gồm nhận dạng khuôn mặt – theo hướng cho các phía quyền tự đưa ra quyết định, như một hình thức thúc đẩy những công nghệ mang tính biến cải.
Theo GenK
Tại sao Apple, Amazon.. tham gia vào lĩnh vực tiểu đường?
Các ông lớn trong làng công nghệ như Apple, Amazon, Alphabet đều tham gia vào lĩnh vực phòng ngừa bệnh tiểu đường
Hiện nay sức khỏe không chỉ của riêng ngành y tế khi thời gian gần đây các ông lớn trong làng công nghệ cũng tham gia vào lĩnh vực kiểm soát cân nặng, kiểm soát tiểu đường, nhịp tim, năng lượng kcal..., trong đó tiểu đường là lĩnh vực được ưu tiên nhiều nhất. Tiêu biểu như công ty Apple, Amazon, Alphabet, Microsoft, Google...
Theo tờ CNN, lý do chính để các công ty công nghệ này tham gia vào lĩnh vực sức khỏe bắt nguồn từ việc bệnh tiểu đường ngày một tăng cao ở Hoa Kỳ.
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) hiện toàn thế giới có trên 415 triệu người bị tiểu đường và con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. Tiểu đường trở thành gánh nặng của hàng triệu người bởi những biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại như vấn đề tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường, biến chứng võng mạc...
Hiện tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 chỉ sau tim mạch và ung thư.
CNN cho rằng các các công ty trong làng công nghệ nhận thấy những chế độ và phương thức điều trị hiện tại như thử máu ở đầu ngón tay và điều chỉnh liều lượng insulin được thực hiện lâu nay rõ ràng là một cách tiếp cận không hoàn chỉnh. Một số bệnh nhân không có công cụ nào hỗ trợ điều chỉnh, theo dõi những yếu tố ảnh hưởng trên đường máu như ăn uống và hoạt động hằng ngày. Chính vì thế, những gã khổng lồ này đã để mắt đến ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe trị giá 3,5 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Các công ty công nghệ nhận thấy tiểu đường là mối quan tâm của nhiều người và cần được kiểm soát thông qua các yếu tố ăn uống, hoạt đồng hằng ngày. Ảnh: Internet
CNN đưa ra ví dụ như Verily, một công ty Alphabt trước đây là Google Life Science, đã hợp tác với Dexcom để cung cấp hệ thống theo dõi liên tục lượng đường và xây dựng các dịch vụ huấn luyện xung quanh đó. Hãng còn hợp tác với Sanofi phát triển phần mềm Onduo để hỗ trợ và hướng dẫn bệnh nhân thay đổi lối sống, tối ưu hóa chế độ ăn uống và tập thể dục.
Ngoài ra hãng Verily này còn thử phát triển kính áp tròng theo dõi đường liên tục nhưng thất bại.
Amazon thì tập trung vào việc bán các thiết bị theo dõi lượng đường trong máu trên thị trường của mình và giúp mọi người dễ dàng truy cập bài đọc của họ hơn thông qua trợ lý giọng.
Còn Apple đang hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất thiết bị y tế như Dexcom để xây dựng tích hợp các thiết bị với Apple Watch và iPhone. Thực tế tại các cửa hàng của Apple đang bày bán máy theo dõi đường glucose được tích hợp với iPhone nhằm giúp những người mắc bệnh tiểu đường tầm soát lượng đường trong máu của họ thông qua ứng dụng Apple's Health.
Chia sẻ với CNBC, CEO của ứng dụng trên, ông Jeff Dachis bày tỏ quan điểm Apple giúp người dùng tự chăm sóc sức khỏe của mình dựa trên các dữ liệu đã được máy móc thu thập chính là mục đích cuối cùng mà ngành công nghiệp này hướng tới.
Theo pháp luật online
Điện toán lượng tử sẽ là cuộc cách mạng tiếp theo của dịch vụ đám mây IBM, Microsoft và Amazon đang nỗ lực để cung cấp và mở rộng quyền truy cập vào công nghệ mới cho các khách hàng bằng cách triển khai mô hình điện toán lượng tử như một dịch vụ đám mây (cloud). Bên trong một hệ thống máy tính lượng tử của IBM Công nghệ này mới chỉ đang ở giai đoạn phát triển...