EU bước đầu ủng hộ đề xuất thiết lập sứ mệnh hải quân ở Biển Đỏ
Các nhà ngoại giao châu Âu ngày 16/1 tuyên bố các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bước đầu ủng hộ đề xuất thiết lập sứ mệnh hải quân nhằm bảo vệ tàu thuyền trước những cuộc tấn công của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Biển Đỏ.
Tàu chở hàng (phải), bị lực lượng Houthi bắt giữ, trên đường về cảng tỉnh Hodeida (Yemen), ngoài khơi Biển Đỏ, ngày 22/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà ngoại giao châu Âu nhấn mạnh mục đích của EU là thiết lập sứ mệnh muộn nhất vào ngày 19/2, sau đó, lực lượng này sẽ nhanh chóng đi vào hoạt động và phối hợp với các đối tác cùng chí hướng khác trong khu vực nhằm ngăn chặn tình trạng gián đoạn trên tuyến tuyến đường thương mại then chốt này.
Trong một động thái khác, 2 quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên tiết lộ quân đội nước này ngày 16/1 đã tiến hành một đợt tấn công mới nhắm mục tiêu vào cơ sở cất trữ các tên lửa đạn đạo chống hạm tại khu vực do lực lượng Houthi kiểm soát ở Yemen.
Theo các quan chức trên, cuộc tấn công nhằm vào 4 tên lửa chống hạm. Trước đó, chưa xuất hiện về hành động này.
Video đang HOT
Những cuộc tấn công của Houthi nhằm vào hoạt động vận tải trên Biển Đỏ vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tuần trước ra lệnh tập kích nhằm làm suy giảm năng lực quân sự của lực lượng này.
Houthi, vốn kiểm soát phần lớn khu vực ven bờ Biển Đỏ của Yemen, tuyên bố những cuộc tấn công nhằm vào tàu thuyền thương mại là để hỗ trợ người Palestine trong cuộc xung đột ở Dải Gaza. Houthi đã cam kết mở rộng các mục tiêu ở khu vực Biển Đỏ, trong đó có các tàu của Mỹ, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động tại khu vực này sau khi các lực lượng của Mỹ và Anh thực hiện hàng chục đợt tập kích nhằm vào hệ thống radar và tên lửa của lực lượng này hồi tuần trước. Hôm 15/1, quân đội Mỹ thông báo Houthi đã tấn công tàu chở hàng Gibraltar Eagle thuộc quyền sở hữu và vận hành của Mỹ bằng một tên lửa đạn đạo chống hạm.
Cũng trong ngày 16/1, Houthi ra tuyên bố thừa nhận lực lượng hải quân của phong trào này đã tấn công tàu chở hàng Zografia ở Biển Đỏ, khẳng định con tàu của Hy Lạp, treo cờ Malta, kiên quyết giữ nguyên hành trình tới Israel bất chấp mọi cảnh báo từ Houthi.
Trong tuyên bố được phát sóng trên truyền hình, người phát ngôn quân sự Houthi Yahya Sarea cho biết lực lượng hải quân của phong trào này đã tấn công tàu Zografia bằng một số tên lửa sau khi thủy thủ đoàn phớt lờ những cảnh báo và tiếp tục điều khiển con tàu di chuyển về hướng Israel. Ông Sarea khẳng định tên lửa của Houthi “đã đánh trúng” tàu Zografia.
Trước đó, hãng thông tấn quốc gia AMNA của Hy Lạp đưa tin tàu chờ hàng Zografia đã bị tấn công ở vị trí cách thành phố cảng Saleef của Yemen khoảng 76 hải lý về phía Tây Bắc. Theo thông tin ban đầu, tàu Zografia, có thủy thủ đoàn gồm 24 người, đã bị hư hỏng nghiêm trọng, song không ảnh hưởng lớn tới khả năng đi biển trong thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó, cũng không có bất kỳ thương vong nào được ghi nhận đối với thủy thủ đoàn.
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc sẽ họp kín về tình hình Yemen
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) sẽ tổ chức phiên tham vấn kín về tình hình Yemen vào ngày 16/1 (theo giờ địa phương).
Tàu chở hàng (phải), bị lực lượng Houthi bắt giữ, trên đường về cảng tỉnh Hodeida (Yemen), ngoài khơi Biển Đỏ, ngày 22/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục tấn công tàu thương mại đi qua Biển Đỏ, làm ảnh hưởng đến hoạt động vận tải trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng này.
Diễn biến căng thẳng trên Biển Đỏ và tác động của nó đối với tiến trình chính trị ở Yemen sẽ là chủ đề thảo luận chính. Tại cuộc họp, Đặc phái viên LHQ về Yemen Hans Grundberg, Trợ lý Tổng thư ký LHQ về các vấn đề nhân đạo Joyce Msuya cùng người đứng đầu phái bộ LHQ hỗ trợ Thỏa thuận Hodeidah (UNMHA) Michael Beary sẽ trình bày báo cáo đánh giá tình hình trước khi các nước thành viên HĐBA thảo luận và nêu quan điểm.
Trước đó, ngày 10/1, HĐBA đã thông qua Nghị quyết số 2722, yêu cầu Houthi dừng ngay các cuộc tấn công nhằm vào tàu thương mại. Nghị quyết khẳng định các bên phải tuân thủ quyền tự do hàng hải đối với tàu thương mại phù hợp với luật pháp quốc tế. Sau đó, ngày 12/1, Tổng thư ký LHQ António Guterres ra tuyên bố nhấn mạnh yêu cầu Houthi tuân thủ triệt để Nghị quyết số 2722, coi việc tấn công nhằm vào tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đỏ là điều không thể chấp nhận được. Ông Guterres kêu gọi các bên liên quan không làm leo thang căng thẳng, nhấn mạnh sự cần thiết phải tránh những hành động khiến tình hình ở Yemen tồi tệ hơn.
Phiên tham vấn kín diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đỏ leo thang căng thẳng. Lực lượng Houthi ở Yemen đã tiến hành hơn 20 vụ tập kích nhằm vào tàu thuyền qua lại trên Biển Đỏ, tính từ ngày 19/11/2023 đến ngày 11/1. Đáp lại, ngày 12/1, lực lượng của Mỹ và Anh, với sự hỗ trợ của Australia, Bahrain, Canada và Hà Lan, đã không kích hàng chục mục tiêu của Houthi ở Yemen.
Đến ngày 15/1, Houthi phóng tên lửa đạn đạo chống hạm nhằm trúng một tàu container thuộc quyền sở hữu và vận hành của một công ty Mỹ, một ngày sau khi Houthi bắn một tên lửa hành trình vào một tàu khu trục Mỹ. Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Anh cho biết chiếc tàu container bị tấn công khi đang đi qua Vịnh Aden. Theo Tân Hoa xã, lực lượng Houthi ngày 15/1 xác nhận tiến hành vụ tấn công tàu trên của Mỹ bằng tên lửa. Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ cho biết vụ tấn công không gây ra thương vong hoặc hư hại đáng kể nào đối với con tàu.
Trong bối cảnh đó, dữ liệu về tàu thuyền di chuyển LSEG cho thấy có thêm ít nhất 6 tàu chở dầu phải chuyển hướng, tránh đi qua eo biển Bab al-Mandab ở phía Nam của Biển Đỏ. Theo LSEG, tính đến nay, có ít nhất 15 tàu đã phải thay đổi hải trình. Theo giới chuyên gia, việc điều hướng này sẽ làm tăng tổng thời gian vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến Bắc Âu và Đông Địa Trung Hải lên thêm khoảng 10 ngày.
Trước đó, ngày 12/1, Lực lượng biển hỗn hợp (CMF) - một mô hình đối tác hàng hải đa quốc gia - đặt tại Bahrain đã cảnh báo tất cả tàu thuyền tránh đi qua eo biển nói trên trong vài ngày. Việc ngày càng nhiều tàu thuyền tránh đi qua Biển Đỏ làm gia tăng nguy cơ gián đoạn hoạt động vận chuyển năng lượng nói chung và dầu mỏ nói riêng. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, khoảng 12% lượng dầu và 8% lượng khí tự nhiên hóa lỏng của thế giới đi qua eo biển Bab al-Mandeb.
Trong những tháng gần đây, lực lượng Houthi tại Yemen đã tăng cường thực hiện các vụ tấn công nhằm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ.
Lực lượng này tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công cho đến khi Israel dừng xung đột ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo sẽ tấn công các tàu chiến Mỹ nếu Houthi trở thành mục tiêu tấn công.
Người phát ngôn của lực lượng Houthi - ông Nasruldeen Amer ngày 15/1 nói với hãng Al Jazeera rằng Houthi sẽ mở rộng mục tiêu tấn công, bao gồm tàu thuyền của Mỹ. Hồi tháng 12/2023, Mỹ đã thành lập liên minh hải quân mang tên "Chiến dịch Người bảo vệ Thịnh vượng", để bảo vệ an ninh cho tuyến đường vận tải biển quan trọng vốn chiếm khoảng 12% hoạt động thương mại hàng hải toàn cầu này.
Goldman Sachs: Khủng hoảng Biển Đỏ có thể đẩy giá dầu tăng gấp đôi Tình trạng gián đoạn kéo dài ở Biển Đỏ có thể có tác động lớn đến thị trường năng lượng. Tàu chở hàng Galaxy Leader (phải) về tới cảng tỉnh Hodeida sau khi bị lực lượng Houthi bắt giữ ngoài khơi Biển Đỏ. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNBC ngày 6/1, Daan Struyven, người đứng đầu bộ phận nghiên...