EU bầu chọn ứng cử viên Tổng giám đốc IMF
Cac Bô trương tai chinh cua Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/8 đã bắt đầu bỏ phiếu bầu ưng cư viên của khôi đê trở thành Tổng giám đốc Quy Tiên tê Quôc Tê ( IMF).
Biểu trưng của Quy Tiên tê Quôc Tê (IMF). Ảnh: reuters
Sau khi Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha rút khỏi cuộc đua, chỉ còn 4 ứng cử viên còn lại là Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Nadia Calvino, cựu Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselblome, Thống đốc Ngân hang trung ương Phân Lan Olli Rehn va Kristalina Georgieva, Tông giam đôc điêu hanh Ngân hang Thê giơi (WB), ngươi Bulgaria.
Chức Tổng giám đốc IMF đã bỏ trống trong thời gian qua sau khi bà Christine Lagarde, người Pháp, được đề cử làm Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thay ông Mario Draghi sắp mãn nhiệm.
Việc không đạt được sự đồng thuận về một ứng cử viên duy nhất cho thấy sự chia sẽ sâu sắc trong nội bộ EU nhìn nhận về vai trò của IMF trong việc xử lý cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu nổ ra từ năm 2008.
Nhiều quốc gia Nam Âu chỉ trích IMF về các điều kiện khắc nghiệt đặt ra trong các gói cứu trợ tài chính, khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này bị chậm lại, ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế.
Video đang HOT
Các nước Bắc Âu cũng lo ngại các ứng cử viên thuộc khu vực Nam Âu thiếu kinh nghiệm và không quyết tâm theo đuổi cải cách IMF.
IMF dự kiến sẽ chính thức bầu lãnh đạo mới vào ngày 4/10 tới. Theo một thỏa thuận ngầm kể từ khi IMF được thành lập vào năm 1944, tổ chức này luôn do một người châu Âu lãnh đạo, trong khi lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ luôn là người Mỹ./.
THeo Quang Vinh/TTXVN
IMF : Chính người tiêu dùng và công ty Mỹ đang 'gánh' thuế áp lên hàng Trung Quốc
Báo cáo mới đây của IMF cho thấy các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ đang phải trả gần như toàn bộ chi phí từ thuế quan áp lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Trong bản báo cáo công bố hôm 24/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các mức thuế mà Washington áp lên hàng hóa Trung Quốc đang chuyển sang người tiêu dùng Mỹ như thuế trên máy giặt trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ phải gánh một số loại thuế khác do họ phải giảm lãi, chấp nhận bán giá cũ dẫn tới lợi nhuận thấp hơn.
Bản báo cáo là lời khẳng định cho những điều mà hầu hết các nhà kinh tế tư nhân tranh luận nhiều tháng qua rằng Trung Quốc không phải trả mức thuế quan mới mà Washington áp đặt, chính người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ đang làm điều đó.
Cuộc chiến Mỹ-Trung tiếp tục leo thang căng thẳng những ngày qua. (Ảnh: Getty)
"Người tiêu dùng của Mỹ và Trung Quốc chắc chắn là những người thua cuộc từ căng thẳng thương mại", báo cáo nhấn mạnh.
Hôm 8/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định mức thuế mới áp lên hàng hóa Trung Quốc sẽ làm đầy quốc khố Mỹ với "hơn 100 tỷ USD tiền thuế chảy vào ngân sách Mỹ mỗi năm" và giúp giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung. Nhưng báo cáo của IMF cho rằng thâm hụt thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới cơ bản sẽ không thay đổi.
Bản báo cáo của IMF được công bố trong bối cảnh Mỹ-Trung đang sục sôi với những diễn biến tiêu cực mới của cuộc chiến thương mại kéo dài dai dẳng nhiều tháng qua.
Các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Washington đã bị đình trệ trong tháng này sau khi Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc sửa đổi các thỏa thuận mà hai bên đạt được.
Đáp trả, ông tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh cũng tung đòn đáp trả ngay sau đó.
Theo một báo cáo riêng biệt của các nhà nghiên cứu tới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, đợt đánh thuế mới nhất của Mỹ sẽ khiến mỗi một hộ gia đình Mỹ trung bình mất 831 USD/năm.
Mỹ mới đây cũng công bố danh sách khoảng 300 tỷ hàng hóa Trung Quốc có thể phải đối mặt với các mức thuế bổ sung bao gồm quần áo, đồ chơi và điện thoại di động.
Những khoản thuế đó nếu được áp đặt, về cơ bản sẽ bao gồm tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc và các hộ gia đình sẽ tiếp tục là những người chịu thiệt.
Hồi đầu tháng, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow thừa nhận "cả 2 bên sẽ phải chịu thiệt hại" từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang tiếp tục leo thang.
Theo bản cáo cáo của IMF, dù ảnh hưởng khiêm tốn tới tăng trưởng toàn cầu, nhưng căng thẳng leo thang Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng đáng kể thị trường tài chính và kinh doanh, gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, đe dọa, triển vọng phục hồi kinh tế thế giới trong năm 2019, làm giảm khoảng 1/3 GDP toàn cầu trong ngắn hạn.
(Nguồn: Bloomnerg)
SONG HY
Theo VTC
Các biện pháp trừng phạt Iran của Mỹ liệu có thành công? Mục tiêu đưa xuất khẩu dầu Iran về 0 với hàng loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể thành công hay chỉ khiến khu vực gia tăng khủng hoảng địa chính trị? Một năm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt, kinh tế Iran đã sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt...