EU bác bỏ cáo buộc liên quan đến nguồn gốc khí đốt từ Azerbaijan
Ngày 26/11, Liên minh châu Âu (EU) chính thức bác bỏ những cáo buộc liên quan đến việc khí đốt từ Nga được vận chuyển tới thị trường châu Âu thông qua Azerbaijan.
Khu vực đường dẫn khí đốt của EU được nhập khẩu từ Azerbaijan. Ảnh: politico.eu
Theo ông Tim McPhie, người phát ngôn Ủy ban châu Âu về hành động vì Khí hậu và Năng lượng, Hành lang Khí đốt phía Nam (SGC) – tuyến đường cung cấp khí đốt quan trọng từ Azerbaijan đến EU – chỉ kết nối với các mỏ khí đốt của Azerbaijan và hoàn toàn không liên quan đến hệ thống khí đốt của Nga.
Ông McPhie nhấn mạnh rằng dữ liệu cho thấy Azerbaijan chỉ nhập khẩu chưa đến 1 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga để sử dụng trong nước, trong khi xuất khẩu khoảng 24 tỷ mét khối khí đốt hàng năm, với một nửa lượng này được cung cấp cho EU.
Điều này khẳng định rằng nguồn khí đốt mà Azerbaijan cung cấp cho EU không đến từ Nga, phù hợp với chiến lược của EU nhằm giảm sự phụ thuộc vào Moskva.
Video đang HOT
Thỏa thuận năng lượng giữa EU và Azerbaijan được tăng cường đáng kể từ năm 2022. Trong một động thái mang tính chiến lược, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã ký kết thỏa thuận tăng gấp đôi lượng nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan vào năm 2027. Đây là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực châu Âu trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị với Nga.
Hành lang Khí đốt phía Nam, được đưa vào vận hành từ cuối năm 2020 đóng vai trò quan trọng trong chiến lược này. Tuyến đường kết nối khu vực Biển Caspi với các thị trường châu Âu thông qua Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ. Với chi phí triển khai 33 tỷ USD thấp hơn đáng kể so với dự toán ban đầu là 45 tỷ USD, dự án dự kiến sẽ thu hồi vốn trong vòng 8-10 năm. Việc vận hành hành lang này được xem là bước tiến lớn, giảm sự phụ thuộc vào hệ thống năng lượng do Nga kiểm soát.
Tuy nhiên, những cáo buộc gần đây – bao gồm báo cáo từ Viện Quan hệ Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House) và Politico, đã đưa ra ý kiến rằng khí đốt từ Nga có thể được “rửa sạch” qua Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao của châu Âu. Các ý kiến này dựa trên giả thuyết rằng Azerbaijan có thể nhập khẩu thêm khí đốt từ Nga để bù đắp cho nhu cầu nội địa, qua đó tăng cường xuất khẩu sang EU. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã kịch liệt bác bỏ cáo buộc này, gọi đây là “tin giả” và khẳng định tính minh bạch trong hoạt động xuất khẩu khí đốt của nước này.
Căng thẳng leo thang vào tháng 10/2024, khi Nghị viện châu Âu thông qua một nghị quyết kêu gọi Ủy ban châu Âu đán.h giá lại quan hệ năng lượng với Azerbaijan, viện dẫn lo ngại về nhân quyền và khả năng nước này nhập khẩu thêm khí đốt từ Nga để phục vụ mục đích tái xuất khẩu. Phản ứng trước nghị quyết, Azerbaijan đã triệu tập người đứng đầu phái đoàn EU tại nước này, cáo buộc một số thành phần trong EU tiến hành “chiến dịch bôi nhọ” và can thiệp vào công việc nội bộ của Azerbaijan.
Trước tình hình này, EU tiếp tục khẳng định lập trường của mình. Ông McPhie nhấn mạnh rằng dữ liệu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy cho thấy rõ ràng sự minh bạch trong các giao dịch năng lượng của Azerbaijan. Mặc dù EU không thể theo dõi chính xác từng phân tử khí đốt, cơ chế kiểm soát hiện hành đảm bảo rằng khí đốt Nga không thể tiếp cận thị trường châu Âu thông qua các tuyến đường trung gian như Azerbaijan.
Quan hệ năng lượng giữa EU và Azerbaijan tiếp tục được củng cố trong năm 2024. Trong tám tháng đầu năm, lượng khí đốt Azerbaijan xuất khẩu sang EU đã tăng thêm 12,4%, cho thấy tiềm năng hợp tác lớn giữa hai bên. Azerbaijan cũng khẳng định cam kết đóng góp vào an ninh năng lượng của châu Âu, đồng thời duy trì độc lập trong các hoạt động sản xuất và xuất khẩu năng lượng.
Những diễn biến này nhấn mạnh tầm quan trọng của Hành lang Khí đốt phía Nam trong chiến lược giảm phụ thuộc vào Nga của EU. Đồng thời, nó cũng đặt ra thách thức cho Azerbaijan trong việc bảo vệ uy tín quốc gia và duy trì quan hệ đối tác chiến lược với châu Âu. Trong bối cảnh năng lượng vẫn là vấn đề trung tâm của chính trị toàn cầu, các quyết định liên quan đến nguồn cung và hợp tác năng lượng giữa EU và Azerbaijan sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý đặc biệt.
Khả năng thị trường khí đốt thiếu hụt nguồn cung trong giai đoạn 2025-2027
Theo báo Rossiyskaya Gazeta của Nga, thay vì sự dư thừa như dự báo trước đây, thị trường khí đốt toàn cầu có thể sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong giai đoạn 2025-2027.
Những yếu tố góp phần vào khả năng này bao gồm sự chậm trễ trong việc triển khai các cơ sở sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới tại Mỹ, nguy cơ gián đoạn vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine và các lệnh trừng phạt nhằm vào các dự án LNG của Nga.
Một cơ sở dự trữ khí đốt ở Zsana, Hungary. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Alexey Grivach, Phó Giám đốc điều hành Quỹ An ninh Năng lượng quốc gia, cho rằng thị trường khí đốt hiện nay có thể đã chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Mặc dù châu Âu đang đối mặt với các khó khăn kinh tế, giá khí đốt vẫn ở mức cao.
Tình hình tại châu Á cũng không khả quan. Với các vấn đề có thể phát sinh tại thị trường châu Âu vào mùa Đông nếu thời tiết lạnh giá kéo dài, đặc biệt khi kết hợp với những yếu tố bất lợi khác.
Ông Sergey Vetchinin, tác giả của kênh Telegram chuyên về ngành dầu khí "Oil and Gas World," nhận định rằng tình trạng thiếu hụt khí đốt là điều hoàn toàn có thể xảy ra, do sự chậm trễ trong khai trương các cơ sở LNG mới và các biện pháp trừng phạt quốc tế sẽ ảnh hưởng xấu đến dự án Arctic LNG 2. Các khách hàng tiềm năng lo ngại những rủi ro pháp lý hoặc kinh tế khi mua khí LNG từ một dự án bị trừng phạt.
Trong khi đó, ông Maxim Malkov, người đứng đầu bộ phận dịch vụ của công ty tư vấn dầu khí Kept, lại tỏ ra lạc quan hơn. Theo ông, với các năng lực sản xuất LNG hiện tại, nguồn cung khí đốt vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường, và sự thiếu hụt sẽ khó xảy ra nếu tình hình ổn định. Ông nhấn mạnh rằng châu Âu đang giảm tiêu thụ khí đốt, xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc đang gia tăng, Nhật Bản đang khôi phục năng lượng hạt nhân, trong khi các quốc gia Nam Á vẫn gặp phải những hạn chế về cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG, do đó nhu cầu không có dấu hiệu tăng mạnh. Thiếu hụt khí đốt chỉ có thể xảy ra nếu một loạt yếu tố kết hợp, bao gồm sự tăng trưởng kinh tế ở châu Á, mùa Đông lạnh giá, mùa Hè nóng bức tại châu Âu và châu Á, cùng các sự cố làm giảm công suất của một số nhà máy LNG.
Lựa chọn bất ngờ của ông Trump Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục gây chú ý khi chọn một lãnh đạo công ty dầu khí có quan điểm trái chiều về biến đổi khí hậu cho vị trí Bộ trưởng Năng lượng. Hôm qua (giờ VN), Tổng thống đắc cử Trump thông báo chọn ông Chris Wright, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty dầu...