Ethiopian Airlines ngừng bay toàn bộ phi đội Boeing 737 MAX 8
Hãng hàng không Ethiopian Airlines thông báo ngưng hoạt động toàn bộ máy bay Boeing 737 MAX 8 sau tai nạn thảm khốc của một chiếc 737 do hãng này vận hành ngày 10.3.
Một chiếc Boeing 737 của Ethiopian Airlines REUTERS
Vụ tai nạn xảy ra vào sáng 10.3 khi chiếc Boeing 737 MAX 8 của Ethiopian Airlines (chuyến bay ET 302) đang trên đường từ thủ đô Addis Ababa của Ethiopia đến thủ đô Nairobi của Kenya, theo Reuters.
Chiếc máy bay bị rơi chỉ 6 phút sau khi cất cánh khiến toàn bộ 157 người trên khoang thiệt mạng. “Mặc dù chúng tôi chưa biết nguyên nhân tai nạn nhưng đã quyết định ngừng hoạt động dòng máy bay này nhằm đề phòng”, Ethiopian Airlines thông báo trên Twitter.
Hãng bay cho biết quyết định trên sẽ giữ nguyên cho đến khi có thông báo thêm. Theo website chuyên theo dõi máy bay FlightRadar24, Ethiopian Airlines có 4 chiếc Boeing 737 MAX 8.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 11.3, nhà chức trách Trung Quốc đã ra lệnh cho các hãng hàng không không được sử dụng dòng máy bay 737 MAX 8 từ 18 giờ cùng ngày. Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc ( CAAC) nói sẽ thông báo cho các hãng hàng không thời điểm có thể sử dụng 737 MAX 8 trở lại, sau khi nhận được đảm bảo an toàn bay từ nhà sản xuất Boeing và Cục Hàng không liên bang Mỹ.
Thảm họa ngày 10.3 là vụ tai nạn thứ hai của dòng máy bay 737 MAX 8 chỉ trong vài tháng qua. Hồi tháng 10.2018, một chiếc 737 MAX 8 của hãng hàng không Lion Air (Indonesia) rơi xuống biển Java chỉ 13 phút sau khi cất cánh từ Jakarta, làm toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng.
Theo TNO
Nga có thể mất vị trí thứ hai trong xuất khẩu vũ khí
Thị trường vũ khí thế giới không đứng yên mà luôn biến động theo các quy tắc nhất định và chịu ảnh hưởng của thay đổi tình hình trên thế giới.
Đề cập đến thông tin từ kênh Jane's by IHS Markit, hãng thông tấn RBC của Nga đưa tin rằng đến năm 2020, Pháp có thể đẩy Nga đến vị trí thứ ba trong xếp hạng các nhà xuất khẩu vũ khí.
Theo ước tính tại thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ là nước dẫn đầu thị trường không ai có thể theo kịp, trong khi Pháp có doanh số bán vũ khí (6,96 tỷ đô la) cao hơn Nga (6,85 tỷ đô la).
Các máy bay chiến đấu Rafale do Ấn Độ và Qatar đặt hàng là điều kiện để Pháp có doanh số lớn. Bên cạnh đó, dự kiến số lượng máy bay trực thăng họ mua của Pháp cũng sẽ tăng lên.
Ngoài ra, tàu chiến, xe tăng, hệ thống pháo và đạn dược của Pháp thường được ưa chuộng trong thị trường vũ khí.
Trong khi đó, năm 2018, doanh thu từ bán vũ khí của Nga giảm 3% so với năm trước (lên tới 8,47 tỷ USD).
Để so sánh: năm 2018, Mỹ kiếm được 32,75 tỷ USD trên thị trường vũ khí và ba vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của hàng trăm công ty công nghiệp quân sự lớn nhất thế giới là: Lockheed Martin, Boeing, Raytheon của Hoa Kỳ.
Vị trí thành công nhất của Nga trong bảng xếp hạng là Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (UAC) - vị trí thứ 13.
Đáng lẽ, Nga không thể mất vị trí hàng đầu trong thị trường vũ khí. Bởi vì, nếu xem xét thì đây là một phần hình ảnh của một quốc gia có tầm ảnh hưởng trên thế giới.
Hơn nữa, việc bán vũ khí đảm bảo công việc cho các doanh nghiệp quốc phòng và cải thiện phúc lợi của nhà nước. Mặt khác, nhờ bán vũ khí, Nga đảm bảo sự trung thành của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hy vọng rằng, Nga sẽ có một vị trí quan trọng trong số các nhà đứng đầu của thị trường vũ khí.
Đức Văn
Theo GD&TĐ
Syria nói S-300 chưa thể tham chiến, Ixrael không tin Phòng không Syria vừa lần đầu tiên lên tiếng xác nhận về trạng thái thực của hệ thống phòng không S-300 được triển khai tại Masyaf. Trang AMN dẫn tuyên bố của vị đại diện phòng không Syria cho biết, hệ thống S-300 triển khai tại Masyaf vẫn chưa thể chiến đấu. Tuyên bố đưa ra để giải thích cho những hình ảnh...