Ethiopia bắn rơi máy bay chở hàng cứu trợ Covid-19
Giới chức Ethiopia thừa nhận đã bắn rơi một máy bay tư nhân từ Kenya đến Somalia chở hàng cứu trợ Covid-19 do nhầm lẫn, khiến toàn bộ 6 người trên khoang thiệt mạng.
Hiện trường vụ máy bay bị bắn rơi. (Ảnh: Europe Press)
Hãng tin Aljazeera dẫn thông cáo của quân đội Ethiopia gửi Liên minh châu Phi (AU) ngày 9/5 thừa nhận, binh sĩ của nước này đã bắn rơi một máy bay tư nhân chở hàng cứu trợ ở thị trấn Bardale, tây nam Somalia hôm 4/5.
Chiếc máy bay xấu số bị bắn rơi khi chở hàng cứu trợ nhân đạo, vật tư y tế nhằm giúp chính phủ Somalia ứng phó với đại dịch Covid-19. Binh sĩ Ethiopia đồn trú tại một doanh trại ở đây đã nhầm lẫn nó là một máy bay “tấn công liều chết” vì không được thông báo về “đường bay bất thường” của chiếc máy bay và do máy bay này bay ở tầm thấp.
“Do thiếu sự liên lạc, chiếc máy bay đã bị bắn rơi. Vụ việc đòi hỏi sự hợp tác điều tra của giới chức Somalia, Ethiopia và Kenya để làm sáng tỏ hơn nữa”, thông cáo của quân đội Ethiopia cho biết.
Video đang HOT
Giới chức Kenya đã vô cùng bàng hoàng về vụ việc, nói rằng chiếc máy bay thực tế đang làm sứ mệnh hỗ trợ Somalia ứng phó đại dịch Covid-19.
Binh sĩ Ethiopia và Kenya là một phần trong số binh sĩ nước ngoài được triển khai ở Somalia trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình của AU nhằm đối phó mối đe dọa từ các nhóm vũ trang cực đoan.
Vị trí máy bay bị bắn rơi cách thủ đô của Somalia khoảng 300km. (Ảnh: Aljazeera)
Nhóm G7 thống nhất lập trường về WHO và mở cửa trở lại nền kinh tế
Nhóm G7 đã nhất trí phối hợp để tái mở cửa nền kinh tế của các nước thành viên sau đại dịch và đảm bảo "các chuỗi cung ứng đáng tin cậy" trong tương lai.
Cuộc họp trực tuyến của nhóm G7. (Ảnh: AFP)
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 16/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tổ chức một hội nghị trực tuyến với các lãnh đạo khác của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang nỗ lực chấm dứt tình trạng tê liệt kinh tế do dịch bệnh COVID-19 gây ra
Tại hội nghị, Nhà Trắng cho biết lãnh đạo nhóm G7 đã nhất trí phối hợp để tái mở cửa nền kinh tế của các nước thành viên sau đại dịch và đảm bảo "các chuỗi cung ứng đáng tin cậy" trong tương lai.
Nhà Trắng khẳng định các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí duy trì cam kết triển khai mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo một sự phản ứng mạnh mẽ và có tính phối hợp trên toàn cầu đối với tình hình khủng hoảng y tế hiện nay cũng như thảm họa liên quan đến kinh tế và nhân đạo, nhằm mục tiêu phục hồi bền vững.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Lãnh đạo các nước G7 đã lên tiếng yêu cầu "xem xét và cải tổ triệt để" cơ quan này.
Mặc dù vậy, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn lên tiếng ủng hộ và cam kết sẽ hỗ trợ WHO. Thủ tướng Merkel nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 chỉ có thể được khắc phục bằng một phản ứng quốc tế mạnh mẽ và sự phối hợp.
Chính vì vậy, bà Merkel khẳng định Đức sẽ hỗ trợ đầy đủ cho WHO cũng như đối tác khác như Liên minh vaccine CEPI (Liên minh Sáng kiến phòng chống dịch bệnh) và Liên minh vaccine toàn cầu GAVI.
Trước đó, WHO cũng đã nhận được sự ủng hộ từ 23 quốc gia tại một hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng Ngoại giao với chủ đề hợp tác quốc tế phòng chống dịch COVID-19 trong khuôn khổ Liên minh vì Chủ nghĩa đa phương, do Đức khởi xướng.
Tại hội nghị này, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng WHO vẫn là "xương sống của cuộc chiến đấu chống lại đại dịch toàn cầu". Ông đã tái khẳng định sự hỗ trợ của mình đối với WHO.
Trước đó, Tổng thống Trump hôm 14/4 đã quyết định ngừng cấp ngân sách và yêu cầu làm rõ những sai sót của WHO trong việc đối phó với đại dịch COVID-19.
Động thái của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối từ LHQ, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU) và tỷ phú Bill Gates, nhà ủng hộ lớn cho WHO thông qua quỹ từ thiện của mình./.
Hội đồng Bảo an thảo luận trực tuyến về tình hình Mali Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 7/4 đã họp trực tuyến để thảo luận về tình hình Mali và hoạt động của Phái bộ LHQ tại Mali trong ba tháng qua. Các thành viên HĐBA nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện Thoả thuận Hoà bình và Hoà giải dân tộc năm 2015 và ủng hộ thực...