ETF MAFM VN30 niêm yết trên HOSE
Sáng nay (8/12/2020), 11,5 triệu chứng chỉ quỹ ETF MAFM VN30 (mã chứng khoán FUEMAV30) đã chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) – đánh dấu quỹ ETF ngoại đầu tiên huy động và niêm yết trên HOSE.
Vốn thực góp của quỹ tại thời điểm niêm yết là 115 tỷ đồng, giá niêm yết tại ngày giao dịch đầu tiên là NAV/CCQ tại ngày 7/12. Các thành viên lập quỹ (AP) bao gồm Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, Công ty Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC), CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC).
Ông Soh Jin Wook, Giám đốc Đầu tư Công ty Quản lý quỹ Mirae Asset Việt Nam (MAFMC) cho biết, trong giai đoạn IPO, quỹ chưa nhắm đến nhóm khách hàng cá nhân. Thay vào đó, thành viên lập quỹ (AP) tham gia vào quá trình IPO sẽ xem xét nhu cầu ngắn hạn của nhà đầu tư sau khi hoàn thành IPO.
“Chúng tôi tin tưởng, MAFM VN30 ETF sẽ là một công cụ tốt để thu hút nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam”, ông Soh Jin Wook cho biết.
Mục tiêu của Quỹ là nhanh chóng tăng quy mô giá trị tài sản ròng (NAV) lên 2.000 tỷ đồng trong vòng 1 năm. Ông Soh Jin Wook cho biết, MAFMC là công ty quản lý quỹ Việt Nam và đang quản lý dòng vốn từ các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Ở giai đoạn đầu, mới chỉ quảng bá cho các nhà đầu tư Hàn Quốc, nhưng mục tiêu dài hạn là cung cấp thêm sản phẩm đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ổn định.
Video đang HOT
Ghi nhận một số môi giới chứng chỉ quỹ ETF MAFM VN30 cho biết, đến thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm nhiều và có sự thông thạo về sản phẩm ETF, trong khi, các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam vẫn đang ưa thích đầu tư cổ phiếu hơn.
Chứng khoán ngày 3/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 3/12.
Ngưỡng hỗ trợ của LPB nằm quanh ngưỡng 12.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): LPB vẫn đang ở trong xu hướng tăng trung hạn từ đầu tháng 4 cho đến nay. Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực. Chỉ báo RSI đang tăng dần nhưng chưa đi vào vùng quá mua nên đà tăng có thể được duy trì trong thời gian tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của LPB nằm tại khu vực xung quanh giá 12.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 15.500 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 11.250 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua cho NLG với giá mục tiêu 38.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Theo công cố của Keppel Land Limited (KLL), CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) đang thâu tóm 30% cổ phần còn lại của KKL tại dự án Waterfront Đồng Nai (DNWC) - dự án 170 ha tại tỉnh Đồng Nai.
Tổng giá trị ước tính của thương vụ này đạt 1.951 tỷ đồng và sẽ được NLG chi trả bằng tiền mặt trong 2 đợt sau khi hoàn tất giao dịch này. Ban lãnh đạo của NLG cho biết thương vụ này sẽ diễn ra trong năm 2021.
Chọn cổ phiếu nào giao dịch phiên 3/12?
Thương vụ này tiếp nối diễn biến thoái vốn 70% cổ phần của KKL tại DNWC cho NLG, đã được công bố vào đầu năm 2019. Tính đến cuối quý 3/2020, NLG đã đặt cọc để thâu tóm 70% cổ phần tại dự án Waterfront và ký kết thoải thuận bán 35% trong 70% cổ phần này cho các đối tác chiến lược Nhật Bản.
VCSC hiện dự báo khoản lãi từ việc thoái vốn 35% cổ phần tại dự án Waterfront sẽ được ghi nhận trong quý 4/2020. Sau khi thoái vốn 35% cổ phần trong năm 2020 và thâu tóm thêm cổ phần trong năm 2021, NLG sẽ sở hữu 65% dự án Waterfront trong khi các đối tác Nhật Bản chiếm 35%.
VCSC cho rằng thương vụ này là diễn biến tích cực cho NLG khi cho rằng dự án Waterfront có vị trí chiến lược tại khu vực vốn tăng trưởng ở mức cao. Dù cần thêm đánh giá chi tiết, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng định giá cho NLG khi chưa ghi nhận diễn biến thâu tóm 30% cổ phần này trong dự báo đã đề cập trong báo cáo cập nhật gần nhất.
VCSC hiện có khuyến nghị mua cho NLG với giá mục tiêu 38.000 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 35,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,2%.
Khuyến nghị mua cho GEX với giá mục tiêu 25.300 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng dự phóng giá mục tiêu thêm 14% lên 25.300 đồng/cp cho Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (GEX) chủ yếu do mức tăng trung bình 3% trong dự báo lợi nhuận 2020-2024, tỷ lệ WACC thấp hơn và cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối 2021.
Mức điều chỉnh tăng trong dự báo lợi nhuận của GEX đến từ lợi nhuận cao hơn từ công ty liên kết Viglacera do triển vọng tươi sáng hơn cho mảng cho thuê KCN. Trong khi đó, công ty con chính CAV (nhà sản xuất cáp điện) đã giành thêm thị phần, củng cố cho dự báo lợi nhuận.
VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS báo cáo giai đoạn 2020-2024 đạt 25% nhờ tăng trưởng công suất cáp, đóng góp lợi nhuận bổ sung từ VGC, hiệu suất hoạt động cao hơn từ các nhà máy điện mặt trời và điện gió hiện tại, và lợi nhuận ổn định từ công ty nước VCW. Ngoài ra, VCSC cũng ghi nhận khả năng điều chỉnh tăng dự báo LNST do đánh giá lại khoản lãi bất thường từ hợp nhất VGC.
VCSC cho rằng cổ phiếu GEX sẽ là cơ hội đầu tư hấp dẫn vào ngành hạ tầng còn kém phát triển của Việt Nam - đặc biệt là trong bối cảnh triển vọng tiêu thụ điện lớn của Việt Nam và dòng vốn FDI mạnh mẽ. GEX hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2021 đạt 11,7 lần và PEG hấp dẫn đạt 0,5 lần.
Thuế chồng thuế trên thị trường chứng khoán, khó thực thi Luật sư Lê Thành Vinh, Giám đốc Công ty Luật T&P cho rằng, nếu không có cơ chế phù hợp sẽ khó có thể triển khai quy định về thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phiếu thưởng, cổ phiếu nhận được từ các đợt chi trả cổ tức. Ông có quan điểm như thế nào về thuế thu nhập cá...