Ép voi “yêu”, đẻ thành công lĩnh 400 triệu
HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách về bảo tồn voi. Đáng chú ý, đó là những khoản đầu tư lớn để chăm sóc, bảo tồn và phát triển đàn voi nhà. Mức “treo thưởng” hỗ trợ cho chủ voi là trên 400 triệu đồng và gần 170 triệu đồng đối với nài voi nếu như họ có voi sinh sản.
Nhưng làm thế nào để voi sinh sản được, vấn đề không đơn giản chút nào.
Lâu nay, người ta vẫn cứ hô hào cho voi sinh sản và cứ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần gom chúng lại, thả cho chúng ở gần nhau ắt sẽ có voi con ra đời, nhưng ít ai biết được, loài vật khổng lồ này “khó tính” như thế nào trong chuyện yêu đương.
Ông Đàn Năng Long, ở huyện Lắk, Đắk Lắk, người hiện sở hữu nhiều voi nhà bậc nhất Việt Nam cho biết: từ năm 1992 đến nay, trong số đàn voi nhà của ông, chỉ có mỗi một con voi cái sinh con, nhưng được 3 tháng tuổi thì chết, từ đó đến nay không thấy tăm hơi voi cái nào mang thai.
Khoảng 5 năm gần đây, trước đà suy kiệt, ông đã thử cho voi nhà “yêu” nhau bằng cách ghép đôi và nhiều đôi được ghép thành công nhưng chuyện chúng “quan hệ” sinh ra voi con thì mãi vẫn không xảy ra.
Voi bị xích chân chờ cõng khách du lịch đến không còn thời gian để chơi
Theo ông Long, voi là loài cực kỳ khó tính trong chuyện “tình cảm”, đặc biệt là voi cái, nếu nó không “ưng bụng” thì có cố ép đến mấy, kết quả thu được chỉ là con số không.
PGS.TS Bảo Huy – Chủ nhiệm Dự án bảo tồn voi Đắk Lắk được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt năm 2010 cũng thừa nhận, voi rất khắt khe trong quá trình tìm bạn tình.
Video đang HOT
Trước khi làm bạn với nhau, voi đực và voi cái phải có một quá trình lâu dài “tìm hiểu”, theo đuổi nhau, có khi cả tháng trời.
Mùa cao điểm, voi bận cõng khách du lịch đến không có thời gian ăn uống
Trong khi đó, cơ chế quản lý voi hiện nay tại Đắk Lắk phần lớn là được nuôi cá thể riêng lẻ, và trong trường hợp nếu có cho một cặp voi đực – cái thì chưa chắc voi đã sinh được con.
Ngoài việc không chịu làm bạn tình với nhau, tuổi tác của đàn voi nhà Đắk Lắk cũng là một rào cản, phân nửa số voi nhà đã lên chức “cụ” và đương nhiên cũng không còn nhu cầu…yêu đương.
Nếu như voi ngoài tự nhiên theo quy luật, khi đến tuổi thì chúng giao phối, còn voi nhà do bị ngăn cấm, giờ chúng đã quá lứa, nên “lãnh cảm” với chuyện duy trì nòi giống từ lâu.
Ông Y Sang H’mok, chủ voi cái Na Tuk ở Buôn Jun, huyện Lắk, với nhiều năm kinh nghiệm nuôi voi, cho biết: thường voi khi đã trên 40 tuổi, nhu cầu yêu đương của chúng gần như chững lại, đặc biệt là voi đực.
Ông lý giải: theo tập quán nuôi voi của người dân, voi đực đến mùa động dục thường thay đổi tính nết, không nghe lời chủ.
Để “dạy” voi, chủ voi thường cho chúng ăn ít lại và không cho uống nước hoặc đem xích trong rừng để voi không quậy phá, điều đó vô hình trung đã kìm hãm, làm mất khả năng gặp gỡ, giao phối.
Đó là chưa kể voi đực ngoài 40 tuổi thường không quan hệ với voi cái, nếu có tình cảm nó vẫn gần gũi, nhưng tuyệt nhiên không giao phối mà tự “xuất binh” ra ngoài.
Rừng tự nhiên bị thu hẹp, nguồn thức ăn cạn kiệt khiến chúng thiếu không gian để dạo chơi, tìm hiểu.
Một khó khác, khi mùa khô Tây Nguyên bắt đầu, cũng là chu kỳ động dục của voi, và là mùa cao điểm về du lịch.
Voi vì thế thường bị vắt kiệt sức vì mục đích du lịch. Ban ngày, chúng phải mất 6-7 tiếng để cõng trên lưng hàng chục lượt khách, tối về thì được đem đi xích vào rừng, ăn lấy sức để hôm sau làm việc tiếp, chúng không còn thời gian để vui chơi, tìm hiểu bạn tình.
Theo như ông Đàn Năng Long, cái khó nhất hiện nay đó chính là không gian yêu của voi – đó là rừng.
Trước kia rừng nhiều, voi có không gian dạo chơi, ăn uống, tìm hiểu. Giờ, tìm bãi chăn thả cũng khó chứ chưa nói chi đến “không gian yêu” mênh mông, lãng mạn ngày nào.
Theo 24h
Thông tin tham khảo về tiểu sử vua voi Ama Kông
Ama Kông (1910-2012) có tên khai sinh là Y Prông Êban, tên Lào là Khăm Proong, vì có con đầu lòng tên Kông nên theo luật tục gọi là Ama Kông có nghĩa là cha thằng Kông. Ama Kông là người dân tộc M'Nông, sinh năm 1910 (theo lời gia đình hoặc sinh năm 1917 theo khai sinh), tại bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, nơi săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng của Việt Nam.
Ama Kông là người săn được nhiều voi nhất ở Việt Nam ( 298 con).
Ông là cháu của "vua săn voi" - Khun Ju Nốp . Năm 13 tuổi, Ama Kông đã làm thợ phụ trong đoàn săn voi. Đến năm 17 tuổi trở thành thợ chính. Trong chuyến đi này, ông đã bắt được 5 con voi. Một chuyến đi săn của ông thường kéo dài khoảng 2 tuần, nhưng cũng có khi kéo dài đến trên 30 ngày.
Mộ vua voi Khun Ju Nốp - Người khai phá và là ông tổ nghề săn voi bản Đôn.
Năm 17 tuổi, ông trở thành thợ chính và ngay trong chuyến săn đầu tiên, Ama Kông đã bắt được 5 con voi. Do không có con nên vua săn voi Khun Ju Nốp đưa Amakông và H'Nố về nuôi từ nhỏ, lớn lên thì cho lấy nhau dù cùng huyết thống. Luật tục quy định lấy nhau cùng huyết thống là điều cấm kỵ nhưng ba anh em Y Ki, Y Leo có và danh giá nhất vùng. Họ sợ nếu con lấy người ngoài thì của cải bị phân tán. Họ gả con cho nhau để của cải không vào tay người ngoại tộc. Ông còn là tay chơi nổi tiếng hảo hán: Tay không bắt bò rừng, biết thổi tù và, chơi giỏi nhiều nhạc cụ, khiến các sơn nữ mê mẫn. Cũng là người mê cờ bạc từng bán voi lấy tiền, đi máy bay từ Buôn Mê Thuột đến Sài Gòn đánh bạc chỉ 3 ngày cúng chiếu bạc hết cả con voi trị giá 40.000 đồng (thời 1959, 60). Số tiền đó đủ làm 10 căn nhà sàn dài bằng gỗ tốt. Theo những người mô tả kể cả các bức ảnh thì thời thanh niên ông: Cao lớn, vạm vỡ, đẹp trai, giàu có, nổi tiếng, sống phóng túng, hoang dã, dữ dội, tài ba, và đào hoa.
Người vợ đầu của ông mất vào năm 1941 do chứng hậu sản, theo tục nối dây, em gái của H'Nố là H'Hốt thay chị nâng khăn sửa túi cho anh rể. Ở với nhau một thời gian, cuộc hôn nhân này bị gãy gánh do H'Hốt không đồng ý cho Amakông lấy vợ. Theo luật tục của người M'Nông, khi người chồng muốn bỏ vợ và ngược lại, ngoài việc phải nộp phạt cho làng, anh ta phải để lại toàn bộ của cải cho vợ nuôi con. Thế nên khi quyết định lấy người vợ thứ 3, Amakông bước ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Tiếp tục làm nghề săn bắt voi trong rừng, trở thành vua Voi của Cao Nguyên trung phần. Ông từng tặng voi cho vua Thái Lan, vua Lào, từng đi săn voi với Hoàng đế Bảo Đại, từng tặng một con voi trắng cho Tổng thống Ngô Đình Diệm (được tặng lại 3 khẩu súng và rất nhiều tiền bạc). Ama Kông cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giấy khen kèm khoản tiền thưởng 50 nghìn đồng, do thành tích góp voi cho kháng chiến vào năm 1954. Người vợ thứ ba cũng không nhắc đến nhiều, chỉ biết rằng ông 75 tuổi thì góa vợ. Những năm 90 thế kỷ trước, "Vua voi" Ama Kông khi đã ngoài 80 tuổi,trong một lần dạo chơi ở buôn khác, tình cờ quen một cô gái mới 25 tuổi tên là H'Khăm. Ông đã đưa cô này về ra mắt buôn làng, chính thức kết duyên vợ chồng .
Rừng Tây Nguyên ngày càng thu hẹp, không gian cho các loài động vật trong rừng ngày càng lùi xa. Chính phủ cấm săn bắt và bắn các động vật rừng. Voi rừng cũng không nằm trong ngoại lệ đó. Trong chuyến đi săn cuối cùng vào năm 1996 Ama Kông bắt được 7 con voi, sau đó dũng sĩ săn voi rừng số 1 Tây Nguyên đã chuyển nghề sang làm huấn luyện voi cho rừng quốc gia Yok Đôn. Ông bước vào mối tình thứ 4 với một người vợ trẻ, mỗi lần đi bước nữa ông để lại của cải cho con cái. Khi lấy bà vợ 4 Ama Kông không đất đai, không nhà cửa, chỉ có tay trắng. Đám cưới không giết trâu, giết bò, lúc đó chỉ làm con gà. Lễ buộc dây buộc chân không có vòng vàng vòng bạc, lấy dây rừng làm tượng trưng.
Rạng sáng nay 3/11/202, huyền thoại săn voi Ama Kông đã vĩnh biệt cõi trần ở tuổi 103 (tuổi ta). Hiện ông đã 100 tuổi, có 21 người con, 118 cháu, chắt. Ama Kông còn nổi tiếng với bài thuốc gia truyền, tráng dương, bổ thận được nhiều người ca ngợi.
(Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Theo tinmoi
Voi ở Bản Đôn bị chém 200 nhát Con voi Pắc Kú được phát hiện trong tình trạng bị chém khoảng 200 vết chém sâu 4 - 5 cm, một bên mông voi bị mất hẳn một miếng da. Voi Păc Kú bị chém 200 nhát vào đêm 17/10 (Ảnh: báo Đắk Lắk) Điều đáng nói là trước đó, con voi này cũng từng bị đạo tặc cưa trộm ngà nhưng...