EP tước quyền miễn trừ truy tố của các cựu thành viên trong chính quyền vùng Catalonia
Ngày 9/3, Nghị viên châu Âu (EP) đã tước quyền miễn trừ truy tố của cựu Thủ hiến vùng Catalonia (Tây Ban Nha) Carles Puigdemont cùng hai cựu thành viên trong chính quyền vùng là Bộ trưởng Y tế vùng Toni Comin và bà Clara Ponsati với tư cách là nghị sĩ châu Âu.
Ba nhân vật này trước đó đã bị chính quyền Tây Ban Nha buộc tội kích động nổi loạn sau cuộc trưng cầu ý dân được cho bất hợp pháp về quy chế độc lập cho vùng lãnh thổ Catalonia hồi năm 2017.
Cựu Thủ hiến vùng Catalonia Carles Puigdemont tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ ngày 7/9/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Với 400 phiếu thuận và 248 phiếu chống, các nghị sĩ trong EP đã thông qua việc tước quyền miễn trừ của cựu Thủ hiến Puigdemont. Trong khi đó, quyết định tương tự đối với ông Comin và bà Ponsati cũng được EP thông qua với 404 phiếu thuận và 247 phiếu chống.
Ông Puigdemont và ông Comin, hiện đang sống lưu vong tại Bỉ, đã đắc cử nghị sỹ EP trong cuộc bầu cử hồi tháng 6/2019. Trong khi đó, bà Ponsati, hiện ở Scotland (Anh) chính thức trở thành nghị sĩ EP từ tháng 1/2020. Tháng 10/2019, Tòa án Tối cao Liên minh châu Âu đã ra phán quyết ông Puigdemont và ông Comin được hưởng quyền miễn trừ khi đã được bầu làm nghị sĩ cơ quan lập pháp châu Âu.
Hồi tháng 10/2017, cựu Thủ hiến vùng Catalonia, Carles Puigdemont và chính quyền vùng đã tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về quy chế độc lập cho vùng lãnh thổ này bất chấp lệnh cấm từ tòa án Tây Ban Nha. Sau đó, vùng Catalonia đơn phương tuyên bố tách ra độc lập với Tây Ban Nha, buộc chính quyền trung ương Madrid phải can thiệp, lấy lại quyền kiểm soát trực tiếp, giải tán chính quyền vùng và kêu gọi bầu cử sớm. Tây Ban Nha sau đó đã phát lệnh bắt giữ và tìm cách dẫn độ 3 nhân vật Puigdemont, Comin và Ponsati liên quan đến vai trò của họ trong việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân trái phép trên. Tuy nhiên, cho đến nay, Bỉ vẫn từ chối thực hiện yêu cầu của Tây Ban Nha.
Đàm phán thương mại giữa EU và Anh vẫn chưa hóa giải những bất đồng chính
Ngày 7/12, các nhà ngoại giao châu Âu cho biết các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại giai đoạn hậu Brexit giữa Liên minh châu Âu (EU) và Anh vẫn bị đình trệ khi hai bên chưa thể hóa giải những mâu thuẫn lớn còn tồn đọng.
Toàn cảnh vòng đàm phán đầu tiên giữa đại diện Liên minh châu Âu (EU) và Anh về mối quan hệ song phương hậu Brexit tại Brussels, Bỉ, ngày 2/3/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo các nguồn tin trên, bất chấp các bên đã nỗ lực đàm phán tới tận đêm 6/12, những bất đồng xung quanh 3 nội dung chính gồm tạo sân chơi bình đẳng, trợ cấp của nhà nước và đánh bắt cá vẫn chưa được thu hẹp. Do đó, kết quả của tiến trình đàm phán vẫn còn mờ mịt và khó đoán định. Các nhà ngoại giao trên cũng cho biết các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục bất chấp quỹ thời gian hạn hẹp còn lại để Nghị viện châu Âu phê chuẩn thỏa thuận trước ngày 31/12 tới - thời điểm đánh dấu kết thúc giai đoạn chuyển tiếp sau khi Anh rút khỏi EU.
Một nhà ngoại giao nói: "Các cuộc đàm phán giữa EU-Anh đã bước vào giai đoạn cuối cùng, thời gian đang trôi qua rất nhanh. EU sẵn sàng nỗ lực hơn nữa để nhất trí về một thỏa thuận công bằng, bền vững và cân bằng cho người dân EU và Anh. Anh cần phải lựa chọn giữa một kết quả tích cực như vậy hoặc không có thỏa thuận nào".
Trước đó cùng ngày, báo The Sun đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson sẵn sàng rút khỏi các cuộc đàm phán Brexit nếu EU không đồng ý thay đổi những đòi hỏi của họ. Thông tin này đã khiến giá đồng bảng Anh ngay lập tức giảm 1,2% so với đồng USD và giảm 1% so với đồng euro. Thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt chìm trong sắc đỏ, khi chỉ số FTSE 100 tại sàn giao dịch London (Anh) giảm 0,2%; chỉ số DAX 30 tại sàn Frankfurt (Đức) mất 0,7% và chỉ số CAC 40 tại sàn Paris (Pháp) trượt 1%.
Sau khi chính thức rời khỏi EU vào ngày 31/1 năm nay, Anh bắt đầu quá trình chuyển tiếp kéo dài đến ngày 31/12 tới để thảo luận với EU về thỏa thuận thương mại mới cho mối quan hệ có kim ngạch trao đổi song phương trị giá gần 1.000 tỉ USD/năm này. Việc không đạt được thỏa thuận và phê chuẩn trước "thời hạn chót" 31/12 dự kiến sẽ gây gián đoạn và tổn thất kinh tế cho cả hai bên, mà Anh được dự báo sẽ chịu tổn thất lớn hơn.
Anh - EU tiến gần hơn tới thỏa thuận thương mại Các cuộc đàm phán giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu về việc ký kết một hiệp định thương mại được đã nối lại tại và đang tiến hành theo hướng tích cực, tạo cơ hội để hy vọng đạt được một thỏa thuận. Anh - EU tiến gần hơn tới thỏa thuận thương mại. Theo The Sunday Telegraph, Trưởng đoàn...