“Ép” nhãn ra quả trái vụ chi chít, bỏ túi vài trăm triệu đồng
Nhờ áp dụng thành công phương pháp ép nhãn ra trái vụ, vườn nhãn rộng gần 1,5 ha của gia đình ông Dương Công Lãm (thôn Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, Gia Lai) cho thu nhập lên đến vài trăm triệu đồng/vụ.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn nhãn trĩu quả đang hái bán Tết, ông Lãm cho biết, thực tế, thời điểm này không phải là vụ chính thu hoạch nhãn. Nhưng nhờ áp dụng các kỹ thuật học được, ông đã ép cho nhãn ra hoa đậu quả trái vụ, năng suất đạt khá cao, khoảng 15-20 kg/cây.
“Gia đình tôi có hơn 1.000 gốc nhãn nhưng đợt này tôi chỉ ép gần 600 gốc cho ra quả để bán lai rai từ tháng 10 Âm lịch tới Tết Nguyên đán. Riêng từ đầu tháng Chạp đến nay, gia đình tôi đã xuất bán được hơn 1 tấn nhãn cho thương lái với giá 30.000 đồng/kg”-ông Lãm nói.
Ông Dương Công Lãm (thôn Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê) bên vườn nhãn của gia đình. Ảnh: N.H
Theo ông Lãm, ông đã có thâm niên 25 năm trồng nhãn. Ban đầu, ông chỉ trồng một ít xen vào vườn cà phê, hồ tiêu để lấy quả ăn. Sau đó, nhận thấy nhãn cho năng suất cao, ông trồng xen thêm vào vườn cây để tăng thu nhập. Cách đây 5 năm, khi giá hồ tiêu và cà phê bắt đầu giảm mạnh, ông quyết định phá bỏ toàn bộ 1,5 ha 2 loại cây này để chuyển sang trồng nhãn.
Video đang HOT
Ông sử dụng các giống nhãn Khoái Châu, Hương Chi, RT6 được nhập từ tỉnh Hưng Yên để trồng.
Ông Lãm cho hay, cây nhãn rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Chư Sê. Chi phí trồng và chăm sóc nhãn cũng thấp hơn nhiều so với cà phê và hồ tiêu (trung bình mỗi năm chỉ phải đầu tư khoảng 10 triệu đồng/ha). Trong khi đó, nhãn có thể cho thu hoạch nhiều lần nếu có kỹ thuật ép ra quả trái vụ hoặc quanh năm nên thu nhập cũng khá cao.
Cũng theo ông Lãm, kỹ thuật trồng, chăm sóc nhãn để cho năng suất cao cũng như ép nhãn ra quả trái vụ khá đơn giản. Cụ thể, khi trồng nhãn cần giữ khoảng cách giữa các cây là 3,3 m. Sau khi trồng, cần chăm sóc thật tốt để nhãn phát triển, tạo sức bền sau này ra hoa, đậu quả. Sau khoảng 30 tháng trồng, nhãn sẽ bắt đầu ra hoa, đậu quả.
Thời gian từ khi cây ra hoa đến lúc thu hoạch mất 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, người trồng cần áp dụng phương pháp bón phân tổng hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của cây để ép cho ra quả theo thời điểm mong muốn. Đồng thời, tiến hành cắt tỉa chọn cành từ lúc bắt đầu ra hoa và chỉ để lại một số cành có khả năng đậu quả. Tiếp đó, cắt tỉa lại 1 lần nữa để chọn những chùm khỏe, có khả năng cho quả to.
“Thực tế, nhãn ra quả chính vụ là vào tháng 7. Đây là thời điểm vào mùa mưa nên nhãn hay bị hỏng và sâu bệnh dẫn đến năng suất thấp, giá bán cũng thấp. Trong khi đó, ở Gia Lai, khí hậu phân biệt rõ rệt mùa mưa và mùa khô nên tôi chia việc ép nhãn ra quả trái vụ thành 2 đợt là tháng 3 và tháng 12 Âm lịch để khi thu hoạch có giá bán cao hơn. Theo đó, mỗi đợt thu hoạch trái vụ, 600 cây nhãn của gia đình cho thu gần 10 tấn quả, giá bán trung bình khoảng 30-35 ngàn đồng/kg. Tính trung bình, gia đình thu nhập hơn 300 triệu đồng/vụ” – ông Lãm chia sẻ.
Không chỉ ép nhãn ra quả trái vụ, hiện nay, ông Lãm còn trồng, chiết ghép cây giống để cung cấp cho người dân trên địa bàn huyện. Đồng thời, ông cũng hướng dẫn người dân cách trồng, chăm sóc và kỹ thuật cho nhãn ra quả trái vụ để bán được giá.
Ông Nguyễn Văn Nghiêm – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Pal-nhận xét: “Thời gian gần đây, trên địa bàn xã có một số hộ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Trong đó, mô hình trồng nhãn trái vụ của ông Dương Công Lãm đã cho hiệu quả thiết thực. Vì vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham quan, học tập và áp dụng mô hình này vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”.
Theo Nhật Hào (Báo Gia Lai)
Né hạn mặn, Cục Trồng trọt khuyến cáo chuyển đổi thêm 50.000ha
Trước nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử ở ĐBSCL, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khuyến cáo các địa phương trong vùng tiếp tục chuyển đổi thêm 50.000ha lúa sang các cây trồng khác để không bị thiệt hại.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, xâm nhập mặn đã tác động đến 10/13 tỉnh với tổng cộng 71/137 đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố (đơn vị) trực thuộc ở khu vực ĐBSCL. Tổng diện tích tự nhiên thuộc vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn khoảng 1.869.000ha (không bao gồm các khu vực đã có công trình thủy lợi kiểm soát xâm nhập mặn), cao hơn vùng ảnh hưởng của năm xâm nhập mặn lịch sử 2016 khoảng gần 50.000ha.
Xâm nhập mặn năm 2019-2020 tại ĐBSCL được đánh giá là xuất hiện sớm. So với năm 2015-2016, mặn năm 2019-2020 xuất hiện sớm gần một tháng, còn so với trung bình nhiều năm sớm hơn từ 2,5 - 3,5 tháng. Đặc biệt, từ giữa tháng 12/2019, mặn có khả năng ảnh hưởng đến 40-50km, cao hơn năm 2016 khoảng 3-5km. Tháng 1, 2 và đến giữa tháng 3/2020, ranh mặn 4g/l xâm nhập 55-110km, cao hơn 3-7km so với năm hạn mặn lịch sử. Với tình trạng xâm nhập mặn như vậy gây rủi ro rất lớn cho vụ đông xuân tại khu vực cách biển đến 50-60km.
Người dân xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, bơm nước từ kênh Trần Văn Dỗng lên các cánh đồng. Lê Quân
Đến ngày 13/12, theo báo cáo từ Cục Trồng trọt, các tỉnh Nam Bộ đã xuống trên giống 1,2 triệu ha lúa đông xuân, đạt trên 80% kế hoạch (dự kiến 1.550.000ha). Thời điểm này, mặn xâm nhập sớm hơn so với dự báo khoảng 1,5 tháng tại ĐBSCL cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ngọt phục vụ sản xuất lúa đông xuân 2020.
ĐBSCL còn trên 300.000ha lúa đông xuân chưa xuống giống tập trung tại các tỉnh ven biển như Trà Vinh (42.000ha), Long An (35.000ha), Bạc Liêu (29.568ha), Sóc Trăng (55.000ha), Tiền Giang (21.000ha)... Riêng An Giang còn trên 94.000ha chưa xuống giống.
Với tình hình hạn, mặn đến sớm như thời điểm này, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết sẽ đề xuất Bộ NNPTNT khuyến cáo chuyển đổi thêm 50.000 ha lúa đông xuân sang các loại cây trồng khác tiết kiệm nước và thích ứng với hạn mặn. Đồng thời khuyến cáo các địa phương nên lùi lại lịch thời vụ. Các địa phương cân đối nước đến từng hộ gia đình để đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân, sau đó là nước để sản xuất cây lâu năm, lúa và cây ăn quả.
Theo Danviet
Hộ nghèo thêm khổ vì được cấp bò bệnh Nhiều hộ dân ở tỉnh Gia Lai sau khi được nhận bò giống (do Cty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền Núi Gia Lai cấp) phát hiện bò bị bệnh. Bò giống do Cty Miền Núi cấp cho người dân Năm 2019, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư nguồn vốn bảo đảm xã...