Ép cung, nhục hình: Căn nguyên của án oan!
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ “chết bất thường” sau khi làm việc với công an, những vụ án oan chấn động dư luận. Theo luật sư Hoàng Cao Sang, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Việt Luật, “tệ” ép cung, nhục hình là căn nguyên của những vụ việc trên.
Án oan do nhục hình
Trong thời gian vừa qua, trên phạm vi cả nước đã xảy ra nhiều trường hợp người dân thường chịu án oan sai do bị ép cung, dùng nhục hình trong quá trình xét hỏi, lấy lời khai của các cơ quan điều tra.
Trong đó phải kể đến những vụ án oan nổi tiếng như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị gán tội giết người, vụ án oan của bà Đỗ Thị Hằng vào năm 1998 về tội mua bán phụ nữ, vụ 8 công dân bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ trộm cắp cổ vật trong nhiều đình chùa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, vụ chị Trần Thị Lan ở Nha Trang bị đánh đập buộc nhận tội trộm cắp tài sản của gia chủ nơi chị làm việc, vụ bắt oan 7 thanh niên tại Sóc Trăng với cáo buộc giết ông Hoàng Văn Dũng…
Nhiều vụ án oan, nhục hình liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây
Qua thảo luận của tập thể các luật sư trong Văn phòng luật sư Hoàng Việt Luật cho thấy: tình trạng như trên xảy ra xuất phát từ cả hai nguyên nhân chủ quan và khách quan. Xét về nguyên nhân khách quan, cần nhìn nhận hiện nay có một thực trạng là trên phương diện quy định của pháp luật và thực thi pháp luật, có nhiều quy định vẫn chưa được thi hành nghiêm túc.
Mặc dù đã có quy định về thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử nhưng vẫn có nhiều vụ án điều tra không đúng thẩm quyền; nhiều vụ án khi Viện Kiểm sát yêu cầu điều tra nhưng cơ quan điều tra không thực hiện; nhiều vụ án chỉ có lời nhận tội của bị can, bị cáo mà không có chứng cứ khác để đối chứng nhưng cơ quan tố tụng vẫn sử dụng để buộc tội… Tình trạng cơ quan tư pháp không tuân thủ quy định xảy ra là do pháp luật có quy định nhưng không kèm theo các chế tài khi cơ quan tư pháp vi phạm.
Video đang HOT
Xét về nguyên nhân chủ quan, cả người tiến hành tố tụng, bản thân người bị oan cũng như những người tham gia tố tụng khác đều có phần tham gia. Người tiến hành tố tụng với tâm lý cậy thế, cậy quyền, chạy theo thành tích… mà phạm sai lầm. Người bị oan với sự không hiểu biết pháp luật, tâm lý lo sợ, nghe theo lời dụ dỗ của cán bộ điều tra là nếu nhận sẽ giảm nhẹ tội hay được tha, còn nếu ngoan cố không nhận thì sẽ bị đánh chết hay bị xử tội nặng…
Hơn nữa, trong các vụ án oan, vai trò của người bào chữa chưa được khẳng định đúng mức. Người bào chữa chưa được tham gia đầy đủ ngay từ đầu quá trình tố tụng. Các ý kiến bào chữa chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm đúng mức. Ngoài ra, việc xác minh chứng cứ buộc tội còn quá nhiều khoảng trống, xuất phát từ sự hạn chế về năng lực nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một số cán bộ thi hành công vụ…
Làm sao hạn chế?
Để hạn chế tình trạng trên cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan tư pháp lẫn sự kiên quyết đấu tranh của những người chịu án oan do ép cung, nhục hình.
Cần có các quy định pháp luật nêu rõ hậu quả pháp lý trong việc giải quyết vụ án đối với những vi phạm, nhất là vi phạm về thủ tục tố tụng, vi phạm trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ. Đây không chỉ là trách nhiệm của người trực tiếp điều tra, thủ trưởng cơ quan điều tra mà còn là trách nhiệm của cả Hội đồng xét xử. Vì mặc dù Hội đồng xét xử dựa trên tài liệu, chứng cứ của các cơ quan có trách nhiệm truy tố, không có trách nhiệm phát hiện và chứng minh bị cáo có bị ép cung hay không nhưng để xảy ra oan sai thì cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Trong quá trình giải quyết vụ án, điều quan trọng là các cơ quan tố tụng phải thu thập được đầy đủ chứng cứ để xác định có sự việc phạm tội xảy ra, có người thực hiện hành vi phạm tội, diễn biến của quá trình phạm tội, hậu quả của tội phạm… Việc thu thập chứng cứ phải đúng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Những chứng cứ nào thu thập được bằng các biện pháp, thủ tục trái pháp luật thì phải bị coi là không có giá trị pháp lý.
Chính vì hiện nay pháp luật không có quy định những loại chứng cứ nào thì không có giá trị pháp lý, không được sử dụng để chứng minh về tội phạm nên dẫn đến tình trạng sử dụng, đánh giá chứng cứ không nhất quán, không nghiêm. Pháp luật tố tụng hình sự cần khẳng định mạnh mẽ hơn giá trị chứng minh của chứng cứ, coi chứng cứ là phương tiện duy nhất để chứng minh, nếu không đầy đủ chứng cứ để chứng minh thì phải coi là chưa có đủ cơ sở buộc tội. Mặt khác, phải có quy định loại trừ những chứng cứ mà việc thu thập, kiểm tra, bảo quản chứng cứ có vi phạm pháp luật.
Cần phải đảm bảo sự tranh tụng tại phiên tòa. Đồng thời cần phát huy đầy đủ vai trò của người tham gia tố tụng và các đương sự. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về quyền tự bào chữa của các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, cũng như tạo điều kiện trên thực tế để người bào chữa được tham gia trong tất cả các giai đoạn tố tụng của một vụ án.
Ngoài ra, các ngành công an, tư pháp cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xem xét toàn diện những vụ án mà các đương sự có ý kiến, đơn thư kêu oan. Nếu có phải kịp thời khắc phục và xử lý nghiêm.
Luật sư Hoàng Cao sang
Tùng Nguyên ghi
Đề nghị khởi tố Phó Công an TP Tuy Hòa về 3 tội
Trong đơn kháng án, gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều đã đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa về 3 tội: "Dùng nhục hình", "Bắt người trái pháp luật" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Liên quan đến vụ án 5 sĩ quan công an dùng nhục hình làm nạn nhân Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên) tử vong tại Công an TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), chiều 10/4, thân nhân người bị hại đã đến TAND TP Tuy Hòa nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Trong đơn kháng án, bà Trần Thị Tâm (vợ nạn nhân Kiều) đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa về 3 tội "Dùng nhục hình", "Bắt người trái pháp luật" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị cáo và gia đình bị hại tại tòa (Ảnh: TS)
Vợ nạn nhân lý giải trong đơn kháng án, ông Hoàn đã ra lệnh cho cấp dưới đến nhà bắt Ngô Thanh Kiều lúc 3 giờ ngày 13/5/2012 là hoàn toàn không đúng quy định pháp luật.
Cũng theo đơn kháng án, từ 8 giờ đến 14 giờ ngày 13/5/2012,"ông Hoàn thường xuyên ra vào phòng hỏi cung chồng tôi và thấy các bị cáo đánh chồng tôi nhưng không ngăn cản, như vậy ông Lê Đức Hoàn cũng là đồng phạm về tội "Dùng nhục hình" bà Tâm nói.
Ngoài ra, về việc đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", vợ nạn nhân cũng khẳng định, ông Hoàn là Phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, đồng thời là Trưởng ban chuyên án vụ trộm cắp mà Kiều là nghi can nhưng ông Hoàn đã ra lệnh cho cấp dưới bắt Kiều trái pháp luật, sau đó để cho cấp dưới dùng dùi cui đánh chết nạn nhân Ngô Thanh Kiều nên ông Hoàn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Cũng trong chiều 10/4, ông Nguyễn Văn Thân (cha của bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành) cho biết Thành đã gửi đơn kháng án kêu oan vì cho rằng mình không đánh Ngô Thanh Kiều nên vô tội.
Theo một diễn biến khác của vụ việc, trước những thông tin nhiều cơ quan truyền thông theo dõi phiên tòa 5 công an dùng nhục hình đã nêu vấn đề về mức án tòa tuyên dành cho các bị cáo là chưa hợp lý, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã xem xét vụ án.
Chủ tịch nước có ý kiến yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo Chủ tịch nước kết quả.
Văn phòng Chủ tịch nước đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước đến các cơ quan pháp luật nói trên để thực hiện.
Lê Lan (tổng hợp)
Theo VNN
Sức mạnh của dư luận sẽ mang lại công bằng?! Trước dự phản đối mạnh mẽ của dư luận, cuối cùng, vụ xử 5 công an thành phố Tuy Hòa đánh chết người cũng đến tai chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chủ tịch vừa có ý kiến yêu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định của luật pháp và...