“Ép con học – căn nguyên lớn nhất là sự ích kỷ của cha mẹ”: Chia sẻ của một thạc sĩ gửi phụ huynh gây bão mạng xã hội

Theo dõi VGT trên

Tưởng thương con, nhưng hóa ra hành động này lại đang cướp mất quyền được tự quyết định cuộc đời của con.

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.

Nói một cách thật lòng, phụ huynh nào cũng mong con mình học giỏi, con mình được điểm cao. Đó là mong muốn chính đáng và đương nhiên. Tuy nhiên, kỳ vọng là một chuyện, còn ép con phải học ngày học đêm, phải bằng mọi giá để nở mày nở mặt lại là một chuyện khác.

Hằng năm, câu chuyện trẻ lớp 1 bị ép đi học thêm, hay những đứa trẻ lớn hơn sau giờ học ở trường phải vùi đầu tại các trung tâm để học đủ thứ môn học trên đời không có thời gian nghỉ ngơi vẫn được các chuyên gia cảnh báo. Nhưng điểm số và thành tích lung linh vẫn có một “lực hút” mạnh mẽ, khiến nhiều bố mẹ quên mất cả những khía cạnh khác của cuộc sống con cái mình.

Đành rằng điểm số có quan trọng nhưng không phải là tất cả. Tiếc thay, không phải ai cũng hiểu điều này. Liệu có phải các phụ huynh không hiểu, hay họ cố tình không hiểu vì những nguyên nhân nào khác?

Chúng tôi xin được trích dẫn lại bài viết đang được khá nhiều bố mẹ đồng tình của anh Lê Ánh Hồng Hải , một thạc sĩ mỹ thuật để cung cấp thêm một góc nhìn khác cho vấn đề này.

Ép con học - căn nguyên lớn nhất là sự ích kỷ của cha mẹ: Chia sẻ của một thạc sĩ gửi phụ huynh gây bão mạng xã hội - Hình 1

Anh Lê Ánh Hồng Hải, thạc sĩ mỹ thuật đang sinh sống và làm việc tại California (Mỹ).

Ép con học – Căn nguyên lớn nhất là sự ích kỷ của cha mẹ

Không hiểu sao bây giờ người ta ép con mình học quá trời quá đất. Tôi đồ rằng một trong những căn nguyên lớn nhất là sự ích kỷ của cha mẹ. Vì sao ích kỷ ư? Vì họ đang nghĩ cho chính họ, nghĩ rằng phải học nhiều, lớn lên con mình mới thành đạt, mới làm ông nọ bà kia để mình rạng mặt rỡ mày, mới giàu có mà báo hiếu cho mình. Bậy, rất bậy.

Video đang HOT

Sự thành công được quyết định bởi rất nhiều thứ khác nữa, chứ không chỉ kiến thức. Đó là sự lanh lợi nhạy bén, là sự tinh tế khôn ngoan, là bản lĩnh, là đạo đức, là ngoại hình… và cả may mắn nữa. Còn chuyện báo hiếu, xin lỗi, không phải đứa con nào giàu cũng hiếu để. Và ngược lại.

Vì ích kỷ nên họ không nghĩ cho những đứa nhỏ, họ đã cướp mất những niềm vui trong trẻo tuổi thơ, cướp mất những sở thích, cướp mất quyền-được-tự-quyết-định-cuộc-đời-mình của chúng. Và hậu quả của chuyện này là gì? Đó là vào được đại học, chúng toàn… chơi.

Ở nước ngoài, bậc phổ thông học nhẹ như chơi, ngoài học chữ, chúng được học vẽ học đàn học thể thao học kỹ năng học chia sẻ với cộng đồng,… nhưng lên đại học là điên cuồng học tập và nghiên cứu. Lạ lùng là ở chỗ này.

Ép con học - căn nguyên lớn nhất là sự ích kỷ của cha mẹ: Chia sẻ của một thạc sĩ gửi phụ huynh gây bão mạng xã hội - Hình 2

Nói tới đây, tôi lại thấy mình may mắn. Hồi nhỏ, tôi toàn đi chơi và “phá làng phá xóm”. Đi học về là tôi quăng cặp đi chơi, chẳng học thêm học bớt gì. Tôi may mắn vì bà nội, ba hay mấy chú không bao giờ nhắc nhở việc học hành. Nói chung là để tôi học, chơi và lớn lên như cây cỏ.

Phần ba tôi, chưa bao giờ ảnh hỏi con học được gì, chỉ toàn hỏi học có vui không, có thích không. Hàng xóm hỏi ảnh thằng Ịch học gì vậy, ảnh biểu mỹ thuật. “Trời, hoạ sĩ nghèo chết”. “Kệ đi, nó thích nó vui là được”. Ngày lên Saigon nhập học, ba vỗ vai: “Ba tin con”; cô Đẹt thì: “Ịch đi học nhớ ăn uống nhiều nhiều nghe”; thím Hai biểu: “Mình ăn nhờ ở đậu nhà người ta, thấy việc cứ làm, đừng nề hà việc đàn ông đàn bà nghe con”. Tuyệt nhiên không xuất hiện chữ “Ráng học”.

Tôi rất biết ơn gia đình vì đã không kỳ vọng gì ở mình. Hoặc nếu có, họ cũng để yên ắng trong lòng.

Một phần ba đầu tiên của cuộc đời là dành cho việc học ở trường. Và hai phần ba còn lại dành cho việc…nhớ về con. Nhưng chúng ta sẽ không nhớ về những điểm số hay thứ hạng hoặc bằng cấp vì hai phần ba đời về sau, chúng chẳng còn ý nghĩa gì cả.

Thành thử, nếu thương con mình, hãy trả về đúng miền của con. Đó là cái miền mà việc chơi và khám phá cuộc sống cũng quan trọng y như việc học vậy.

Anh Lê Ánh Hồng Hải sinh năm 1979 tại Long An, là một facebooker có tiếng, tác giả cuốn sách “Thương được cứ thương đi”. Tự nhận mình là một người kể chuyện, kể chuyện đời mình, kể chuyện đời kẻ khác sau những cuộc đi, cuộc tiếp xúc… những câu chuyện của anh dù trong sách hay trên trang cá nhân rất giản dị và đời thường nhưng lại chạm đến tận cùng cảm xúc người đọc. Hiện anh đang sinh sống và làm việc tại California (Mỹ).

Con cứ ngủ được 1 giờ lại có biểu hiện hoảng loạn bất thường, tay chân run lẩy bẩy, mẹ hối hận vì bắt con học chữ trước

Nôn nóng ép con học chữ trước, bà mẹ này "được" một phen hoảng loạn vì con có hành động bất thường mỗi tối khi đi ngủ.

Chuyện chương trình lớp 1 năm nay nặng, quá tải không chỉ là vấn đề đau đầu với phụ huynh có con học lớp 1 mà còn vô tình tạo áp lực lên vai của những cha mẹ có con chuẩn bị lên tiểu học. Sợ con đuối, không theo kịp bạn bè nên ngay từ bây giờ, nhiều bố mẹ đã bắt đầu ép con rèn chữ. Thế là thay vì chỉ ăn, ngủ và chơi, những đứa trẻ với đôi tay chưa đủ cứng cáp để cầm bút đã phải ngày ngày cặm cụi trên bàn nắn nót tô chữ, viết chữ cho vừa ý bố mẹ.

Con cứ ngủ được 1 giờ lại có biểu hiện hoảng loạn bất thường, tay chân run lẩy bẩy, mẹ hối hận vì bắt con học chữ trước - Hình 1

Nhiều trẻ bị "đánh cắp" tuổi thơ vì bố mẹ ép học chữ sớm. (Ảnh minh họa)

Hành động này lợi đâu chưa thấy nhưng trước mắt, nhiều mẹ đã phải hối hận vì "ép trái xanh chín sớm". Trẻ bị gò ép vào khuôn phép quá sớm sẽ căng thẳng, bực bội, những kỹ năng chưa thành thạo cộng với việc tiếp thu bài chưa tốt sẽ khiến trẻ tự ti, sợ học. Thậm chí, nhiều trẻ còn lâm vào tình trạng hoảng loạn như chia sẻ của một bà mẹ tên H.Nguyen trên một hội nhóm dành cho phụ huynh mới đây.

Con cứ ngủ được 1 giờ lại có biểu hiện hoảng loạn bất thường, tay chân run lẩy bẩy, mẹ hối hận vì bắt con học chữ trước - Hình 2

Người mẹ này cho rằng vì mình bắt con học chữ sớm nên bé bị rối loạn giấc ngủ.

"Con em đang học lớp lá, khoảng 1 tuần nay em có cho tập viết chữ với cô giáo sau buổi học tầm 45p/buổi. Mới chỉ viết nét cơ bản và tầm 4-5 dòng/buổi thôi. Nhưng tối ngủ bạn lại có biểu hiện hoảng loạn sau khi ngủ được khoảng 1h. Người run, tay chân lặp đi lặp lại những biểu hiện khó hiểu, mắt mở nhưng hỏi thì bé không trả lời. Vỗ về bé 10-15 phút thì bé ngủ lại. Sáng ra thì bình thường. Em có tìm hiểu trên mạng là hội chứng rối loạn giấc ngủ có thể gặp khi trẻ bắt đầu đi học. Có con mẹ nào ở đây bị như vậy không ạ?".

Đáng nói, khi câu chuyện này được chia sẻ, nhiều phụ huynh phát hiện ra đây không chỉ là trường hợp đặc biệt mà có khá nhiều bà mẹ có con trải qua tình trạng này. Một người mẹ khác kể: "Ôi y như con mình cách đây 1 năm, lúc mở mắt nhìn mình nhưng không ý thức được, tay chân nắm quắp lại, mồ hôi toát đầm đìa, vùng vẫy ghê lắm, cứ ngủ khoảng 1 giờ là bị như vậy. Nó bị kéo dài phải cả tháng luôn".

Nhiều mẹ khi theo dõi câu chuyện này cho rằng, so với việc con vào lớp 1 học chậm hơn các bạn với việc ép con học khi con chưa sẵn sàng, họ sẽ lựa chọn vế đầu tiên.

Con cứ ngủ được 1 giờ lại có biểu hiện hoảng loạn bất thường, tay chân run lẩy bẩy, mẹ hối hận vì bắt con học chữ trước - Hình 3

Một phụ huynh nêu ý kiến: "Ôi mẫu giáo mà 45 phút viết 4,5 dòng là quá nhiều luôn bạn ạ, con mình lớp 1 ngồi 10 phút chưa được 1 chữ hoàn chỉnh đây này. Mình không hiểu các mẹ cứ rối lên bắt con học sớm làm gì, năm nay chương trình nặng thật nhưng các mẹ không đặt nặng nó thì cũng có sao đâu, chỉ cần con trung bình là được. Bé nhà mình hồi đầu cô giáo cũng giao nhiều bài nhưng mẹ lười con lười cứ chây ì ra thôi, giờ vẫn ổn".

"Con của em lớp lá không đi học thêm, giờ lên lớp 1 cũng chưa từng học thêm buổi nào. Mấy ngày đầu thì bỡ ngỡ kém các bạn nhưng giờ vào chương trình rồi vẫn viết chữ và đọc như bình thường. Cứ cho con tập tô chữ theo nét đứt, dạy con nhận biết các số 1-10 và thuộc bảng chữ cái rồi dạy ghép vần, thi thoảng đố thêm bớt kẹo. Rồi sau Tết dạy con viết buông nét cơ bản rồi sang viết chữ. Học dần dần chứ ép sớm quá bé nản bạn à", một mẹ khác đồng tình.

Chưa thể kết luận biểu hiện bất thường của trẻ khi ngủ là do bị ép học

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Chi Hội Trị liệu Tâm lý Trăng Non (Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục TP.HCM) cho biết: "Không thể chỉ thông qua một vài biểu hiện để kết luận trẻ bị rối loạn giấc ngủ là do việc ép con học sớm. Trên thực tế, chuyện mất ngủ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như môi trường gia đình, chế độ ăn uống, sức khỏe của trẻ... Giấc ngủ đối với trẻ em là vô cùng quan trọng, khi trẻ có những biểu hiện bất thường, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân. Nếu xác định có sang chấn tâm lý thì bản thân trẻ và gia đình cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa phù hợp. Tuy nhiên, sẽ là phản khoa học nếu bắt ép trẻ dưới 6 tuổi học chữ",

Bác sĩ Tiến nói thêm: "6 tuổi là mốc tuổi trẻ đã có sự phát triển toàn diện về nhân cách, thể chất, tinh thần, độ khéo léo... thích hợp nhất cho việc học theo một chương trình đào tạo. Trong khi 4-5 tuổi là giai đoạn trẻ có nhu cầu vui chơi, khám phá... Trẻ chưa đủ trưởng thành để ngồi yên một chỗ quá lâu, tay trẻ chưa đủ khéo để uốn cây bút viết chữ theo ý muốn.

Con cứ ngủ được 1 giờ lại có biểu hiện hoảng loạn bất thường, tay chân run lẩy bẩy, mẹ hối hận vì bắt con học chữ trước - Hình 4

Trò chơi vận động, tô màu, xếp hình, vẽ tranh... sẽ giúp trẻ luyện khéo léo đôi bàn tay, khỏe mạnh, vui vẻ. (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều cơ hội vui chơi cho trẻ ở bất cứ đâu. Trò chơi vận động, tô màu, xếp hình, vẽ tranh... sẽ giúp trẻ luyện khéo léo đôi bàn tay, khỏe mạnh, vui vẻ... Tôi nghĩ, dù làm gì thì cha mẹ cũng cần tôn trọng sự phát triển tự nhiên của con mình, đừng nôn nóng hay so sánh với những đứa trẻ khác để bắt ép con thực hiện những điều không phù hợp với lứa tuổi".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Hành động dứt khoát của Huyền Baby khiến người chứng kiến thốt lên: Phú bà ăn trứng luộc vẫn là phú bà!
12:12:49 16/11/2024
Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng
21:30:31 16/11/2024
Từng sống hoang phí, cô nàng tiết kiệm thêm 5 triệu/tháng chỉ nhờ thay đổi 1 thói quen
16:54:04 16/11/2024

Tin đang nóng

Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu
05:55:57 18/11/2024
Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt
05:35:58 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024

Tin mới nhất

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn lãng phí thức ăn.

Quang Hải - Chu Thanh Huyền "gây náo loạn" đám cưới của chủ tịch rước dâu bằng Rolls Royce nổi nhất hôm nay

20:37:39 17/11/2024
Cặp đôi Quang Hải - Chu Thanh Huyền vẫn luôn nhận được nhiều sự chú ý trên MXH. Nếu trước đây chuyện tình yêu của cả hai còn gây ít nhiều tranh cãi, nhưng kể từ khi kết hôn và đón bé rồng con

Họa sĩ Hàn Quốc kiếm tiền tỷ nhờ vẽ cá, ốc sên

20:24:11 17/11/2024
Nhiều người hỏi họa sĩ Young-sung Kim có phải anh in ảnh lên vải hay không. Bản thân Kim cũng từng nhầm lẫn giữa ảnh chụp và tranh vẽ của mình.

Trở lại sau 3 năm, liệu Lý Tử Thất có lấy lại được hào quang?

20:21:14 17/11/2024
Sau 3 năm, thị trường đã xuất hiện thêm nhiều bản sao Lý Tử Thất mới. Đi cùng là sự trỗi dậy của livestream bán hàng, thứ chưa có trong phong cách làm video trước đây của cô.

"Mẹ nào con nấy": Mẹ là Hoa hậu biết nhiều thứ tiếng nhất Việt Nam, con học hành cực xuất sắc, ở biệt thự 1200m

20:17:54 17/11/2024
Nguyễn Diệu Hoa sinh năm 1969 trong một gia đình trâm anh thế phiệt tại Hà Nội. Cô đăng quang cuộc thi Hoa hậu Toàn quốc báo Tiền Phong lần thứ 2 năm 1990

Thanh niên với vẻ ngoài nhếch nhác đi trong sân trường, nhưng khi nhìn xuống chiếc túi mà anh đang cầm, ai cũng phải "ngả mũ"

20:12:43 17/11/2024
Đối với netizen Trung Quốc, Vi Thần không còn là cái tên nào quá xa lạ. Cho những ai chưa biết, Vi Thần chính là thiên tài Toán học nổi nhất nhì đất nước tỷ dân.

Bức thư cảm ơn gửi thầy giáo kèm 700 nghìn đồng: Câu chuyện đằng sau khiến trái tim nhiều cha mẹ được sưởi ấm

20:08:34 17/11/2024
Một giáo viên ở Trung Quốc nhận được bức thư cùng số tiền 200 Nhân dân tệ gửi cho mình. Tuy là món quà có liên quan đến vật chất nhưng câu chuyện khiến ai nấy đều cảm động.

Ông bố trở về sau 27 năm làm lao công nơi xứ người để nuôi con thành tài

20:04:36 17/11/2024
MALAYSIA - Người đàn ông đã làm việc chăm chỉ suốt 27 năm để mang lại cho các con tương lai tươi sáng. Trong số những người con của ông, có người đã trở thành thẩm phán, bác sĩ và kỹ sư..

Chú rể Hà Nội đem tráp trà sữa sang nhà gái khiến cả họ bất ngờ

20:00:08 17/11/2024
Tráp cưới là lễ vật nhà trai chuẩn bị và đem đến nhà gái trong ngày ăn hỏi như một cách để bày tỏ tấm lòng thành và sự tôn trọng với gia đình cô dâu.

Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng

17:03:02 17/11/2024
Ngày 20/11 sớm đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Đây chính là dịp để học sinh thể hiện lòng tôn sư trọng đạo, tri ân đến những thầy cô giáo của mình.

Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'

15:08:09 17/11/2024
Đoạn clip ghi lại cảnh cụ bà U90 đã quên nhiều chuyện nhưng vẫn nhớ người yêu cũ của chồng. Cụ ông không những không để bụng, còn dịu dàng bóc quýt cho cụ bà ăn.

"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim

10:06:39 17/11/2024
Nhân ngày 220/11, các em nhỏ ở Lào Cai đã mang theo những món quà kèm lời chúc có một không hai dành tặng cô giáo của mình.

Có thể bạn quan tâm

Huỳnh Tú Anh hóa Cám trên sàn diễn

Thời trang

08:15:23 18/11/2024
Quán quân The Face Huỳnh Tú Anh trong vai trò vedette với trang phục ấn tượng cùng hình ảnh nhân vật Cám đa nhân cách trong chiếc mặt nạ cầu kỳ.

Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'

Sao châu á

08:12:44 18/11/2024
Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn nữ hoàng cảnh nóng ; Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ nói về tin đồn săn trai trẻ.

Sao Việt 18/11: Thu Quỳnh gợi cảm sau sinh, Trấn Thành đổi phong cách mới

Sao việt

08:07:48 18/11/2024
Diễn viên Thu Quỳnh đẹp mặn mà sau khi sinh con thứ 2 được vài tháng, MC Trấn Thành được khen ngày càng trẻ ra.

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng

Tv show

08:04:51 18/11/2024
Việc để lộ những hình ảnh kém tinh tế, tạo nên tranh cãi thế này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến các chị đẹp nói riêng và chương trình nói chung.

Tôi đến một trong những quốc gia giàu nhất thế giới

Du lịch

07:42:42 18/11/2024
Những khu chợ bán kim cương và thú nuôi chim ưng xa xỉ, đó là hình ảnh khiến tôi ấn tượng khi du lịch tại đất nước giàu có thuộc top hàng đầu thế giới.

Indonesia khuyến cáo người dân đề phòng bão Man-yi

Thế giới

07:31:13 18/11/2024
BMKG đã đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng hộ và khuyến cáo người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa tránh bão nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Cách làm ếch nướng lá lốt đơn giản

Ẩm thực

05:55:32 18/11/2024
Ếch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng.

Đêm cuối trước khi ly hôn, chồng bất ngờ gõ cửa rồi đưa ra lời đề nghị khiến tôi nghẹn ngào

Góc tâm tình

05:52:37 18/11/2024
Nhiều lần em khuyên chồng nên ly hôn vợ để đến với người khác. Thế nhưng lần nào nghe vợ nói, chồng em cũng gạt luôn. Anh bảo không có con thì có thể xin con nuôi.

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.