EP cảnh báo không dễ dàng phê chuẩn kế hoạch ngân sách của EU
Nghị viện châu Âu (EP) sẽ không dễ dàng phê chuẩn thỏa thuận ngân sách dài hạn vốn được lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí tại một trong những hội nghị thượng đỉnh kéo dài nhất lịch sử vừa qua.
Toàn cảnh phiên họp Nghị viện châu Âu tại Brussels, Bỉ ngày 29/1/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trao đổi với báo giới, Chủ tịch EP David Sassoli một mặt hoan nghênh thỏa thuận về quỹ phục hồi kinh tế giai đoạn hậu COVID-19 trị giá 750 tỷ USD được lãnh đạo các nước EU nhất trí sau 5 ngày đàm phán, mặt khác cho biết EP muốn “tái định hình” kế hoạch ngân sách cho 7 năm tới của EU với giá trị lên tới hơn 1.000 tỷ euro (gần 1.200 tỷ USD). Ông cho biết EP muốn điều chỉnh một số vấn đề trong ngân sách, cũng như xem xét “những khoản cắt giảm mà chúng tôi cho rằng bất hợp lý”.
Theo quy định của EU, EP phải thông qua kế hoạch ngân sách và quỹ phục hồi kinh tế trước khi các khoản tiền được phân bổ tới các nền kinh tế thành viên bắt đầu từ đầu tới giữa năm 2021. Chính phủ các nước đang vật lộn với cuộc suy thoái tồi tệ nhất châu Âu kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II không muốn bất kỳ sự trì hoãn nào, lập luận rằng việc chậm trễ phân bổ các khoản tiền hỗ trợ sẽ làm suy yếu sức ảnh hưởng của quỹ phục hồi. Tuy nhiên, ông Sassoli vẫn thể hiện lập trường cứng rắn đối với khoản ngân sách EU giai đoạn 2021-2027 khi nói rằng “chúng ta không thể cắt giảm ngân sách cho công tác nghiên cứu và giới trẻ và Chương trình Eramus (chương trình trao đổi sinh viên của EU)”.
Hiện chưa rõ cách thức EP xem xét lại kế hoạch ngân sách trên mà không khiến thỏa thuận này đổ vỡ. Ông Sassoli cho biết EP sẽ tiến hành cuộc bỏ phiếu cuối cùng về hai đề xuất trên trong 2 tháng tới.
Video đang HOT
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho rằng thỏa thuận của EU về quỹ phục hồi kinh tế hậu dịch COVID-19 là giải pháp khả thi duy nhất để bảo vệ thị trường chung châu Âu và liên minh tiền tệ của EU. Phát biểu trước Thượng viện, ông Conte nêu rõ: “Với quyết định (về quỹ phục hồi), EU đã mở ra một viễn cảnh mới, vì một châu Âu gắn kết hơn và toàn diện hơn…đó là cách khả thi duy nhất để bảo vệ tính đồng nhất của thị trường chung và sự ổn định của liên minh tiền tệ”.
Sau 5 ngày đàm phán ở thủ đô Brussels của Bỉ, các nhà lãnh đạo EU đã đạt đồng thuận về kế hoạch ngân sách lên tới hơn 1.800 tỷ euro, gồm khoản ngân sách cho giai đoạn 2021-2027 trị giá gần 1.100 tỷ euro và quỹ phục hồi kinh tế hậu COVID-19 trị giá 750 tỷ euro. Theo Hội đồng châu Âu, gói ngân sách này sẽ là công cụ chính để giải quyết các hậu quả kinh tế xã hội do dịch COVID-19 gây ra. Tuy nhiên, EP cảnh báo việc phục hồi kinh tế không được làm giảm khả năng đầu tư hay gây bất lợi cho người dân các quốc gia.
Hàn Quốc cấp 90 suất học bổng 'Đào tạo nhân tài ASEAN'
Theo phóng viên TTXVN tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ngày 22/7, Phái đoàn Hàn Quốc tại ASEAN phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và Hội đồng Giáo dục đại học Hàn Quốc (KCUE) đã công bố chương trình học bổng "Đào tạo nhân tài ASEAN (HEAT)".
Đại sứ Lim Sungnam, Trưởng Phái đoàn Thường trực Hàn Quốc tại ASEAN, phát biểu tại một buổi lễ. Ảnh: Hữu Chiến/PV TTXVN tại Indonesia
Chương trình học bổng này là một trong những nội dung đã được các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc nhất trí tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc được tổ chức ở thành phố Busan vào tháng 11 năm ngoái.
Trong khuôn khổ chương trình này, Chính phủ Hàn Quốc sẽ dành tổng cộng 90 suất học bổng đào tạo tiến sĩ cho ứng viên từ các nước ASEAN theo học tại 6 trường đại học danh tiếng của Hàn Quốc trong 5 năm tới. Dự kiến, 11 ứng viên được chọn trong đợt tuyển sinh đầu tiên sẽ nhập học từ tháng 9/2020.
Tại buổi lễ được tổ chức trực tuyến, 11 ứng viên được chọn cùng 500 ứng viên tiềm năng khác từ các nước ASEAN đã bày tỏ quan tâm tới chương trình nghiên cứu sau đại học tại Hàn Quốc và trình bày kế hoạch phát triển sự nghiệp sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu, học tập tại nước này.
Trong bài phát biểu chào mừng, Đại sứ Hàn Quốc tại ASEAN Lim Sungnam khẳng định rằng, với việc thực hiện thành công chương trình học bổng này, Chính phủ Hàn Quốc hy vọng có thể đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực tại từng quốc gia thành viên ASEAN.
Khẳng định HEAT là "khoản đầu tư tương lai" cho các nước khu vực, Đại sứ Lim Sungnam bày tỏ tin tưởng rằng những người nhận được học bổng sẽ trở thành "hạt giống" ươm mầm các nhà lãnh đạo ASEAN trong vai trò giảng dạy tại các trường đại học sau khi trở về nước.
Về phần mình, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa - xã hội, ông Kung Phoak nhấn mạnh rằng giao lưu nhân dân thông qua việc cấp học bổng có thể thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và Hàn Quốc, cũng như góp phần tăng cường quan hệ song phương.
Phó Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao sự hỗ trợ nhiệt tình của Chính phủ Hàn Quốc nhằm tạo cơ hội quý giá cho các nhà nghiên cứu ASEAN. Ông cho rằng trong giai đoạn bình thường mới hiện nay, vấn đề đào tạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Về phần mình, Chủ tịch KCUE, ông Kim Inchul cho biết HEAT không chỉ cho phép ASEAN phát triển nguồn nhân lực, mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh và năng lực của các trường đại học Hàn Quốc thông qua chương trình học bổng này.
HEAT có tổng ngân sách 8,3 triệu USD do Quỹ Hợp tác ASEAN - Hàn Quốc (AKCF) hỗ trợ dành cho nhiều dự án và chương trình nhằm tăng cường quan hệ Hàn Quốc - ASEAN và đóng góp vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
AKCF được thành lập năm 1990 với khoản đóng góp lên tới 1 triệu USD/năm. Kể từ năm 2019, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng gấp đôi khoản đóng góp hằng năm cho AKCF lên 14 triệu USD trong khuôn khổ Chính sách hướng Nam mới.
Mỹ bác tin rút quân khỏi Hàn Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper bác tin nước này có thể rút bớt quân khỏi Hàn Quốc, khẳng định sẽ tăng cường thay lực lượng luân phiên. "Tôi chưa ra lệnh rút lực lượng khỏi bán đảo Triều Tiên. Chiến lược Phòng thủ Quốc gia đang được áp dụng và có thể dẫn tới nhiều động thái điều chuyển binh sĩ để...