Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết là hành vi vi phạm pháp luật
Thời điểm cận Tết, nhu cầu sử dụng rượu bia của người dân tăng mạnh, tình trạng ép nhau uống rượu bia diễn ra khá thường xuyên, gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng.
Vậy theo quy định, hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia có vi phạm pháp luật?
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán 2023, thời điểm cận Tết như vậy thường có những buổi họp mặt, tổng kết cuối năm và việc sử dụng rượu bia là điều gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cũng từ những ‘cuộc nhậu’ cuối năm như vậy, nhiều sự việc, tai nạn liên quan đến việc sử dụng rượu bia đã xảy ra, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người.
Vậy, dưới góc độ pháp lý, việc này sẽ được nhìn nhận thế nào?
Cuối năm thường diễn ra những bữa tiệc tất niên, tổng kết… việc sử dụng rượu bia là không thể tránh khỏi…
Ép người khác uống rượu, bia có vi phạm pháp luật?
Không chỉ trong dịp cuối năm tình trạng sử dụng rượu bia mới tăng cao mà kể cả trong cuộc sống thường nhật, tỷ lệ người sử dụng rượu, bia cũng rất cao. Việt Nam là một trong những top quốc gia tiêu thụ nhiều bia nhất thế giới. Thế nhưng những hệ luỵ từ việc sử dụng những đồ uống có cồn vẫn thường xuyên xảy ra, thậm chí còn vi phạm pháp luật.
Vậy, hành vi sử dụng rượu, bia cũng như ép buộc người khác sử dụng được quy định như thế nào về mặt pháp luật.
Pháp luật hiện hành tuy không cấm sử dụng rượu, bia trong cuộc sống, tuy nhiên có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng rượu bia.
Video đang HOT
Cụ thể, căn cứ tại Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia thì hành vi ‘ép buộc người khác uống rượu, bia’ là hành vi bị cấm.
Do đó, hành động ép người khác uống rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Ép buộc, xúi giục người khác sử dụng rượu bia là hành vi bị cấm trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Bên cạnh đó, Nghị định 117/2020/NĐ-CP được ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm quy định chế tài để điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu bia.
Theo đó, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP). Trường hợp tổ chức vi phạm, tổ chức đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 30, khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Tuy nhiên, độ tuổi sử dụng rượu, bia đang dần trẻ hoá, thậm chí có lứa tuổi trẻ vị thành niên.
Về vấn đề này, hiện các văn bản trên chỉ quy định chế tài xử phạt đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia mà không quy định xử phạt hành vi ép buộc người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc ‘cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia’, vậy nên cần lưu ý đối với người chưa đủ 18 tuổi nhưng trong khoảng từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà uống rượu, bia thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt nếu trên.
Trường hợp bên ép buộc có hành vi ép buộc người đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia thì cả bên ép buộc lẫn bên bị ép buộc uống rượu, bia đều có thể bị xử phạt.
Người bị ép uống rượu, bia gây thiệt hại thì người ép buộc có phải chịu trách nhiệm?
Căn cứ theo Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Nhiều hệ luỵ nghiêm trọng từ việc sử dụng rượu bia gây ra.
Theo quy định trên thì khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo đó, người ép người khác uống rượu bia phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại nếu như người bị ép uống rượu bia gây ra thiệt hại.
Sôi nổi Ngày hội công nhân chào Xuân Quý Mão 2023
Ngày 25/12, tại thành phố Vinh, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức "Ngày hội công nhân chào Xuân Quý Mão 2023".
Đây là sự kiện khởi động cho các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động trong dịp Tết Nguyên đán 2023, gắn với chủ đề "Tết Sum vầy - Xuân gắn kết".
UBND tỉnh Nghệ An trao bằng khen cho 30 công nhân lao động có thành tích tiêu biểu trong hoạt động công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động.
Ngày hội thu hút sự tham gia của 1.000 công nhân lao động tiêu biểu đại diện cho gần 90.000 công nhân lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Phát biểu tại Ngày hội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám cho rằng, trong những năm qua, các cấp Công đoàn toàn tỉnh đã chú trọng, nỗ lực thực hiện vai trò, chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động. Các hoạt động hỗ trợ công nhân, người lao trong các dịp lễ, Tháng Công nhân, Tết Sum vầy đã được các cấp Công đoàn tổ chức sôi nổi, lan tỏa rộng khắp, thể hiện sự quan tâm, động viên kịp thời. Thông qua chương trình, công nhân lao động sẽ hiểu và tin tưởng nhiều hơn vào tổ chức Công đoàn, tích cực tham gia xây dựng Công đoàn vững mạnh, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình ở từng doanh nghiệp.
Tại ngày hội, các đại biểu và công nhân viên chức lao động được khám bệnh miễn phí.
Công nhân, viên chức, lao động tham gia mua sắm tại gian hàng phúc lợi công đoàn tại Ngày hội.
Ngày hội là dịp để tổ chức Công đoàn tri ân, động viên, biểu dương những công nhân lao động đã nỗ lực thi đua lao động sản xuất, vượt qua hoàn cảnh khó khăn đạt nhiều thành tích cao trong lao động, tham gia xây dựng doanh nghiệp phát triển, làm giàu cho quê hương đất nước.
Tại Ngày hội, các đại biểu và công nhân lao động đã tham gia nhiều hoạt động bổ ích như: đồng diễn dân vũ tập thể, mua sắm tại gian hàng giảm giá, gian hàng phúc lợi Công đoàn, tham gia các trò chơi dân gian...
Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An trao 7 ngôi nhà mái ấm công đoàn (trị giá 40 triệu đồng/căn) cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Nghệ An trao tặng Bằng khen cho 30 công nhân lao động có thành tích tiêu biểu trong hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân viên chức lao động. Đặc biệt, tại chương trình, Liên đoàn Lao động tỉnh đã trao 7 ngôi nhà "mái ấm Công đoàn" với tổng trị giá 280 triệu đồng; đồng thời trao 1.000 suất quà tặng công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Tai nạn giao thông liên quan đến người trẻ tuổi có xu hướng tăng Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo "Nâng cao an toàn giao thông đối với người đi xe máy" do Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia vừa tổ chức. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có 25 người chết do tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, chủ yếu là người đi môtô, xe gắn máy (gọi...