Enteco Việt Nam, doanh nghiệp thứ 354 niêm yết tại HNX
Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 1-12 tới, sẽ đưa sáu triệu cổ phiếu GMA (tương ứng tổng trị giá 60 tỷ đồng) của CTCP Enteco Việt Nam chính thức giao dịch trên thị trường niêm yết, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 11.600 đồng/cổ phiếu. Đây là doanh nghiệp thứ 354 niêm yết cổ phiếu tại HNX.
CTCP Enteco Việt Nam thành lập ngày 10-10-2011; hoạt động chính trong các lĩnh vực cho thuê và sửa chữa máy móc thiết bị công trình; sản xuất các thiết bị công trình phục vụ ngành thi công nền móng, xây dựng dân dụng.
Về tình hình kinh doanh, năm 2019, Enteco Việt Nam ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 118 tỷ đồng và lãi ròng đạt hơn bốn tỷ đồng, tăng lần lượt 6% và 5,5% so năm 2018.
Sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công ty báo cáo doanh thu thuần sáu tháng đầu năm giảm 33% so cùng kỳ, xuống còn 52 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ chi phí bán hàng giảm mạnh và lợi nhuận gộp tăng đáng kể nên lợi nhuận sau thuế bán niên đạt gần bốn tỷ đồng, tăng 94% so cùng kỳ năm 2019.
HĐQT công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh, năm 2020, với 130 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 47 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau sáu tháng đầu năm, công ty hoàn thành 40% mục tiêu doanh thu và 50% chỉ tiêu lợi nhuận.
Video đang HOT
Tổng tài sản của công ty tính đến 30-6-2020 là 137 tỷ đồng, tăng ba tỷ đồng so thời điểm đầu năm. Trong cơ cấu, tài sản dài hạn đạt 86 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65%.
Khẩu trang tồn kho, Bộ Công Thương đề xuất tháo gỡ
Theo Bộ Công thương, năng lực sản xuất khẩu trang vải của ngành dệt may lên tới 11 triệu chiếc/ngày và đang tồn kho lên tới 20 triệu chiếc. Cùng với đó, năng lực sản xuất khẩu trang y tế là hàng chục triệu chiếc/ngày nhưng việc xuất khẩu gặp khó khăn.
Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu khẩu trang. Ảnh: TTXVN.
Theo ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), hiện năng lực sản xuất khẩu trang vải lên tới 11 triệu chiếc/ngày, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch cũng như viện trợ nhiều nước. Tuy nhiên, năng lực tiêu thụ khẩu trang vải thấp, nên việc tiêu thụ khó khăn khi tổng lượng tồn kho từ số liệu của 20 doanh nghiệp lên tới 20 triệu chiếc.
Đối với khẩu trang y tế, ông Hoài cho biết năng lực sản xuất của các doanh nghiệp cũng được tăng lên tới hàng chục triệu chiếc/ngày. Tuy nhiên, vướng mắc trong hoạt động mua dự trữ phục vụ phòng dịch của ngành y tế đã gây ách tắc toàn bộ hoạt động xuất khẩu. Trong 60 triệu chiếc khẩu trang y tế cần dự trữ cho phòng dịch mới mua được 46 triệu chiếc.
Lãnh đạo Cục Công nghiệp nhấn mạnh: "Chính phủ đã ra kết luận về việc cấp phép xuất khẩu khẩu trang y tế. Hiện nay, năng lực sản xuất lớn nhưng chỉ vì ngành y tế chưa mua đủ 14 triệu chiếc mà gây khó khăn chung".
Do đó ngành y tế cần đẩy nhanh việc mua đủ lượng khẩu trang y tế dự trữ còn thiếu thông qua cơ chế đấu thầu, sau đó cho phép doanh nghiệp xuất khẩu không giới hạn.
Trên thực tế, sau khi Thu tương cho phep xuất khẩu khẩu trang y tế, Bô Y tê đang lây y kiên cac bô, nganh vê dư thao Tơ trinh gưi Chinh phu vê viêc xuât khâu măt hang nay trong giai đoan phong chông dich COVID-19.
Trong văn bản gửi Bộ Y tế mới đây về phương án sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 20/NQ-CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Công Thương nêu rõ: Dự thảo Tờ trình đề xuất cho phép doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế nếu đã bán hoặc có văn bản thỏa thuận hỗ trợ cho sơ sở y tế trong nước tối thiểu 20% số lượng dự kiến xuất khẩu, quy định này trên thực tế khó triển khai. Bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ký được hợp đồng bán khẩu trang cho cơ sở y tế trong nước trong thời gian ngắn, chưa kể trường hợp cơ sở y tế không có nhu cầu mua hoặc chỉ có thể mua được số lượng rất nhỏ.
Bên cạnh đó, việc tiến hành đấu thầu hoặc thương lượng để đi đến ký hợp đồng cũng không thể hoàn tất trong thời gian ngắn. Do vậy, việc yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình văn bản công bố trúng thầu và hợp đồng đã ký với cơ sở y tế sẽ không đáp ứng được yêu cầu của Thủ tướng về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế.
Trong trường hợp doanh nghiệp hỗ trợ (được hiểu là cung cấp miễn phí) khẩu trang cho cơ sở y tế trong nước mới được xuất khẩu, tỷ lệ yêu cầu hỗ trợ 20% có thể là quá cao.
Để tận dụng thời cơ xuất khẩu khẩu trang y tế, đồng thời đảm bảo có thể huy động khẩu trang y tế bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước, Bộ Công Thương đề nghị cơ chế quản lý xuất khẩu khẩu trang y tế đó là duy trì chế độ cấp phép.
Doanh nghiệp được cấp phép được xuất khẩu không hạn chế, nhưng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải cam kết sẵn sàng cung cấp số lượng tối thiểu 10% năng lực sản xuất đã kê khai với Bộ Y tế cho nhu cầu sử dụng trong nước trong trường hợp được huy động.
Với những doanh nghiệp xuất trình được tài liệu chứng minh đã tham gia bán hoặc hỗ trợ khẩu trang cho Bộ Y tế, cơ sở y tế tối thiểu 10% năng lực sản xuất thì được miễn yêu cầu cam kết nói trên.
Khi yêu cầu chống dịch trong nước tăng cao, Bộ Y tế có quyền hạn chế số lượng cấp phép hoặc dừng cấp phép. Giao Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc bãi bỏ chế độ cấp giấy phép khi nhu cầu dự trữ đã được đáp ứng hoặc lập lại chế độ cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế khi có nhu cầu.
Bộ Công Thương cũng đề nghị giao Bộ Tài chính nhiệm vụ cung cấp thường xuyên cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 số liệu về xuất khẩu khẩu trang (bao gồm cả khẩu trang y tế và khẩu trang vải) để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu kịp thời.
Theo dự thảo Tờ trình của Bộ Y tế, năng lực sản xuất của 47 doanh nghiệp có thể lên đến 25,5 triệu chiếc khẩu trang/ngày nếu đủ nguyên liệu sản xuất. Bộ này thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao mua dự trữ 60 triệu chiếc khẩu trang y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, nhưng đến nay mới ký hợp đồng mua 46 triệu chiếc (trong đó 23 triệu chiếc có thể cung cấp trong tháng 4/2020 và 12 triệu chiếc sẽ được cung cấp trong tháng 5/2020). Hiện còn 14 triệu chiếc chưa mua được theo kế hoạch được giao.
Trung Hiếu
TP Hồ Chí Minh: 12.380 doanh nghiệp đã tự đánh giá rủi ro lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 Tính đến nay, TP Hồ Chí Minh đã có 12.380 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tự thực hiện đánh giá theo Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19 do UBND TP Hồ Chí Minh ban hành. Các cơ quan chức năng kiểm tra mức độ an toàn đối với dịch bệnh tại Công ty PouYuen Việt Nam. Ảnh: TTBC...