EMA phê duyệt vaccine ngừa các biến thể phụ của Omicron
Ngày 12/9, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 đã được điều chỉnh để chống các dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omciron.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Vaccine nói trên do các hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech phát triển, nhằm vào các dòng phụ BA.4 và BA.5 của Omicron cũng như virus chủng gốc SARS-CoV-2. EMA khuyến nghị tiêm vaccine này cho người từ 12 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19.
Theo quy trình xét duyệt, vaccine này cần được Ủy ban châu Âu đưa ra quyết định cấp phép lưu hành tại châu Âu.
Trước đó, ngày 1/9, EMA cũng đã phê duyệt các vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech và Moderna được điều chỉnh phù hợp chống biến thể phụ BA.1 của Omicron.
Video đang HOT
Hiện các quốc gia châu Âu muốn gấp rút thông qua các loại vaccine thế hệ mới để khởi động chiến dịch tiêm mũi tăng cường để ứng phó nguy cơ bùng phát làn sóng COVID-19 mới vào cuối năm nay. Trong những tháng gần đây, các biến thể phụ BA.4 và BA.5 được xác định là nguyên nhân gây làn sóng dịch COVID-19 tại Mỹ và châu Âu.
Các dòng phụ của biến thể Omicron được cho là chỉ gây các triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ, mệt mỏi, mất khứu giác… do virus trú ngụ nhiều ở vùng hô hấp trên mà không phải phổi.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 12/9, Bỉ đã khởi động chiến dịch tiêm vaccine mũi 4 phòng COVID-19. Chiến dịch này chủ yếu nhằm vào những người dễ bị tổn thương và dễ bị phơi nhiễm nhất gồm những người suy giảm miễn dịch, người từ 65 tuổi trở lên, người làm việc trong lĩnh vực y tế, người có bệnh lý nền.
Các chuyên gia cho rằng làn sóng mới của COVID-19 sẽ diễn ra trong tháng 10-11 do sự phục hồi của các hoạt động xã hội. Chiến dịch tiêm chủng cho những người từ 65 tuổi trở lên có thể giúp hạn chế tỷ lệ ca có biến chứng nặng cần nhập viện điều trị.
Cùng ngày, Hy Lạp thông báo từ ngày 14/9 tới nước này sẽ sử dụng các loại vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech and Moderna đã cải tiến để phòng ngừa các biến thể phụ của Omicron. Các loại vaccine này sẽ được sử dụng để tiêm mũi tăng cường cho người dân thuộc đối tượng ưu tiên theo chỉ định của Ủy ban tiêm chủng quốc gia của nước này.
Đối tượng ưu tiên gồm người từ 60 tuổi trở lên, bệnh nhân ức chế miễn dịch hoặc mắc các bệnh mãn tính nghiêm trọng, nhân viên y tế và nhân viên của viện dưỡng lão. Tính đến nay, Hy Lạp đã tiêm chủng tổng cộng 21.350.000 liều vaccine. Hơn 7,6 người đã hoàn thành tiêm chủng cơ bản. Hơn 5,8 triệu người đã tiêm mũi tăng cường.
Theo báo cáo mới nhất, tuần từ 29/8 đến 4/9, Hy Lạp ghi nhận 40.100 ca mắc mới COVID-19 và 180 ca tử vong do bệnh này.
Nhật Bản ghi nhận trên 190.000 ca mắc COVID-19 trong ngày 22/7
Số liệu thống kê vừa được cơ quan y tế Nhật Bản công bố cho thấy nước này tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục trong ngày thứ 3 liên tiếp, với trên 190.000 ca mắc trong ngày 22/7.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 21/7/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đây đã là làn sóng lây nhiễm thứ 7 do dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron gây ra. Hiện số ca nhiễm BA.5 chiếm tới 96% số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản. Trong ngày 22/7, thủ đô Tokyo ghi nhận 34.995 ca mắc mới COVID-19 - mức cao kỷ lục trong ngày thứ 2 liên tiếp. Trong đó, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi cho kết quả xét nghiệm dương tính với nguy cơ lây nhiễm cao.
Tình hình trên đang gây sức ép đáng kể đối với hệ thống y tế của Nhật Bản, song Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính phủ "không dự định đưa ra các biện pháp hạn chế mới đối với di chuyển của người dân".
Thay vào đó, để giúp duy trì hoạt động của xã hội và nền kinh tế, chính phủ nước này đã quyết định cắt giảm thời gian cách ly đối với những người từng có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 xuống chỉ còn 5 ngày so với mức trước đó là 7 ngày. Theo quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/7, những người cho kết quả xét nghiệm âm tính trong 2 lần xét nghiệm kháng nguyên liên tiếp cũng sẽ chỉ phải cách ly trong 2 ngày.
Cũng trong ngày 22/7, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã đề xuất triển khai chương trình tiêm mũi thứ 5 vaccine phòng COVID-19 cho những đối tượng có nguy biến chứng cao như người cao tuổi. Loại vaccine được bộ này tính đến là vaccine đang được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược Pfizer/BioNTech, được xác định có hiệu quả đối với các biến thể phụ của Omicron và nhiều khả năng sẽ được thương mại hóa vào mùa Thu năm nay.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cho biết việc thúc đẩy tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 5 mang lại kỳ vọng về hiệu quả ngăn ngừa biến chứng nặng. Bộ này sẽ tiếp tục thảo luận về mở rộng đối tượng tiêm chủng và khoảng cách mũi tiêm trên cơ sở những thông tin khoa học có được trong thời gian tới và động thái của các quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, bộ trên cũng đề xuất mở rộng đối tượng tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 4 đối với nhân viên y tế và nhân viên điều dưỡng, đồng thời, xem xét chấp nhận tiêm chủng đồng thời vaccine COVID-19 và vaccine phòng ngừa cúm mùa.
Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đang triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 4 và chỉ giới hạn đối tượng là những người cao tuổi, người có bệnh nền, hoặc những người được bác sĩ chẩn đoán có nguy cơ biến chứng cao. Hai loại vaccine được sử dụng là vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và hãng Moderna.
Nguy cơ biến thể Omicron gây làn sóng dịch lớn thứ hai tại Mỹ Tờ The Guardian của Anh ngày 11/7 đưa tin dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron là nguyên nhân gây phần lớn số ca mắc mới COVID-19 trên toàn nước Mỹ chỉ trong vài tuần qua và có nguy cơ gây làn sóng dịch lớn thứ hai tại nước này. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Theo bài...