EMA phê chuẩn sử dụng vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Valneva
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 23/6 đã phê chuẩn vaccine ngừa COVID-19 của Valneva – công ty dược phẩm liên doanh của Pháp và Áo.
Theo đó, đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 6 được EMA phê chuẩn cho đến nay.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Valneva. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau quá trình đánh giá dữ liệu về loại vaccine này, EMA khẳng định vaccine ngừa COVID-19 của Valneva đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về hiệu quả, chất lượng và mức độ an toàn của Liên minh châu Âu (EU).
Video đang HOT
Trong thông báo mới nhất, EMA nêu rõ cơ quan này khuyến nghị cơ quan chức năng châu Âu cấp phép lưu hành loại vaccine ngừa COVID-19 trên thị trường và đối tượng sử dụng là người trong độ tuổi từ 18 đến 50.
Khác so với các loại vaccine ngừa COVID-19 đang được lưu hành trên thị trường, vaccine ngừa COVID-19 của Valneva được sản xuất dựa trên công nghệ truyền thống có chứa các hạt bất hoạt của chủng virus corona ban đầu không gây lây nhiễm. Do đó, công ty này hy vọng sản phẩm sẽ đón nhận được ủng hộ của khách hàng – những người còn do dự tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Ủy ban châu Âu (EC) đã ký hợp đồng mua 60 triệu liều vaccine này trong năm 2022 và 2023.
Bộ Y tế Thái Lan khuyến nghị tiêm định kỳ liều tăng cường vaccine phòng COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã thông qua việc tiêm định kỳ mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường bốn tháng một lần cho những người đã tiêm ba liều.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cục trưởng Cục Kiểm soát dịch bệnh (DDC) Opas Karnkawinpong cho biết Tiểu ban của DDC về thúc đẩy miễn dịch đã trích dẫn dữ liệu chỉ ra rằng khả năng miễn dịch suy giảm từ 3-4 tháng sau khi tiêm chủng. Tiến sĩ Opas nói rằng các nhóm nguy cơ cao gồm những người từ 60 tuổi trở lên, những người có bệnh nền và phụ nữ mang thai có thể tiêm liều vaccine tăng cường 4 tháng/lần nếu cần thiết. Những người có kế hoạch đi du lịch nước ngoài, hoặc có hệ miễn dịch suy giảm cũng được khuyên làm như vậy.
Hiện nay, việc tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Thái Lan vẫn đang được thúc đẩy. Tính đến ngày 14/6, 81,8% dân số Thái Lan đã tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19, 76,1% được tiêm ít nhất hai liều và 41,6% được tiêm ít nhất một liều tăng cường.
Về tình hình COVID-19, trong 24 giờ qua (tính đến sáng 16/6), Thái Lan ghi nhận thêm 2.153 ca mắc mới cùng 17 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm từ khi dịch bùng phát vào đầu năm 2020 đến nay lên 4.492.913 ca, trong đó có 30.403 người không qua khỏi.
Do tình hình dịch bệnh đang giảm dần, Bộ Y tế Thái Lan đang xúc tiến việc đề nghị Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) cho phép không đeo khẩu trang tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm thấp và tỷ lệ tiêm chủng cao.
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ nghiên cứu những ưu điểm và nhược điểm của việc dỡ bỏ biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang và trình bày kết luận tại cuộc họp của CCSA vào ngày 17/6.
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết Thủ tướng Prayut, trên cương vị là người đứng đầu CCSA, đã chỉ thị cho tất cả các cơ quan chính phủ liên quan phân tích tình hình COVID-19 hiện tại và nghiên cứu các biện pháp ứng phó với tình hình được cải thiện nếu CCSA quyết định dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang.
CCSA sẽ lắng nghe ý kiến từ một số chuyên gia và sẽ đưa ra quyết định một cách thận trọng, có tính đến sức khỏe và an toàn cộng đồng.
Khảo sát: Trẻ em ít gặp phản ứng phụ với vaccine ngừa COVID-19 hơn người lớn Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả khảo sát mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy trẻ em ở nhóm tuổi từ 5-11 có tỷ lệ sốt thấp hơn so với người lớn sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai phòng COVID-19. Nhật Bản bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ...