Em từ chối tiếp tục yêu tôi vì “mẹ anh là lao công”
Tôi gặng hỏi lý do vì sao chia tay? Em chỉ trả lời duy nhất 1 câu: “Mẹ anh là lao công”. Tai tôi như ù đi… Vì lý do này khiến tôi không thể ngờ được.
Tôi gặng hỏi lý do vì sao? Em chỉ trả lời duy nhất 1 câu: “Mẹ anh là lao công”. Tai tôi như ù đi… Vì lý do này khiến tôi không thể ngờ được (Anh minh hoa)
Thơi gian gân đây, thây moi ngươi ban luân nhiêu vê chuyên lưa chon trai giau, trai ngheo đê yêu, tôi xin kê câu chuyên co thât đa xay ra vơi minh. Xin cho tôi không vong vo ma đi thăng vao câu chuyên cua minh.
Tôi còn nhớ ngày ấy – Ngày mà xứ Huế mưa rả rich, những cơn mưa ngâu cứ rơi rơi cho lòng tôi như nát tan. Hôm ấy tôi và em đứng dưới mưa rất lâu, thi thoảng lưỡi tôi “bắt” được vị mặn mặn, mà tôi cũng chẳng biết đó là nước mắt hay nước mưa, chỉ biết nó rất ấm, thi thoảng còn nóng nữa.
Thế là em và tôi chia tay. Tôi gặng hỏi lý do vì sao? Em chỉ trả lời duy nhất 1 câu: “Mẹ anh là lao công”. Tai tôi như ù đi… Vì lý do này khiến tôi không thể ngờ được.
Em bảo: “Em xấu hổ khi gặp &’mẹ chồng’ tương lai mặc bộ đồng phục lao công ngoài đường”
Nhiều khi mẹ tôi làm việc xong nhưng vì nhiều lí do nên me cứ mặc nguyên bộ đồ lao công ra ngoài đường làm các việc lặt vặt thêm.
Khi ấy em cùng bạn bè ngang qua, mấy đứa bạn cũ cùng lớp hét toáng lên: “Mẹ chồng tương lai con L kìa” hay “Ra phụ giúp &’mẹ’ đi mày”… Thế là em mặt đỏ không phải vì bị phát hiện mà đỏ măt xâu hô vì mẹ tôi làm nghề lao công. Em tủi hờn nên phóng xe một mạch về nhà và khóc tức tưởi.
Em nói: “Bố mẹ em không chấp nhận môi quan hê của 2 đứa vì 2 gia đình không tương xứng”
Video đang HOT
Gia đình em: Bố là công an, mẹ là giáo viên. Tôi nhớ lúc lần đầu về ra mắt “mẹ vợ”, mẹ em đã im lặng khi nghe tôi kể mẹ tôi là lao công quét rác. Tuy bác gái không “tròn mắt, miệng há hốc” nhưng tôi đủ hiểu mẹ em không thể chấp nhận một người như tôi lam ban trai cua con gai ba.
Những ngày sau đó, tôi có về chơi nhưng bác gái cũng không niềm nở chào hỏi như lần đầu tiên, mà chỉ ngồi im. Tôi biết phân mình nên rút lui.
Em tủi: “Mỗi khi tụ họp, bạn bè kể vơi nhau về gia đình chồng tương lai là em chạnh lòng”
Những cô bạn thân của em ngoài giờ làm việc thì tụ tập lại kể cho nhau nghe. Nao là, tất tần tật về người yêu sắp cưới, gia đình chồng thế nào, công việc của bố mẹ chồng ra sao.
Hôm ấy em thủ thỉ trên điện thoại giọng buồn buồn. Em nói gia đình chồng cua bọn bạn em giàu lắm. Răng mẹ chồng nó làm kế toán trưởng ngân hàng nên nó được chuyển đến ngân hàng ba ấy làm…
Tôi im lặng…
Em đã như thê, tôi nghĩ cũng đủ để nói lời xa nhau vì càng níu kéo sẽ làm khổ nhau thôi. Cũng có người nói tôi phải giải thích cho cô ấy rằng gia đình mẹ chồng hay mẹ vợ không quan trọng mà quan trọng là hai đưa sau này. Có ý kiến khác thi bảo tôi chưa gì đã “rút lui”…
Nhưng tôi đa nghi răng, nếu cô ấy đã nói lơi chia tay vì mẹ tôi là lao công thì cho dù có lấy về làm vợ, tôi nghĩ cô ấy cũng không thể tốt với mẹ chồng được. Đành thế mỗi người đi mỗi phía như thế sẽ tốt cho nhau và mẹ tôi vẫn tiếp tục “ăn cơm nửa bữa, ngủ với chồng nửa đêm” – Những công việc lao công rất vất vả, họ hi sinh thầm lặng là người đem lại không khí trong lành mỗi ngày; Những lúc người ta chìm trong giấc ngủ là những lúc mẹ tôi lục đục thức dậy đi làm việc…
Giơ tôi vân chưa bao giơ ân hân vê quyêt đinh chia tay nay.
Theo VNE
Thiếu gia Hà Nội đi ô tô xin gạo cho người nghèo
Đều đặn hàng tháng, nhiều gia đình nghèo ở Hà Nội lại nhận được gạo và trứng của một người lạ. Họ chỉ biết người đó tên Trung hay lái ôtô đi xin gạo, quần áo rồi mang tới cho người khó khăn mà không biết tên hay địa chỉ cụ thể.
Mê hồn hương "bóng cười" khuấy đảo dân chơi Hà Nội
Cơ duyên "không giống ai"
Đều đặn mỗi tháng một lần, Nguyễn Thành Trung (26 tuổi, Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội) lại lặng lẽ quyên góp gạo, trứng, quần áo mang đến tặng từng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Nội. Nhờ sự giúp đỡ của Trung mà nhiều người nghèo đã không còn phải lo chạy ăn từng bữa như trước.
Gia đình chị Phương (24 tuổi) là một trong số những hộ đặc biệt khó khăn ở quận Ba Đình thường xuyên nhận được gạo, trứng từ tay Trung. Nhà nghèo, bản thân không được minh mẫn, người mẹ lại già yếu nên Phương phải đi nhặt rác để kiếm sống qua ngày. Bữa cơm đạm bạc của gia đình thường chỉ có cơm trắng và bát canh chan tạm. Nhiều hôm không có tiền, mấy mẹ con lại phải ôm nhau nhịn đói. Thế nên khi nhận được sự giúp đỡ từ Trung, chị Phương đã không nén được sự xúc động: "Từ ngày có gạo của cậu Trung, mình không còn phải lo tiền đong gạo, có lúc còn để dành được tiền mua thêm miếng thịt, con cá cho mẹ già bồi bổ sức khỏe...". Nói đến đây, chị Phương lại rơm rớm nước mắt.
Bà Dần (hơn 70 tuổi làm nghề nhặt rác dưới chân cầu Long biên) cũng là trường hợp được Trung giúp đỡ hàng tháng. Sống trong căn phòng trọ chật hẹp, không người thân thích nên bà Dần thường xuyên phải "chạy ăn từng bữa". Tay run run, nhận món quà vừa được tặng, bà Dần xúc động cho biết, không chỉ vui vì có thêm gạo ăn mà lâu lắm rồi bà mới lại cảm nhận được sự quan tâm, tình cảm chân thành mà mọi người dành cho mình.
Đây chỉ là hai trong số hàng trăm gia đình đã được chàng trai trẻ Nguyễn Thành Trung tặng gạo và trứng hàng tháng. Sinh năm 1988, trong một gia đình giàu có, bản thân Trung cũng là giám đốc một doanh nghiệp, vẫn được bạn bè mệnh danh là "thiếu gia nhà giàu" nhưng ngoài đời Trung lại hết sức giản dị, thân thiện. Đặc biệt, Thành Trung thường xuyên mang tiền đi mua gạo, xây nhà giúp đỡ người nghèo.
Kể về cơ duyên gắn bó với công việc thiện nguyện không giống ai của mình, Trung chia sẻ: "Bản thân mình là người đa cảm nên rất hay xúc động trước những hoàn cảnh khó khăn. Cách đây khoảng 4 năm khi lái xe đi làm về muộn, chứng kiến hình ảnh một người đàn ông nhặt rác nghèo khó nhưng sẵn sàng vét sạch những đồng tiền cuối cùng để mua bánh, nước cho một người tàn tật bên vệ đường, mình đã lặng đi. Câu chuyện này đã ám ảnh mình rất lớn và chính là động lực để mình thực hiện công việc thiện nguyện sau này".
Lái ô tô đi xin gạo cho người nghèo
Để có gạo giúp đỡ người nghèo, cứ cuối tuần tranh thủ thời gian rảnh, Trung lại lái ô tô đến các khu phố ở Hà Nội, quyên góp từng bao gạo nhỏ của những nhà hảo tâm, sau đó cùng nhóm từ thiện do mình lập ra, đóng thành từng bao 10kg để phân phát cho người nghèo. Cũng có khi, Trung vận động các bạn tình nguyện viên đến từng trường học, tổ chức các buổi quyên góp từ thiện, ủng hộ gạo. Mỗi lần như thế, Trung thường dành thời gian để chia sẻ với các em học sinh những câu chuyện tình người xúc động mà mình gặp trong cuộc sống.
Trung quan niệm, làm từ thiện không chỉ đơn thuần là giúp đỡ ai đó về vật chất mà còn phải thể hiện được tình cảm, sự chân thành. Đôi khi, đơn giản chỉ là tìm cách giúp một bà cụ sang đường, tặng cô lao công một cốc nước mát giữa trời nắng cũng là những hành động thiện nguyện, đáng trân trọng.
Chàng thanh niên này chia sẻ, không ít lần đi làm về muộn giữa đêm khuya, thường tranh thủ mua bánh, sữa rồi tặng cho chị lao công, anh bán hàng rong hay những em bé bán giày lang thang. Nhớ nhất là lần, một người bán bánh giò đã xúc động đến trào nước mắt, khi Thành Chung vận động bạn bè mua ủng hộ hàng trăm chiếc bánh giúp anh được hưởng một buổi tối trọn vẹn bên gia đình.
26 tuổi nhưng Trung cho biết mình hiện tại đã có ba người con nuôi, được Thành Trung giúp đỡ chữa bệnh và đỡ đầu nuôi ăn học. Trong đó, xúc động nhất là trường hợp của bé Thành Tâm.
Trung kể: Hai bà cháu Thành Tâm không có nhà, lang thang giữa đêm 27 tết trong cái buốt lạnh của Hà Nội. Người bà khoảng 70 tuổi, tranh thủ nhặt nhạnh vỏ chai bên đường, trong khi đó đứa trẻ chỉ tầm 3, 4 tuổi bi bô chơi đùa. Trước hoàn cảnh đáng thương của hai bà cháu, Thành Trung đã tìm mọi cách để giúp đỡ, lo chỗ ăn, ở miễn phí. Hiện nay, bé Thành Tâm cũng được ba nuôi cho đi học mẫu giáo cùng các bạn. Em nhanh nhẹn, líu lo hát những bài hát cô dạy, bắt đầu cầm bút tập viết những nét chữ đầu tiên, khác hẳn với vẻ ngoài xanh xao, ốm yếu ngày trước. Hay em bé Tuyết Ngân cũng được Trung vận động, quyên góp tiền mổ tim miễn phí.
Vừa phải điều hành công ty, vừa tranh thủ thực hiện những chuyến từ thiện xa khiến cho Trung luôn tất bật và gần như không có thời gian rảnh. Trung thành thật tâm sự, có nhiều hôm mải mê đóng gạo đến 3, 4 giờ sáng chỉ kịp ngủ vài tiếng rồi lại rong ruổi đến các tỉnh thành ủng hộ gạo cho bà con nghèo. Có đợt, thấy con vất vả quá, mẹ Trung kiên quyết bắt Trung tạm nghỉ công việc từ thiện để lấy sức. Nhưng rồi, chỉ được vài ngày, Trung nóng ruột, lại quyết tâm đi xin gạo, phân phát cho người nghèo.
Mẹ Trung - cô Trần Thanh Mai xúc động cho biết: "Trung thích làm từ thiện từ bé. Có lần đi xe khách về quê thấy những người lao động nghèo bị đuổi xuống giữa đường vì không tiền trả vé xe. Trung nằng nặc đòi mẹ trả tiền hộ. Trông thấy con làm được những việc có ích cho xã hội, là người mẹ tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc, tự hào...".
Mong muốn giúp đỡ được nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn, năm 2013 Trung thành lập Hội "Từ thiện thật", đều đặn xây dựng các kế hoạch thiện nguyện ở khắp mọi miền đất nước. Sắp tới, Trung ấp ủ dự định xây dựng một cây cầu treo vững chắc cho bà con dân tộc nghèo ở Hòa Bình để tiện đi lại khi mùa mưa lũ sắp về.
Điều trăn trở lớn nhất của Trung là có thể giúp đỡ được nhiều hơn những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, giúp nhiều em nhỏ khó khăn thực hiện được ước mơ đến lớp, trường.
Xuân Ngọc - Hà Trang
Theo Dantri
Bom nổ giữa khu biểu tình Bangkok Sáu lao công quét dọn đường phố bị thương, trong đó có 2 người thương nặng, khi một vụ nổ nhỏ xảy ra tại một điểm biểu tình chống chính phủ ở Bangkok lúc gần trưa nay (10/2). Vụ nổ do một quả bom cải tiến hoặc một quả pháo lớn gây ra. Vụ nổ xảy ra vào khoảng 11h30 trên dải phân...