Em trai ông bầu kẹt tiền bán sạch cổ phiếu; đại gia Sướng bị “đá văng” khỏi hội đồng quản trị
Tuần qua, thông tin về đại gia, em trai của một ông bầu có tiếng phải bán sạch cổ phiếu vì kẹt tiền; đại gia Sướng bị “đá văng” khỏi hội đồng quản trị… đã thu hút sự quan tâm của bạn đọc.
Màn “ngửa bài” bất ngờ của “ông trùm” ngành tôm Việt
Cổ phiếu MPC của Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú trên UPCoM ngày 8/6 đã hồi phục rất mạnh, tăng tới 2.300 đồng (tương ứng 6,82%) lên 36.000 đồng sau chuỗi giảm thê thảm trước đó. Đặc biệt là khi, tập đoàn này dính phải cáo buộc giúp các đối tác Ấn Độ tránh thuế chống bán phá giá tại Mỹ.
“Vua tôm” Lê Văn Quang
Ngay lập tức trong cùng ngày, Minh Phú chính thức lên tiếng về vấn đề này trước báo giới. Theo đó, thời điểm hiện tại, tập đoàn này vẫn chưa chính thức nhận được bất kỳ thông tin hay yêu cầu nào từ Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) hay bất cứ cơ quan nào của Chính phủ Mỹ liên quan đến cáo buộc né thuế chống bán phá giá. Hoạt động xuất khẩu tôm vào Mỹ vẫn được tiến hành thông quan bình thường.
Lãnh đạo Minh Phú cho, bức thư của ngài nghị sỹ LaHood chỉ đơn giản là một yêu cầu dựa trên cáo buộc từ một phía, chưa có bằng chứng và cũng không phải là một nghị quyết hay kết luận của cơ quan nhà nước về vấn đề này.
“Vua tôm” Lê Văn Quang tỏ ra rất tự tin khi cho biết, bất kỳ cuộc điều tra nào của CBP cũng sẽ dẫn đến kết luận là Minh Phú hoàn toàn không vi phạm pháp luật Mỹ. Hơn nữa, trong mọi trường hợp, Minh Phú khẳng định việc không tiếp tục sử dụng tôm nguyên liệu từ Ấn Độ sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu (do lượng tôm nhập từ Ấn Độ chỉ chiếm tỷ trọng 10% trong tổng lương tôm đầu vào sản xuất của Minh Phú).
Đại gia Trịnh Sướng lập tức bị “đá văng” khỏi Hội đồng quản trị CCL
Cổ phiếu CCL của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long sáng ngày 7/6 tăng thêm 0,94% lên 4.280 đồng/cổ phiếu.
Trong một động thái mới nhất vừa được đưa ra, CCL công bố đã miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với ông Trịnh Sướng kể từ hôm qua (6/6) sau khi ông Trịnh Sướng bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi sản xuất và mua bán hàng giả là xăng dầu.
Sau khi miễn nhiệm ông Trịnh Sướng, Hội đồng quản trị còn 4 thành viên (chưa giảm giá 1/3 so với quy định) nên chưa cần triệu tập họp ĐHĐCĐ. Số lượng thành viên HĐQT độc lập cũng không có sự thay đổi.
HĐQT CCL cho biết sẽ thông báo miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT mới trong kỳ họp ĐHĐCĐ gần nhất.
Gần 3.000 tỷ đồng bị “cuốn phăng”, đại gia trẻ Nhượng Tống đã qua “nỗi kinh hoàng”?
Cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 sau chuỗi giảm thế thảm đã có hai phiên “hồi sinh” ngoạn mục. Phiên 5/6 mã này chạm trần, tăng 6,86% tương ứng 5.800 đồng và phiên 6/6 tiếp tục tăng thêm 3,99% tương ứng 3.600 đồng lên 93.900 đồng/cổ phiếu. Trước đó, mã này ghi nhận tình trạng lao dốc, đáy cổ phiếu là 84.500 đồng vào ngày 4/6.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống vừa đi qua 1 năm nhiều biến động
Từ mức đỉnh đến đáy của cổ phiếu, YEG đã chứng kiến đà mất giá hơn 75% trong gần một năm lên sàn. Riêng ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đã trải qua khoảng thời gian tồi tệ, bên cạnh những áp lực lớn từ cổ đông thì cá nhân Chủ tịch Yeah1 với sở hữu hơn 37,4% cổ phần tại Yeah1 cũng đã mất gần 3.000 tỷ đồng.
Có vẻ như sự thất vọng của cổ đông và nhà đầu tư đối với “cú đòn trời giáng” YouTube đã được phản ánh hết vào đợt sụt giá vừa rồi. Hiện tại, thông tin hỗ trợ đối với mã này là việc Yeah1 vừa chính thức công bố sẽ mua 2 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 18/6 đến 17/7/2019.
Cần tiền, em trai bầu Đức muốn bán “sạch” cổ phần
Ông Đoàn Nguyên Thu, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai vừa có văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HSX) báo cáo về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ tại tập đoàn này.
Ông Đoàn Nguyên Thu – thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Hoàng Anh Gia Lai
Theo đó, ông Thu đăng ký bán toàn bộ hơn 5 triệu cổ phiếu HAG đang sở hữu, tương đương 0,54% vốn điều lệ của Hoàng Anh Gia Lai. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/6 đến 6/7/2019. Ông Thu cho biết thực hiện giao dịch này nhằm mục đích “cân đối tài chính cá nhân”.
Ông Đoàn Nguyên Thu là em trai của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai.
Donald Trump bất ngờ rắn tay, đại gia Việt đau đớn bốc hơi ngàn tỷ
HVG giảm 7 trong 10 phiên gần đây (1 phiên đứng giá) mất tổng cộng gần 60% kể từ giữa tháng 4, tương đương vốn hóa doanh nghiệp bốc hơi khoảng 1.000 tỷ đồng.
Đây là một diễn biến đáng thất vọng và nó trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng vực dậy doanh nghiệp thủy sản từng được mệnh danh là vua cá tra tại Việt Nam của đại gia Dương Ngọc Minh
Tại ĐHCĐ Hùng Vương đầu hồi cuối tháng 2, ông Dương Ngọc Minh cho biết nếu nhận được mức thuế tốt từ Mỹ thì HVG sẽ chuyển mình không còn đối phó từng năm, mà sẽ xây dựng chiến lược lâu dài, trở lại ngôi vương đứng đầu ngành cá tra với doanh thu 20 ngàn tỷ/năm. Với mức thuế POR 14 sơ bộ (được công bố hồi tháng 9/2018) là 0%, ông Ngọc Minh dự báo khả năng thành công là 80%, còn lại 20% rủi ro là vì yếu tố chính trị.
Tuy nhiên, kỳ vọng chính quyền ông Donald Trump áp mức thuế chống bán phá giá ở mức thấp đã không thành hiện thực.
Thủy sản Hùng Vương hụt hẫng khi bị áp mức thuế chống bán phá giá cao nhất trong nhóm các doanh nghiệp thủy sản sau đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR 14) của Mỹ: 3,87 USD/kg (so với mức 0 USD/kg của kết quả sơ bộ).
Với quyết định này của chính quyền ông Donald Trump, tình hình của HVG trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh tài chính của doanh nghiệp chưa được cải thiện với dư nợ vay gần 3 ngàn tỷ và lỗ lũy kế gần 400 tỷ đồng.
Sau cú sốc POR 14, HVG tiếp tục kế hoạch bán tài sản, thoái toàn bộ vốn 51% cổ phần tại Hùng Vương Sông Đốc,… Tuy nhiên, bất ổn tại doanh nghiệp này vẫn còn và câu trả lời cho sự hồi phục vẫn còn ở phía trước.
Theo Dân trí
Kinh doanh bết bát, "Vua cá tra" Dương Ngọc Minh tiếp tục bán tài sản
Sau hai năm thua lỗ trên 700 tỷ đồng, thủy sản Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh đã phải liên tục bán tài sản và thoái vốn tại các công ty con trong năm 2018. Mới đây nhất, "Vua cá tra" tiếp tục phát đi thông báo thoái toàn bộ 51% vốn cổ phần tại Hùng Vương Sông Đốc.
CTCP Hùng Vương (HVG) của "Vua cá tra" Dương Ngọc Minh mới đây đã phát đi thông báo thoái toàn bộ 51% vốn cổ phần tại Hùng Vương Sông Đốc.
Tiếp tục bán tài sản, quy mô tài sản của thủy sản Hùng Vương giảm 1 nửa so với đỉnh cao
Cụ thể, tại cuộc họp ngày 2.5, Hội đồng quản trị CTCP Hùng Vương (HoSE: HVG) của ông Dương Ngọc Minh đã thống nhất về việc thoái toàn bộ vốn cổ phần tại Công ty Cổ Phần Hùng Vương Sông Đốc. Khối lượng thoái vốn là 3.213.000 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ sổ hữu 51%.
Công ty Cổ Phần Hùng Vương Sông Đốc là 1 trong số 9 công ty con trực tiếp và 1 công ty con sở hữu gián tiếp của thủy sản Hùng Vương được ghi nhận tới thời điểm 31.3.2019 theo báo cáo tài chính quý I.2019 của doanh nghiệp này.
Công văn thủy sản Hùng Vương gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Đây không phải là lần đầu mà Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh bán các khoản đầu tư của mình. Năm tài chính 2018, Hùng Vương đã phải giải thể và bán đất tại CTCP Địa ốc An Lạc, chuyển nhượng cổ phần tại Thực phẩm Sao Ta, Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng, chấp nhận bán Kho lạnh 2 Tân Tạo...
Trong đó, những thương vụ đáng chú ý như, thoái vôn Công ty Cổ phần Thưc phẩm Sao ta (tỷ lệ sở hữu 100%), thu hồi 487 tỷ đồng, lãi 213 tỷ đồng. Đồng thời, thủy sản Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh bán bớt vốn tại Việt Thắng (VTF) cũng thoái vôn tại Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi Viêt Thắng, đã thu hồi 501 tỷ đồng (tương ứng 40%), lãi 187 tỷ đồng. Hùng Vương còn bán Kho lạnh 2 cho Giải pháp Thương mại ABA, thu về gần 151 tỷ đồng...
Tính đến cuối tháng 3.2019, ngoài những công ty con trực tiếp, Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh có 5 công ty liên kết và một công ty liên doanh với giá trị còn lại là 672 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm do lỗ liên kết 109 tỷ đồng.
Được biết, việc bán dần tài sản và đơn vị sở hữu là bước đi "cầm chừng" của HVG xuyên suốt năm 2018, trong bối cảnh xin giãn nợ từ phía ngân hàng. Những động thái này của HVG được kỳ vọng sẽ mang về nguồn tiền dồi dào để giảm gánh nặng nợ vay khiến "vua cá tra" lao đao trong những năm gần đây.
Người đứng đầu Hùng Vương, "Vua cá tra" Dương Ngọc Minh, cũng từng khẳng định công ty có lượng tài sản có giá thị trường vượt xa giá trị sổ sách, vì vậy thanh lý tài sản chắc chắn mang lại lợi nhuận. Mặc dù vậy, tài chính Hùng Vương vẫn còn mất cân đối, trong đó kiểm toán nhấn mạnh khả năng hoạt động kinh doanh của Hùng Vương lúc này phụ thuộc vào khả năng sắp xếp được dòng tiền và kinh doanh có lợi nhuận trong tương lai cũng như việc được tái cơ cấu các khoản nợ ngân hàng.
Quy mô tài sản của thủy sản Hùng Vương
Tính đến thời điểm 31.3.2019, Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh có 8.827 tỷ tài sản với 6.991 tỷ tài sản ngắn hạn và 1.836 tỷ tài sản dài hạn. Trong đó, tài sản ngắn hạn được ghi nhận tại khoản phải thu với 4.752 tỷ và 1.809 tỷ hàng tồn kho. Nếu so với thời đỉnh cao, quy mô tài sản của Hùng Vương giảm gần 50%.
Trong khi quy mô tài sản sụt giảm, quy mô nợ phải trả của Hùng Vương vẫn tiếp tục phình to. Đến cuối tháng 3.2019, nợ phải trả của Hùng Vương tiếp tục tăng thêm khoảng 200 tỷ đồng so với thời điểm 1.10.2018. Trong đó nợ ngắn hạn 6.481 tỷ (chiếm 93% tài sản ngắn hạn) và nợ dài hạn 149 tỷ đồng.
Trong đó, tổng vay nợ tài chính của HVG mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn 3.088 tỷ đồng, chiếm 35% tổng nguồn vốn. Hiện, Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh đang nợ ngắn hạn ngân hàng 2.969 tỷ đồng, vay nhiều nhất tại BIDV với hơn 1.935 tỷ đồng, kế tiếp là Vietcombank với 602 tỷ.
Tại thời điểm 31.3, vốn chủ sở hữu Hùng Vương vào mức 2.197 tỷ, lỗ lũy kế hơn 398 tỷ đồng. Như vậy, dù đẩy mạnh việc bán tài sản nhưng khó khăn vẫn đang bủa vây Hùng Vương.
HVG "vỡ mộng" với POR14, cổ phiếu bốc hơi 50% giá trị trong vòng 1 tháng
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HVG sau giai đoạn bứt phá hồi đầu năm, từ 5.000 lên 8.000 đồng đã giảm không phanh trong 1 tháng trở lại đây xuống dưới 4.000 đồng sau "cú sốc" áp thuế chống bán phá giá theo quyết định của POR14 (đợt xem xét hành chính lần thứ 14 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ). Chốt phiên giao dịch ngày 10.5, HVG đứng tại 3.950 đồng/cp.
Diễn biến cổ phiếu HVG sau "cú sốc" POR14
Cụ thể, theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mức thuế cuối cùng của POR14 đối với Thủy sản Hùng Vương là 3,87 USD/kg. Kết quả này gây "sốc" đối với Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh và cổ đông khi kết quả sơ bộ được công bố trước đó là 0USD/kg, tức cá tra của Hùng Vương dự kiến sẽ được miễn thuế khi xuất khẩu vào Mỹ.
Ngoài ra, mức thuế áp cho NTSF Seafood vẫn giữ ở 1,37 USD/kg, không thay đổi so với mức thuế sơ bộ đã công bố trước. Trong khi đó, tại đại hội cổ đông thường niên 2019, Chủ tịch Hùng Vương Dương Ngọc Minh đã khẳng định rằng khả năng đạt được mức thuế tốt nhất cho Hùng Vương lên tới 80%, 20% còn lại là rủi ro về chính trị. Hùng Vương đã chuẩn bị rất kỹ cho hồ sơ và thuế đợt POR 14, gồm nhiều luật sư, công ty chuyên phân tích số liệu, tổng vốn bỏ ra cho đợt xem xét POR14 lần này lên đến 2 triệu USD.
Ông Dương Ngọc Minh tự tin Hùng Vương sẽ quay trở lại thời kỳ 2010-2011 và kế hoạch kinh doanh năm 2019 (doanh thu 4.400 tỷ đồng và lợi nhuận 100 tỷ đồng) là kịch bản xấu nhất không bao gồm kết quả POR14. Nếu kết quả POR14 khả quan, ông Dương Ngọc Minh khẳng định rằng Hùng Vương sẽ quay về mục tiêu 20.000 tỷ doanh số/năm vào năm 2020, thậm chí sẽ mua lại cổ phần VTF đã bán cho Vingroup để phát triển lâu dài.
Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đã khiến ông chủ của thủy sản Hùng Vương "vỡ mộng lớn" và kế hoạch năm 2019 của HVG với doanh thu hợp nhất đạt 4.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng là kịch bản xấu nhất đã đúng!
Sau hai năm 2016-2017 thua lỗ trên 700 tỷ đồng, Hùng Vương đã phải liên tục bán tài sản và thoái vốn tại các công ty con trong năm 2018. Như vậy, với mức thuế 3,87USD/kg áp cho cá tra xuất khẩu vào Mỹ trong lần xem xét này, Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn với kế hoạch tái cơ cấu và phát triển trở lại trong giai đoạn sắp tới.
Theo danviet.vn
Ông Dương Ngọc Minh vực HVG thế nào khi mức thuế bán phá giá cá tra Mỹ tăng vọt? Kỳ rà soát POR14 (mức thuế bán phá giá cá tra Mỹ áp cho các DN thủy sản xuất khẩu vào thị trường nay) đối với Hùng Vương của tăng lên 3,87 USD/kg, cao hơn nhiều so với mức 0 USD/kg khiến mọi toan tính của ông Dương Ngọc Minh sụp đổ. Cùng với đó, gánh nặng vay nợ, lợi nhuận sụt giảm...