Em trai bầu Đức đăng ký toàn bộ 5 triệu cổ phiếu HAG
Phó Tổng giám đốc CTCP Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Thu vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 5 triệu cổ phiếu HAG, tương đương tỷ lệ nắm giữ là 0,54%.
Mục đích nhằm cân đối tài chính cá nhân, thời gian giao dịch từ ngày 7/6-6/7/2019, thông qua khớp lệnh trên sàn hoặc thoả thuận.
Ông Đoàn Nguyên Thu cũng là em trai của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) Chủ tịch HĐQT HAGL. Tháng 8/2018, ông Đoàn Nguyên Thu từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT tại CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã: HNG). Tháng 9/2018, ông Thu cũng từ nhiệm thành viên HĐQT của HAGL.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu HAG giảm sâu, sau nỗ lực phục hồi giai đoạn tháng 6-8/2018. Hiện, cổ phiếu HAG đã về dưới mốc 5.000 đồng/cp, nếu tính theo thị giá hiện tại, số tiền ông Thu thu về khoảng 24,5 tỷ đồng và không còn sở hữu cổ phiếu nào của HAGL.
Được biết, tháng 4 năm ngoái, ông Thu cũng bán ra gần 1,2 triệu cổ phiếu HAG. Cụ thể, ngày 13/4, ông Thu bán ra 957.450 cổ phiếu HAG. Nguyên nhân của việc trên do hệ thống CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC ) thực hiện bán giải chấp chứng khoán cầm cố để thu hồi nợ vay. Trước đó ít ngày, vào ngày 4/4/2018, hệ thống của CTCP Chứng khoán Tân Việt đã thực hiện bán giải chấp chứng khoán cầm cố để thu hồi nợ vay đối với 260.000 cổ phiếu HAG của ông Thu.
Trong một diễn biến liên quan , CTCP Hưng Thắng Lợi Gia Lai (Hưng Thắng Lợi) vừa tiếp tục mua vào 37 triệu cổ phiếu HNG trong hai ngày 15 và 16/5/2019, mục đích nhằm đầu tư tài chính. Trong hai phiên giao dịch trên, mã HNG có giao dịch thỏa thuận tổng cộng 37 triệu cổ phiếu ở mức giá 16.300 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị giao dịch hơn đạt 603 tỷ đồng.
Đầu năm 2018, HNG cũng đã chào bán riêng lẻ 50 triệu cổ phiếu cho Hưng Thắng Lợi để hoán đổi khoản nợ vay hơn 512 tỷ đồng (chốt tại 31/7/2017). Giai đoạn này, HNG đã phát hành 50 triệu cổ phiếu cho Hưng Thắng Lợi với giá bán 10.000 đồng/cp.
Như vậy, sau giao dịch lần này, tổng số sở hữu của Hưng Thắng Lợi tại HNG sẽ tăng từ 50 triệu lên 87 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu từ mức 5,6% tăng lên 9,8% vốn.
Cũng trong đầu năm 2018, HAGL đã nhận chuyển nhượng 76,93 triệu cổ phiếu Hưng Thắng Lợi với giá 32.200 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị hơn 2.477 tỷ đồng với tỷ lệ dự kiến sở hữu là 98% vốn. Giao dịch giữa HAGL và Hưng Thắng Lợi cũng nhằm thực hiện qua phương thức bù trừ với các khoản nợ phải thu. Theo đó, Hưng Thắng Lợi (cùng với đơn vị sở hữu 100% vốn là Phát Triển Nông nghiệp Đại Thắng) trở thành công ty con của HAGL (tỷ lệ nắm giữ 98% vốn).
Về Hưng Thắng Lợi Gia Lai, Công ty được thành lập ngày 12/10/2016 tại Gia Lai, chủ sở hữu là ông Dương Minh Thành có trụ sở tại số 15 Trường Chinh, P. Phù Đồng, Tp. Pleiku, Gia Lai cũng là nơi đặt trung tâm điều hành của HAGL.
Ghi nhận tại BCTC 2018, Hưng Thắng Lợi xuất hiện với vai trò công ty có liên quan trong phần giao dịch với các bên liên quan với nội dung Cho mượn tạm 500 tỷ đồng, giao dịch này xuất hiện từ năm 2017. Đồng thời, Hưng Thắng Lợi cũng đang “vay” HAGL với hai khoản vay, bao gồm: khoản vay 30 tỷ đồng, lãi vay hơn 10 tỷ và khoản vay 12 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo thuonggiaonline.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/5
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 24/5 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu DHG, giá mục tiêu 97.751 đồng/CP
CTCK ACB (ACBS)
Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần năm 2019 của CTCP Dược Hậu Giang (mã DHG) ở mức 3.814 tỷ đồng (giảm 1,8% so với năm trước), trong đó chúng tôi kỳ vọng công ty có thể nỗ lực thúc đẩy doanh thu hoạt động tự sản xuất trong các quý còn lại để ghi nhận mức tăng trưởng ~8% cho cả năm (bao gồm giả định 1% tăng giá bán).
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế được dự phóng ở 742 tỷ đồng và 657 tỷ đồng, tăng lần lượt 1,4% và 0,9% so với năm ngoái.
Kết hợp phương pháp định giá DCF và P/E, giá mục tiêu của chúng tôi cho cổ phiếu là 95.751 đồng/cổ phiếu, đồng thời khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu DHG.
>> Tải báo cáo
AAA sẽ kiểm tra lại ngưỡng 19.4
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (mã AAA) đã hình thành mô hình 2 đáy với ngưỡng đáy sau cao hơn ngưỡng đáy trước. Thanh khoản cổ phiếu đang duy trì ở mức trung bình 20 phiên, báo hiệu động lực hồi phục khá mạnh.
Chỉ báo MACD vẫn đang hội tụ với đường tín hiệu trong nhịp vận động cắt lên, cho thấy tín hiệu bắt đầu xu hướng tăng.
Xu hướng của 3 đường MA cho thấy nhịp tăng từ đầu năm vẫn đang duy trì khi được hỗ trợ bởi mức thanh khoản khá tốt. Dải mây ichimoku nằm trên đường giá cho thấy xu hướng tăng sẽ được xác lập rõ ràng hơn trong 1-2 phiên.
Như vậy, AAA sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự cũ tại vùng giá 19.40 và có thể sẽ tăng trở lại vùng giá 21 nếu được thanh khoản hỗ trợ trong các phiên tới.
Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu ACB
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi điều chỉnh giảm 0,8% giá mục tiêu dành cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) xuống 35.100 đồng/CP do áp dụng chi phí vốn chủ sở hữu cao hơn, phần nào được bù đắp nhờ điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận 2019, 2020, và 2021 lần lượt 2.0%, 5,5% và 2,5%. Vì vậy, chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu này.
Lý do chính khiến chúng tôi điều chỉnh dự báo là điều chỉnh giảm giả định chi phí dự phòng, qua đó bù đắp cho việc điều chỉnh giảm dự báo thu nhập từ thu hồi nợ đã xử lý.
Chúng tôi dự báo ACB sẽ bán ra 41,4 triệu cổ phiếu quỹ trong năm 2019, trong đó 6,2 triệu sẽ được phân phối theo kế hoạch ESOP (như đã đề cập tại ĐHCĐ 2019) và các cổ phiếu còn lại sẽ được chào bán ra công chúng. CAR (Basel II) sau các giao dịch này dự báo là 10,3%.
Chúng tôi dự báo EPS pha loãng năm 2019 và 2020 sẽ tăng lần lượt 15,8% và 12,6%. Chúng tôi dự báo ROAA và ROAE năm 2019 đạt lần lượt 1,7% và 25,4%, và năm 2020 đạt lần lượt 1,7% và 23,8%.
Khuyến nghị bán cổ phiếu DHG
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi hạ khuyến nghị CTCP Dược Hậu Giang (DHG) xuống bán do giá cổ phiếu trong 3 tháng qua đã tăng 21%.
Chúng tôi cho rằng tuy giá cổ phiếu DHG sẽ tiếp tục được hỗ trợ nhờ kỳ vọng của thị trường vào việc Taisho tiếp tục tăng sở hữu, PER trượt 12 tháng ở mức 27 lần (cao hơn 33% so với các cổ phiếu khác trong ngành) là khá cao so với tăng trưởng kép hàng năm EPS giai đoạn 2018-2021 dự báo là 5%.
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 4% với việc điều chỉnh giảm 1%-2% lợi nhuận sau thuế 2019-2021 do biên lợi nhuận gộp các sản phẩm DHG tự sản xuất thấp hơn trong khi tỷ lệ lãi suất phi rủi ro của VCSC được điều chỉnh tăng thêm 30 điểm cơ bản lên 4,8%.
Chúng tôi dự báo sản lượng bán các sản phẩm tự sản xuất sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm 3% giai đoạn 2018-2021, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nhà thuốc, trong khi sản phẩm của DHG còn chưa tạo được sự khác biệt.
Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế 2019 sẽ đi ngang vì chúng tôi cho rằng giá hoạt chất của đầu vào (API) tăng sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, phần nào được bù đắp nhờ giá bán trung bình dự kiến tăng 1,5%.
Tuy giá hoạt chất của đầu vào tăng nhưng chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế 2020-2021 sẽ được hỗ trợ bởi thu nhập tài chính tăng nhờ dòng tiền dồi dào của DHG.
Rủi ro đối với dự báo của chúng tôi: cạnh tranh ngày càng gay gắt; Chính phủ siết chặt việc quản lý thuốc kê toa tại các nhà thuốc; DHG không thể tăng giá để hỗ trợ biên lợi nhuận gộp trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng.
Khuyến nghị mua cổ phiếu MBB
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 6,2% đạt 32.900 đồng/CP và giữ khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam (MBB) với tổng mức sinh lời dự phóng 55,5%, khi nâng dự báo lợi nhuận các năm 2019/2020/2021/2023 thêm lần lượt 3,2%/0,1%/1,3%/7,0%/11,9%.
Thu nhập ròng dự phóng 2019 của chúng tôi là 7,6 nghìn tỷ đồng ( 23% YoY), chủ yếu do điều chỉnh giảm chi phí dự phòng.
Chúng tôi giả định việc phát hành 10% vốn thực hiện trong nửa cuối 2019, giúp MBB có dư địa để duy trì tăng trưởng trong trung hạn. Chúng tôi duy trì tăng trưởng cho vay dự phóng 2019 là 15%, với giả định tăng trưởng cho vay bán lẻ là 25%. Chúng tôi kỳ vọng tỷ trọng cho vay bán lẻ sẽ tăng lên 41% (so với 37,7% trong năm 2018). Tuy nhiên, chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng với NIM đạt 4,54% trong năm 2019, do chi phí huy động tăng khi tỷ lệ CASA giảm.
Diễn biến tăng vốn mới dự kiến được thực hiện vào cuối năm 2019, qua đó chúng tôi chuẩn hóa ROE 2019 dự phóng của MBB đạt 22%. Dự phóng ROE chuẩn hóa 2019 của chúng tôi cho MBB cao hơn trung vị các ngân hàng khác là 18%. ROE của MBB ghi nhận sự cải thiện từ 12% (2016) lên 20% (2018).
Theo quan điểm của chúng tôi, với nền tảng cơ bản mạnh mẽ, định giá của MBB là khá hấp dẫn với P/B dự phóng 2019 đạt 1,2 lần so với trung vị ngành là 1,3 lần.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Bất ngờ "lai lịch" đại cổ đông chi hơn 600 tỷ đồng vượt sở hữu của THACO tại HAGL Agrico Ngay sau khi Thaco chi gần 1.000 tỷ đồng để mua cổ phiếu HNG và trở thành cổ đông lớn tại HAGL Agrico thì bất ngờ một cổ đông lớn khác là Hưng Thắng Lợi Gia Lai đã chi thêm 600 tỷ đồng để nâng sở hữu tại HNG và trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại đây, chỉ sau HAGL. Vậy...