‘Ém’ tiền hỗ trợ người nghèo để chữa bệnh ung thư
Nhân viên kế toán không cấp phát tiền hỗ trợ điện, hoặc chỉ cấp phát cho một số người nghèo và gia đình chính sách. Cơ quan công an đã vào cuộc điều tra vụ “ém” tiền này.
Ngày 22/4, ông Phạm Văn Tem, Chủ tịch UBND xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, xác nhận nhân viên kế toán xã này là bà Phạm Thị Giang đã không chi trả tiền hỗ trợ tiền điện cho người nghèo, gia đình chính sách ở địa phương.
Theo ông Tem, nhiều lần lãnh đạo xã yêu cầu bà Giang trình ra chứng từ chi trả tiền điện hỗ trợ người nghèo và các gia đình chính sách nhưng nhân viên kế toán này nói làm mất giấy tờ.
“Lập đoàn xác minh, chúng tôi mới biết nhiều người nghèo, gia đình chính sách chưa nhận hỗ trợ tiền điện. Sau đó, nhân viên kế toán cam kết chịu trách nhiệm trả lại tiền. Về số tiền điện hỗ trợ cho dân, bà Giang thừa nhận đã “mượn đỡ” vào TP.HCM để chữa bệnh ung thư”, ông Tem cho hay.
Ông Tem thừa nhận bản thân chưa sát sao trong việc quản lý phân bổ nguồn ngân sách hỗ trợ người dân địa phương nên xảy ra việc ăn chặn tiền.
Trụ sở UBND xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Ảnh: T.N.
Theo quy định, mỗi tháng các hộ nghèo và gia đình chính sách ở xã Ba Xa được hỗ trợ tiền điện sinh hoạt tương đương 30 kWh (khoảng 46.000 đồng). Từ năm 2016 đến 2019, xã Ba Xa lập danh sách gần 3.100 người được thụ hưởng với tổng số tiền khoảng 2,4 tỷ đồng.
Bước đầu điều tra, cảnh sát nhận định giai đoạn năm 2016-2017, nhân viên kế toán xã Ba Xa không cấp phát tiền hỗ trợ điện cho người nghèo và các gia đình chính sách theo quy định. Giai đoạn từ năm 2018-2019, cán bộ xã này chỉ chi hỗ trợ tiền điện cho người nghèo, gia đình chính sách ở 4/7 thôn.
Ông Trần Trung Triết, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, cho biết việc “ém” tiền điện hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách là không thể chấp nhận. Huyện đã yêu cầu công an vào cuộc điều tra, làm rõ số tiền cán bộ xã Ba Xa đã chiếm đoạt của người dân.
“Chúng tôi tạm dừng quy trình bổ nhiệm cán bộ, yêu cầu công an điều tra tình trạng ăn chặn tiền điện người nghèo ở xã Ba Xa để xử nghiêm các cá nhân liên quan”, ông Triết nhấn mạnh.
Xã Ba Xa, huyện vùng cao Ba Tơ (Quảng Ngãi), nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Google Maps.
Video đang HOT
Minh Hoàng
Nữ bệnh nhân chạy thận rưng rưng ôm túi gạo được tặng về nhà trọ
4 người phụ nữ xuất hiện tại điểm trao quà từ thiện. Họ là những bệnh nhân chạy thận, xúc động với số gạo 'cứu đói' được cho trong mùa dịch.
Món quà tặng thêm
Hơn 750 suất quà đã được nhóm từ thiện có tên Sen Hồng (ở Hà Nội) trao đi trong mùa dịch và con số này chưa dừng lại ở đó.
Vào ngày 11/4, nhóm từ thiện đã kết hợp với UBND và Công an phường Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội) trao 206 suất quà cho những người có hoàn cảnh đặc biệt.
Mỗi phần quà bao gồm 5kg gạo, 1 thùng mì tôm, 1 chai dầu ăn và 5 gói gia vị.
Ban đầu, nhóm từ thiện dự kiến phát khoảng 200 suất quà nhưng có phát sinh khiến số quà đã phải tăng lên.
Các suất quà gồm gạo, mì tôm... được chuẩn bị cho người nghèo.
Trước khi chương trình diễn ra, nhóm từ thiện đã liên hệ với ủy ban phường và xin danh sách các trường hợp khó khăn.
'Đó là những bệnh nhân chạy thận, những gia đình chính sách, hoặc các hộ làm nghề xe ôm, bán trà đá... mất thu nhập do dịch bệnh. Mỗi gia đình này được phát 1 phiếu.
Đến ngày chương trình diễn ra, họ mang phiếu đến ủy ban phường và nhận quà', chị Nguyễn Hải Vân (SN 1968), một thành viên của nhóm từ thiện, cho biết.
Những trường hợp nhà xa, sức khỏe yếu, lực lượng công an sẽ chở quà đến tận nhà.
Nhiều người dân đã bật khóc, xúc động, trong đó có 4 người phụ nữ từ một phòng trọ nghèo.
Họ là các bệnh nhân chạy thận tại BV Bạch Mai đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau cùng thuê một phòng trọ. Người gầy, da xanh và mặc trên người bộ quần áo cũ... những phụ nữ này đã khiến nhóm từ thiện chú ý.
'Theo quy định, mỗi hộ chỉ được nhận 1 phần quà. Vì vậy 4 người phụ nữ trên cũng chỉ được nhận 1 phần nhưng nhìn dáng vẻ của họ chúng tôi không đành lòng.
Đối tượng được trao quà là các gia đình chính sách, hộ nghèo, người vô gia cư...
Khi họ rời khỏi ủy ban phường với 1 phần quà, tôi day dứt mãi. Tôi nói với người đại diện phường - đơn vị đồng hành trao quà, hãy tặng thêm họ 3 phần quà. Nếu thiếu hụt quà cho các trường hợp sau, tôi sẽ bỏ tiền túi ra để bù vào', chị Vân kể lại.
Cuối cùng, nhóm từ thiện của chị Vân đã nhờ một người cảnh sát khu vực chở 3 suất quà đến tận phòng trọ, tặng thêm cho những người chạy thận.
'Nhiều người nhận được quà rưng rưng nói lời cảm ơn. Người ta không nghĩ rằng sẽ được chia sẻ những tình cảm ấm áp đến vậy' chị Vân nói.
'Từ thiện đưa chúng tôi lại gần nhau'
Nhóm từ thiện Sen Hồng khoảng 20 thành viên là viên chức, người kinh doanh... ở các độ tuổi khác nhau. Dù kinh tế không quá khá giả nhưng họ có mong muốn chung - hoạt động vì cộng đồng.
Chị Vân chia sẻ, 10 năm trước, chị đến khu chợ, mua quần áo để làm chương trình từ thiện tại miền núi và gặp chị Nguyễn Thị Minh Huệ (SN 1976, trưởng nhóm từ thiện Sen Hồng). Chị Huệ tò mò hỏi: 'Sao chị mua nhiều quần áo thế?'. Biết được việc chị Vân đang làm, chị Huệ đã đề nghị giảm giá số quần áo, để góp phần ủng hộ chương trình.
'Tôi đã ấn tượng với Huệ từ dạo đó. Sau này, tôi được biết, Huệ cũng làm nhiều chương trình từ thiện khác nhưng vì không có thời gian và điều kiện, tôi chưa tham gia được.
Trao tặng lương thực giúp người dân vượt đói.
Vừa rồi, Huệ đã kêu gọi ủng hộ người nghèo, khó khăn trong thời gian dịch bệnh trên Facebook. Đọc những dòng kêu gọi đó, tôi đã liên hệ với Huệ'.
Chương trình đầu tiên, ngày 7/4, họ chuẩn bị 550 suất quà (mỗi suất gồm 10 kg gạo, dầu ăn, mì tôm...) để tặng người bán vé số, vô gia cư và thông báo trên Facebook để người dân đến nhận tại Nam Đồng. Tuy nhiên vào ngày phát quà số người đến quá đông, khiến những người làm chương trình vô cùng bất ngờ.
Để tránh việc tụ tập đông người, phòng việc lây lan dịch bệnh, nhóm từ thiện đã chuyển số quà trên đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Đống Đa để chuyển đến người cần trợ giúp.
Chương trình lần 2 họ đã liên hệ với ủy ban phường Phương Mai để nhờ hỗ trợ, đảm bảo người dân đến nhận 206 suất quà được an toàn, phòng tránh lây lan dịch bệnh.
Chương trình lần 3, nhóm dự kiến sẽ kết hợp cùng Công an phường Phương Mai phát 550 suất quà cho bệnh nhân chạy thận và bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ở BV Bạch Mai. Mỗi phần quà là một số tiền 100 nghìn đồng và kèm theo quà là 1 hộp sâm.
'Chương trình sẽ được chia khoảng 2 đợt để tránh việc tập trung đông người. Lần 1 khoảng 300 suất quà sẽ được cho đi', chị Minh Huệ, đại diện nhóm, cho biết.
Ở mỗi chương trình, họ đều lên kế hoạch về số lượng quà tặng, sau đó kêu gọi các mạnh thường quân tài trợ. Nếu thiếu, các cá nhân lại dùng tiền túi bỏ thêm vào.
'Chúng tôi rất xúc động khi nhận số tiền 30 triệu đồng từ một mạnh thường quân. Sau đó, người 10 triệu, người 5 triệu... ủng hộ.
Khi chúng tôi mua gạo, mì tôm... để làm từ thiện cũng được các nhà buôn hỗ trợ giá. Ví dụ gạo 15 nghìn/kg, họ chỉ lấy 12 nghìn; thùng mì tôm 90 nghìn, họ chỉ lấy giá buôn 60 nghìn... Họ nói, họ cũng muốn góp một chút để giúp người nghèo', chị Vân chia sẻ.
Thành viên của nhóm từ thiện Sen Hồng cũng chia sẻ thêm: 'Lúc làm chương trình, có ý kiến về việc chúng tôi đi xin tiền, xin tài trợ. Nhưng tôi thấy rằng, nếu xin tiền cho bản thân, tôi sẽ ngượng nhưng xin tiền để giúp cho người nghèo, tôi thấy tự hào về việc mình làm.
Được người khác tin tưởng giao quà cho mình và giao được món quà đó đến đúng địa chỉ, chúng tôi không còn gì hạnh phúc hơn'.
Nhóm từ thiện cũng chia sẻ, không chỉ tiến hành hoạt động vì cộng đồng trong mùa dịch. Sau khi dịch kết thúc, họ vẫn tiếp tục công việc của mình bằng việc làm các chương trình hỗ trợ bệnh nhân tại các bệnh viện ở Hà Nội.
Ngọc Trang
Nam sinh TP.HCM gây quỹ hơn 33 triệu ủng hộ người dân vùng hạn mặn Hơn 33 triệu đồng và 130 thùng mì tôm đã được gửi đến người dân chịu ảnh hưởng của hạn mặn. Lê Minh Đức, học sinh lớp 8 tại TP.HCM, đã kêu gọi đóng góp cho chương trình này. Lê Minh Đức, học sinh lớp 8A9, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, đã khởi xướng chương trình "Chia sẻ yêu thương", được...