“Em sinh ra để làm ăn xin…”
Không tránh khỏi đau lòng khi chúng ta thấy những đứa bé nhỏ xíu, chân trần, quần áo rách nát, gầy còm, đói khát, đen nhẻm cầm ca đi lang thang dọc các quán xá, phố phường. Cuộc sống của các em là một chuỗi ngày bất hạnh…
Đi dạo quanh đường phố, ăn uống trong các quán xá, hay ngồi ở các quán café cóc, chẳng lạ gì khi thấy hình ảnh những em bé chạc 6, 7 tuổi lũ lượt kéo nhau đi xin ăn. Người thương thì cho, người lạnh lùng quay lưng sợ lừa gạt. Kiếp sống ăn xin mang lại cho các em nhiều chua chát cuộc đời.
Sinh ra để làm ăn xin?
Hầu hết những em ăn xin mà tớ gặp đều ở cái độ tuổi đau lòng, đó là tầm 6-7 tuổi. Cái tuổi mà đáng lẽ các em vẫn còn được cắp sách đến trường, được vui vầy, chăm sóc bởi thầy cô và quan tâm của gia đình chứ chẳng phải lăn lộn xin ăn để mà sống. Nhiều em bắt đầu cuộc sống ăn xin còn nhỏ hơn thế, chỉ chừng 3, 4 tuổi đã lững thững đi theo “anh/chị” mình. Anh/Chị xin em cũng xin. Chẳng mấy em hiểu hết cái việc mình đang làm.
Không tránh khỏi đau lòng khi chúng ta thấy những đứa bé nhỏ xíu, chân trần, quần áo rách nát, gầy còm, đói khát, đen nhẻm cầm ca đi lang thang dọc các quán xá, phố phường. Kiếp ăn xin là kiếp khổ, khổ từ bé. Gần đây những câu chuyện lừa gạt, những màn kịch được dựng nên ép các em trở thành kẻ lừa đảo, khiến người đời nhìn các em với ánh mắt lạnh nhạt ngày càng nhiều.
Gặp em Ba Giàu (độ 8 tuổi), chuyên ăn xin ở đoạn cầu Nguyễn Tri Phương, quận 8. Tớ không khỏi chạnh lòng trước câu chuyện kể vội và nét buồn đau, thống khổ trên khuôn mặt của em. Ba Giàu kể lại rằng em đã đi ăn xin từ lâu lắm rồi. Chính xác là từ bao giờ thì em cũng không biết nữa. Bởi cái khái niệm ngày tháng từ lâu đã mất dần.
Em khoe lúc còn bé lắm em cũng ở với mẹ với ba ở quê. Nhưng “mẹ lớn” đã mang em lên đây và mỗi ngày đều “thả” cho em đi khắp chốn. Dường như em không dám kể nhiều và tớ chỉ xâu chuỗi lại được tất cả qua những lời nói vội. Đâu đó xa xa, nếu “má lớn” biết em “bép xép” nhiều thì sẽ lãnh một trận đòn nhừ tử. Câu nói duy nhất để lại ấn tượng cho tớ đến mức em đi rất xa, tớ vẫn nhớ, đó là: “Em sinh ra để làm ăn xin, nên chẳng có quan niệm ngày tháng từ lâu lắm rồi”.
Hầu hết những em bé làm nghề ăn xin rất khó gần. Khó khăn và mất rất nhiều thời gian, công sức giải thích, bọn tớ mới bắt chuyện được Ba Giàu ít phút. Ấy vậy mà khi câu chuyện chưa bắt đầu, đã có ngay 1 bác chạc 40- 45 tuổi lao ra, đòi thu tiền bọn tớ và hỏi muốn gì(?). Trên tay bác ấy cũng có cái ca để xin giống như Ba Giàu. Lấy hết can đảm, bọn tớ bỏ vào đó ít tiền bác ấy mới đi khỏi. Thật đáng sợ!
Video đang HOT
Không xin được tiền “ba má” không cho ăn cơm?
Chia tay Ba Giàu lòng tớ đầy lo lắng không hiểu cuộc trò chuyện ngắn với chúng tớ có gây khó khăn cho em. Không biết đêm nay về em có được ăn no bữa hay lại một trận đòn nhừ tử? Tiếp tục lang thang trên những con phố lớn, bọn tớ lại gặp một nhóm các em bé tầm 4, 5 tuổi đứng dắt nhau xin ăn ở ngã tư Lăng Cha Cả (TPHCM).
Lân la bắt chuyện, khó lắm vì các em dường như rất sợ người lạ. Mọi thứ tớ hỏi chỉ được trả lời bằng sự im lặng và cái lắc đầu nhìn xa xăm chốn khác. Đứng đó rất lâu, tớ mới hỏi chuyện được với một cậu bé chạc 7 tuổi, nước da sạm đen vì nắng và khuôn mặt xương gió khắc khổ. Chỉ là vài lời tâm sự: “Hôm nào không xin được tiền thì “ba” không cho ăn”. Tớ nhanh miệng hỏi : “Thế nếu em xin được ít thì sao”. Em ấy lắc đầu và nói ngắn gọn: “No đòn”. Sau đó, dù gặng hỏi thêm, em cũng không chia sẻ thêm điều gì. Biết sẽ có người đứng canh gần đó, bọn tớ cho mấy em ít bánh mua sẵn và mau chóng đi khỏi.
Sâu tận trong cùng ngõ hẻm của những con đường Sài Thành vẫn tồn tại rất nhiều căn nhà lụp xụp của những “ông bố, bà mẹ” mua trẻ em dưới quê lên thành phố làm nghề ăn xin. Thậm chí đôi khi căn nhà lụp xụp chỉ là nơi “đóng đô”, còn chỗ ngủ của các em là manh chiếu nát bên ngoài phố xá. Họ đa phần là lừa đảo và cung cách làm giàu chính là vơ vét từ cái nghèo khó của những gia đình nông thôn với ước mơ cho con lên thành phố.
Rất nhiều bạn trẻ từng cho các em bé tội nghiệp ấy rất nhiều nhưng khi biết sự thật rằng tiền ấy sẽ về tay kẻ khác thì không bao giờ cho nữa. Thế nhưng, nếu như ai cũng lạnh lùng bước đi, thì rất có thể đêm nay em không trọn giấc ngủ bởi những trận đòn no hay bữa cơm trắng cũng chẳng còn trọn vẹn.
Thay vì cho quá nhiều tiền, chúng ta có thể mua cho các em chút gì đó ăn hay chia sẻ 1, 2 ngàn lẻ. Ít nhất để giúp đỡ những ánh mắt thơ ngây chưa biết đến hạnh phúc được sống trọn vẹn, không được đi học, không được ba mẹ chở che và chưa từng được hưởng tình thương như một đứa trẻ bình thường.
Theo Kênh 14
Vô vọng tìm trầm: Tỉnh giữa rừng, thấy ngủ chung với rắn
"Hơn hai tuần, cả đoàn 21 người lang thang trong rừng tìm trầm mong "phát tài". Thế nhưng 3 người bị sốt rét nặng, các thành viên trong đoàn thay nhau ốm... Cả đoàn phải ăn rau rừng chống đói" - Ông Mai Xuân Long kể lại.
"Bệnh tật thì ai cũng mắc"
Ông Mai Xuân Long (làng Sơ Ró - xã Sơ Ró - huyện Kông Chro - Gia Lai) kể lại: "Đầu tháng 9 năm nay, tôi nghe tin có người trúng trầm nên rủ thêm mấy anh em cùng đi tìm trầm. Nói đến lợi nhuận của trầm ai cũng hào hứng gia nhập đoàn. Thế là sau 2 ngày chuẩn bị dụng cụ cần thiết, thuốc men... thế là ngày 16/9 lên đường."
Lương thực mang đi chưa đầy 6 ngày đã hết, cả đoàn phải hái rau rừng ăn chống đói. Một số anh em do sức khỏe yếu, cộng thêm muỗi rừng đốt, vắt cắn nên đã bị sốt rét. Dù đã trù liệu những bệnh này nhưng thuốc cũng hết, thấy tính mạng của thành viên nguy hiểm quá nên phải cử hai người khiêng về điều trị.
Bữa cơm của người tìm trầm có cá khô kho mặn và bát canh rau rừng là đã quá "thịnh soạn"
Đói khát, bệnh tật, những tai nạn không ngờ luôn rình rập. Có đêm, cả đoàn ông Long ngủ mệt, sáng ra không ai dám nhúc nhích vì đang ngủ chung với...rắn. Ấy là chưa kể thường xuyên phải chạy thục mạng trốn ong rừng.
Một căn lều của những người tìm trầm bỏ lại sau khi trở về quê.
Anh Phạm Văn Tùng (Quảng Ngãi) kể lại: "Tôi thấy trên báo nói có nhiều người trúng trầm trở nên giàu có. Gia đình tôi nghèo nên tôi quyết định thử vận may một chuyến. Mới tối hôm 28/9 này, khi đang ngủ thì bị con rắn cạp nia cắn vào đùi. May mà trong đoàn có anh Quân biết lá chữa rắn cắn chứ không thì tôi bỏ mạng trong rừng này rồi".
Sau nửa tháng trời lang thang trong rừng, trầm không có lấy một mảnh, nhưng bệnh tật thì ai cũng mắc. "Đúng là tiền mất tật mang" - ông Long thở dài.
Vận may chưa thấy, về ôm theo cục nợ Nhóm của anh Nguyễn Văn Chung (Đức Phổ - Quảng Ngãi) tâm sự: "Nhóm có 8 anh em cùng quê nghe tin nhiều người trúng trầm có tiền tỷ nên 8 anh em tôi rủ nhau vào đây tìm kiếm mong sao "trời ban vận may".
Lang thang trong rừng 17 ngày trời, đi hết rừng này đến suối kia, chặt cả trăm cây cổ thụ, đào cả mấy km đường những chẳng thấy trầm đâu. Nhóm anh Chung, người thì bệnh vì muỗi rừng, vắt rừng, người thì kiệt sức vì ăn uống kham khổ quá, sức khỏe không đảm bảo...".
Nhóm anh Long trong căn lều tạm ở bìa rừng.
"Giữa chốn đại ngàn này ai cũng biết là rất nguy hiểm nhưng những người nông dân như chúng tôi thấy kiếm được tiền nhiều ai chẳng thích, cũng phải bất chấp nguy hiểm mà đi thôi" - anh Hoàng Văn Anh tâm sự.
Sau 17 ngày lưu lạc trong rừng, nhóm của anh Chung tập kết tại xã Sơ Ró để trở về quê. Mọi chi phí trong chuyến đi này các anh đều đi vay từ những người bạn trong xã. Khi trở về, đồ đạc dụng cụ như: mai, cuốc, xẻng, dao, xoong nồi... đều vứt cả lại trong rừng. Những dụng cụ này đều được người đi tìm trầm mua cả triệu bạc thế nhưng khi trở về thì chẳng còn ai đủ sức để mang theo bên mình.
Dụng cụ, đồ đạc sắm bạc triệu khi về đành vứt lại giữa rừng sâu
Thế là trầm không tìm được, khi trở về nhiều người mang theo cả cục nợ mà với những người nông dân như họ là khó trả. Nhiều người sau khi đi tìm trầm thất bại trở về như anh Chung đều khẳng định một điều, ai tìm được trầm chỉ là do may mắn chứ khi đi tìm rồi sẽ thấy nó gian khổ và thất vọng như thế nào.
Anh Long bảo: "Từ nay mãi mãi tôi sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện tìm "trầm" để mong đổi đời nữa. Tất cả những ai đang đi tìm trầm như tôi đây đều chỉ nghe tin đồn, mà tin đồn thì chẳng bao giờ có thật".
Theo Bee
Những mảnh đời tang thương sau lũ Mưa lũ làm 49 người chết tại miền Trung, hàng ngàn ngôi nhà bị sập và lũ cuốn trôi. Vợ sống trong cảnh vắng chồng, con mang kiếp mồ côi. Trong đó thiệt hại lớn nhất cho đến lúc này là tỉnh Quảng Bình với 35 người chết, ước tính thiệt hại lên 10.000 tỉ đồng; tiếp theo là Hà Tĩnh với 8...