Em ruột mới bị triệu tập của Nguyễn Thái Luyện có vai trò gì trong Alibaba?
Ông Nguyễn Thái Lực là Giám đốc của Công ty Địa ốc Xanh có trụ sở tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Công ty Địa ốc Long Thành Ali có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai. Cả hai công ty này đều là công ty con của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba.
Liên quan đến vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn địa ốc Alibaba, sáng ngày 25/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã triệu tập Nguyễn Thái Lực (em trai Nguyễn Thái Luyện) lên làm việc.
Dư luận đặt câu hỏi, ông Nguyễn Thái Lực – em trai của Chủ tịch Tập đoàn Địa ốc Alibaba có vai trò gì tại Tập đoàn này và liên quan thế nào đến vụ lừa đảo chiểm đoạt tài sản xảy ra tại đây?
Theo một cán bộ Phòng Cảnh sát ĐTTP về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an TP.HCM (PC03) hé lộ, ông Nguyễn Thái Lực bị triệu tập để làm rõ việc liên quan đến quá trình điều hành Công ty Alibaba cũng như việc đứng tên trên các giấy chứng nhận sử dụng đất.
Ông Nguyễn Thái Lực là Giám đốc của Công ty Địa ốc Xanh có trụ sở tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Công ty Địa ốc Long Thành Ali có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai. Đáng chú ý, cả hai công ty này đều là công ty con của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba.
Công an khám xét Công ty Alibaba.
Liên quan vụ án trên, mới đây, Công an TP HCM cho biết, quá trình điều tra có đầy đủ tài liệu, chứng cứ xác định Nguyễn Thái Luyện với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Alibaba giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu.
Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo và cùng Nguyễn Thái Lĩnh thành lập ra Công ty Alibaba và các Công ty thành viên (có quy mô hơn 2.600 nhân viên) thu gom mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng hơn 600 ha.
Sau đó, giao cho các cá nhân trong đó có Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực và người thân đứng tên, tự vẽ ra trên 40 “dự án” không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận (có danh sách kèm theo), chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… rồi tổ chức quảng cáo là đất nền dự án (đất ở) để bán cho các khách hàng. Tính đến ngày 30/6/2019, Công ty Alibaba đã ký hợp đồng bán đất nền cho hơn 6.700 khách hàng thu được hơn 2.500 tỷ đồng.
Qua điều tra ban đầu xác định các đối tượng hoạt động với phương thức, thủ đoạn tinh vi núp bóng dưới hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn theo phương thức đa cấp (sử dụng đất nền trong dự án “ma” làm mồi nhử). Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh, xác định tất cả các “dự án” do Công ty Alibaba tự vẽ ra đều không có thật và không thể tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở như các đối tượng quảng cáo (không có và không thể có sản phẩm giao cho khách hàng như quảng cáo, giới thiệu cũng như nội dung hợp đồng đã ký kết).
Ngày 24/9/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam (trong thời hạn 04 tháng) đối với Nguyễn Thái Luyện – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Công ty cổ phần địa ốc Alibaba về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“. Trước đó, Cơ quan điều tra đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thái Luyện để phục vụ công tác điều tra. Tất cả các quyết định và lệnh nêu trên đều được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba (địa chỉ số 321 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh) và các công ty có liên quan trong việc quảng cáo phân lô, bán đất nền trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hồ Chí Minh cũng đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với Nguyễn Thái Lĩnh, sinh năm 1989, Tổng giám đốc Công ty Alibaba (thường trú tỉnh Gia Lai; tạm trú quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trong quá trình khám xét, công an thu giữ hơn hơn 9 tỷ đồng, 20 thỏi vàng, 3 ô tô, 376 thùng tài liệu có liên quan.
Hải Ninh
Theo kienthuc
Những ai ở 'tập đoàn lừa đảo' Alibaba đã bị công an bắt giam?
Liên quan đến Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba) lập "dự án ma", phân lô, bán nền, lừa đảo khách hàng, đến nay đã có tổng cộng ít nhất 8 người đã bị bắt tạm giam, tạm giữ, bị triệu tập.
Nguyễn Thái Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty Alibaba đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đạt tài sản.ảnh ĐÀM HUY
Theo đó, ngày 18.9 vừa qua, Nguyễn Thái Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty Alibaba bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đạt tài sản; trong khi anh ruột của Lĩnh, là Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba đang bị cơ quan công an tạm giữ hình sự để điều tra cùng về hành vi này.
Nữ Phó tổng giám đốc Công ty Alibaba, bà Huỳnh Thị Ngọc Như, mới đây cũng bị Công an TP.HCM triệu tập, liên quan đến "sếp" địa ốc Alibaba vi phạm pháp luật.
Trong nhiều "chiến dịch", Công ty Alibaba gắn mác "Tập đoàn địa ốc Alibaba".
Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện
5 nhân viên Alibaba bị khởi tố, bắt giam
Trước đó, cuối tháng 8, nhân viên bảo vệ của Công ty Alibaba là Trần Quang Khải (27 tuổi) đã bị Công an Q.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố, bắt tạm giam về hành vi cố ý gây thương tích đối với một khách hàng.
Riêng tại Bà Rịa - Vũng Tàu, có đến 4 nhân viên của Công ty Alibaba lần lượt bị cơ quan công an bắt tạm giam cùng về hai hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản và gây rối trật tự công cộng.
Theo đó, ngày 13.6, UBND xã Tóc Tiên (TX.Phú Mỹ) phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế hành chính, bắt buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi thay đổi hiện trạng mục đích sử dụng đất (làm đường trái phép) trên đất nông nghiệp tại "dự án ma" Alibaba Tân Thành Center City 5, do ông Nguyễn Thái Lực (20 tuổi, em ruột của ông Nguyễn Thái Luyện) làm chủ sử dụng đất.
Ngay sau đó, có khoảng 60 - 70 người, mặc áo có in dòng chữ Công ty địa ốc Alibaba đang tập trung tại đây ngông cuồng chống đối.
Trong đó, có một số nhân viên Công ty Alibaba, gồm Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (24 tuổi, ngụ Tiền Giang), Trần Quốc Tĩnh (24 tuổi, quê Đà Nẵng), Phan Quỳnh Long, Huỳnh Ngọc Thiện và nhiều người khác đã dùng loa hò hét, lời lẽ kích động, lăng mạ, xúc phạm để nhằm mục đích cản trở, chống đối không cho đoàn cưỡng chế thực hiện nhiệm vụ.
Choáng với những con số ngàn tỉ cực "khủng" trong vụ án địa ốc Alibaba
Bị can Trần Quốc Tĩnh . ảnh NGUYỄN LONG
Liên quan đến vụ việc này, sau đó Công an TX.Phú Mỹ đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng và cố ý làm hư hỏng tài sản; đồng thời bắt tạm giam Nguyễn Huỳnh Tú Trinh và Trần Quốc Quốc Tĩnh để điều tra làm rõ về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản.
Đến ngày 25.7, Công an TX.Phú Mỹ đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án gây rối trật tự công cộng và cố ý làm hư hỏng tài sản cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục xử lý.
Sau đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã làm việc với 2 bị can Trần Quốc Tĩnh và Nguyễn Huỳnh Tú Trinh.
Bị can Nguyễn Huỳnh Tú Trinh. ảnh NGUYỄN LONG
Căn cứ vào lời khai của 2 bị can này, cùng với các tài liệu, chứng cứ, hình ảnh trích xuất từ video quay lại hiện trường, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xác định thêm nhiều nghi can liên quan đến vụ án.
Lần luợt trong 2 ngày 29 và 30.8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt tạm giam Huỳnh Ngọc Thiện (23 tuổi, quê Gia Lai) và Phan Quỳnh Long (22 tuổi, quê Gia Lai) để điều tra làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý làm hư hỏng tài sản.
Tại cơ quan điều tra, Thiện và Long khai nhận đã nghe theo chỉ đạo của Nguyễn Huỳnh Tú Trinh, nên cùng đồng phạm chống đối, đập phá xe múc đất của đoàn cưỡng chế.
Chủ tịch địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện là ai, vì sao lại bị bắt?
Sau khi nhân viên của mình bị bắt tạm giam, ngày 30.8, ông Nguyễn Thái Luyện đã đến Trại tạm giam Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo giấy triệu tập của cơ quan công an, để đối chất với bị can Nguyễn Huỳnh Tú Trinh.
Việc đối chất này để làm rõ lời khai của Nguyễn Huỳnh Tú Trinh trước đó khai nhận thực hiện hành vi phạm tội là theo sự chỉ đạo của ông Nguyễn Thái Luyện.
Nguyễn Thái Lực (chỉ tay) .ảnh NGUYỄN LONG
Nguyễn Thái Luyện bị bắt, hàng trăm người ồ ạt tố cáo Alibaba sáng đầu tuần
Nguyễn Thái Lực là ai?
Ông Nguyễn Thái Lực (20 tuổi), là Giám đốc Công ty TNHH Alibaba Tân Thành (ông Lực là em ruột của ông Nguyễn Thái Luyện).
Theo điều tra ban đầu của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tại TX.Phú Mỹ có 8 "dự án ma" Alibaba, thì trong đó ông Nguyễn Thái Lực là chủ sở hữu đất của ít nhất 2/8 "dự án ma" này.
Chính "dự án ma" Alibaba Tân Thành Center City 5 mà ngày 13.6 UBND xã Tóc Tiên tiến hành cưỡng chế, và gặp phải sự chống đối ngông cuồng của nhân viên Công ty Alibaba, là do ông Lực làm chủ đất.
Ngay trong ngày cưỡng chế, ngoài bà Nguyễn Huỳnh Tú Trinh liên tục chỉ đạo nhân viên Công ty Alibaba đập phá xe đoàn cưỡng chế, thì ông Nguyễn Thái Lực cũng liên tục hò hét, chống đối, thậm chí còn thách thức lực lượng cưỡng chế của UBND xã Tóc Tiên.
Trên địa bàn xã Sông Xoài (TX.Phú Mỹ), ông Nguyễn Thái Lực cũng là chủ sử dụng đất của "dự án ma" Alibaba Tân Thành Ceter City 3, đã bị UND xã Sông Xoài cưỡng chế, cuốc đường do vi phạm. UBND xã Sông Xoài cũng đã xử phạt hành chính ông Lực do sử dụng đất sai mục đích.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Như tại Công an TP.HCM. ảnh ĐÀM HUY
"Cùng đường" vì địa ốc Alibaba
Rất nhiều khách hàng lâm cảnh "cùng đường" vì mua nền đất mà Alibaba lừa đảo, đang "đau đầu" vì không biết cách nào lấy lại tiền tích góp cả đời...
Hiện Công anTP.HCM, Công an tỉnh Đồng Nai, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu... đang tiếp nhận đơn tố cáo, trình báo của các nạn nhân từng là khách hàng bị Công ty Alibaba lừa đảo.
Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 18.9, Bộ Công an phối hợp Công an TP.HCM thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự, khám xét nơi làm việc của Nguyễn Thái Luyện. Đồng thời, Cơ quan CSĐT đã khám xét, khởi tố, bắt giam 4 tháng đối với Nguyễn Thái Lĩnh về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Qua điều tra ban đầu, công an xác định Nguyễn Thái Luyện chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo Nguyễn Thái Lĩnh (em ruột Luyện) và các nhân viên cấp dưới thực hiện lừa đảo khách hàng.
Cho đến nay, công an xác định Công ty Alibaba mua đất nông nghiệp ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu..., thành lập các công ty con, vẽ các dự án "ma", sau đó giới thiệu bán cho hơn 6.700 khách hàng, với số tiền giao dịch hơn 2.500 tỉ đồng.
Một điểm rất đáng chú ý là, sau khi cơ quan công an vào cuộc điều tra vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty Alibaba, tiền mặt của Alibaba bị công an thu giữ rất ít. Tài khoản ngân hàng của Alibaba bị phong tỏa, hiện chưa rõ trong tài khoản có bao nhiêu tiền.
Sáng 21.9 tại trang web tại địa chỉ https://tapdoandiaocalibaba.com, trang web mà Công ty Alibaba dùng để đăng tải thông tin, quảng cáo sản phẩm, đưa thông tin dự án, đã không còn truy cập được. Trụ sở Công ty Alibaba ở đường Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức (TP.HCM) đã đóng cửa, nhiều nhân viên "tháo chạy".
Mô hình kinh doanh bất động sản của địa ốc Alibaba trong 3 năm trở lại đây gây ra nhiều "sóng gió" trên thị trường, đặc biệt càng khiến dư luận xôn xao khi nhiều lãnh đạo và nhân viên Alibaba bị khởi tố, tạm giam và bị tạm giữ hình sự để phục vụ điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo thanhnien
Danh sách 43 dự án 'ma' do Alibaba vẽ ra để lừa 2.500 tỷ đồng Công an TP.HCM xác định, đến thời điểm hiện tại có 43 dự án do Alibaba tự "vẽ" ra, rao bán cho 6.700 khách hàng, chiếm đoạt hơn 2.500 tỷ đồng. Công an TP.HCM cho biết, 43 dự án ma kể trên nằm tại các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM. Kẻ chủ mưu trong vụ lừa...