Em ơi, đừng làm anh sợ!
– Có một số cô gái rất xinh đẹp nhưng không phải là lựa chọn của các chàng trai. Ngược lại có những người dung nhan bình thường lại được nam giới yêu mến. Đơn giản, vì những người phụ nữ ấy không biết làm cho cánh nam giới sợ hãi.
Phụ nữ yếu đuối
Nhìn vợ bạn bè, những người phụ nữ xung quanh, Khánh thầm ghen tị “giá vợ mình cũng “phơi phới” được như vậy!”.
Khi mới yêu, Khánh bị thu hút bởi Nhung – người con gái gốc Hà Nội, nhà mặt phố cổ. Chàng tấm tắc, đúng là gái phố, nàng quá đỗi mong manh và nữ tính. Khánh thấy mình thật hạnh phúc khi lấy được nàng và nguyện làm “lá chắn” cho người phụ nữ này suốt đời. Nàng nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, trong suốt và thánh thiện biết bao!
Lấy Nhung được 2 năm nhưng Khánh cảm giác dài cả thế kỷ. Anh ngày càng cảm thấy mình đang đeo một cục nợ không hơn không kém. Lúc nào Khánh cũng thấy mình là bố của Nhung vậy. Đưa đi làm, đón về, dọn nhà, giặt giũ… việc gì cũng đến tay Khánh. Trong khi Khánh “chổng mông” dọn dẹp thì vợ nằm trên giường kêu la thảm thiết lúc vì gãy móng tay, lúc thì đau chân vì vướng vào thành ghế, lúc nàng khóc vật vã khi xem một bộ phim tình cảm… Hôm nào chồng về muộn không nấu được cơm thì nàng càng hồ hởi ra ăn hàng.
“Bạn có thấy mệt không khi tuần cứ 4 hôm thì vợ rên rỉ kêu lúc đau bụng, lúc đau răng, đau đầu.” Khánh chia sẻ.
Có hôm không chịu được sự đỏng đảnh của vợ, Khánh mắng nhẹ một câu, Nhung đã khóc bù lu bù loa bỏ về nhà bố mẹ. Bạn bè khuyên cứ để mặc Nhung, thế nào nàng cũng xin lỗi và quay lại. Chờ hơn 1 tuần, chẳng thấy nàng chỉ thấy bố mẹ nàng gọi giục sang xin lỗi vợ. Ngại bố mẹ lo lắng, Khánh lại lục đục đến.
Video đang HOT
Ghen tuông quá khiến chàng mệt mỏi (Ảnh minh họa)
Vẫn có câu “Ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”. Bất kể cô gái nào, người vợ nào khi yêu cũng không tránh khỏi việc ghen tuông. Tuy nhiên, với Ngọc thứ gia vị “ghen” này đã bị cô lạm dụng quá đà.
Nhiều lần trước mặt các bạn của anh, đặc biệt khi có cô gái nào ngồi cùng cuộc vui, là y như rằng Ngọc khó chịu ra mặt. Cô luôn tỏ thái độ cho những người bạn của chồng biết anh là của mình cô và đừng hòng ai có thể “tiếp cận”.
Một lần, Long (chồng Ngọc) đưa vợ đi liên hoan nhân dịp công ty vừa trúng thầu, Long gặp lại cô bạn học cùng thời phổ thông, theo phép lịch sự, ngoại giao, anh hỏi thăm cô bạn, ngay lập tức Ngọc nguýt dài một cái về phía cô bạn, sau đó là những câu nói trêu chọc khiếm nhã chen ngang vào câu chuyện của anh và cô bạn. Lần đó, anh chỉ ước có cái hố nào thật sâu cho anh chui xuống.
Vậy là ngoài những giờ căng thẳng với công việc kinh doanh, anh còn phải thêm một gánh nặng là đối phó với vợ mỗi khi trở về tổ ấm của mình vì tính hay ghen của chị.
Khiến gia đình trở nên ngột ngạt, nghẹt thở
Vì tin và yêu, Thành tâm sự với Lan trước khi gặp vợ đã từng yêu một cô bạn và mối tình kéo dài trong 2 năm. Đó là mối tình đẹp thời sinh viên, nhưng vì hai người hai ngả, thời gian yêu nhau cũng dài nên Thành thấy tình cảm đó không còn như xưa. Lúc quay ra nhìn vợ thì Thành mới giật bắn mình khi thấy khuôn mặt vợ… thật đáng sợ. “Tôi nói rất rõ điều ấy với vợ nhưng hình như cô cố tình không hiểu. Sự ghen tuông của vợ khiến càng ngày tôi vô cùng ngột ngạt.”
Lan suốt ngày tra khảo chồng với những câu hỏi kiểu như: “Suốt từng ấy năm đại học hai người yêu nhau như thế mà không có chuyện gì xảy ra?” “Anh có chăm sóc, âu yếm, chiều chuộng em giống như cô ấy không?”, “Anh có thường xuyên liên lạc với cô ấy không?” hay “Tình cũ không rủ cũng tới”, “Hai người đã sex chưa?”…
Nhiều nam giới phát sợ vì vợ mình có nhiều tình xấu (Ảnh minh họa)
Sự ghen tuông của Lan ngày càng xa hơn. Có lần Lan tìm trong album ảnh và thấy một bức ảnh cả lớp Đại học chụp chung với nhau, trong đó có mặt cô người yêu cũ. Thành đã giải thích rất nhiều nhưng Lan vẫn chứng nào tật ấy, cho rằng chồng cố tình lưu giữ lại hình ảnh người yêu vì không muốn quên và bắt chồng phải đốt hết ảnh đó trước mặt vợ.
Không những thế, hàng ngày Lan vẫn đòi kiểm tra điện thoại dò hỏi bạn bè chồng số điện thoại của cô người yêu cũ để kiểm tra xem hôm đó Thành có gọi cho người yêu cũ hay không? “Mỗi lần điện thoại viên đến đưa bảng cước điện thoại di động, cô ấy như hổ vồ, chụp lấy, tìm kiếm, chỉ thiếu nước dùng kính lúp để soi.” Thành ngán ngẩm chia sẻ.
Tiền là trên hết
Từ ngày có đồng tiền trong tay Hà đã thay đổi hẳn. Trước khi lấy nhau hai vợ chồng đã thỏa thuận dù thế nào đi chăng nữa cũng phải biết tôn trọng lẫn nhau nhưng bây giờ thì Hà đã khác xưa rất nhiều.
” Anh chẳng làm được trò chống gì. Lương ba cọc, ba đồng, chẳng đủ tiền cho tôi ăn sáng? – Không kiếm được tiền thì ở nhà mà trông con để người ta đỡ phải thuê ôsin.” Hà hắng giọng, nói như tát nước vào mặt chồng. Trước đây, Hà là một cô gái xinh đẹp và hiền lành, biết quan tâm và chỉn chu cho gia đình.
Khi Hà và Tuấn cưới nhau Hà đã có một công việc ổn định hơn. Hà làm hành chính nhân sự trong một công ty có tiếng ở Hà Nội.
Rồi bây giờ, đứng trước chồng, Hà là một cô vợ khó chịu và nóng nảy. Hà thường gắt gỏng mỗi khi về nhà, nếu tức thì lại quăng quật. Tuấn tự nhủ lòng rằng, có lẽ Hà quen cách quản lý nhân viên trên công ty nên vậy.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thử đau khổ
Cháu và anh ấy mới sống thử với nhau nhưng chỉ vài tháng là cháu đã thấy ngột ngạt và đau khổ, không có một ngày vui.
Anh bắt cháu cắt đứt liên lạc với bạn bè, đi đâu ra ngoài cũng phải đi với anh, mở miệng cười chào một người quen là tối đó về sẽ có chuyện ghen tuông, trách móc, mắng chửi. Mới đây nhất, bọn cháu cãi nhau, nửa đêm anh đuổi cháu ra khỏi nhà. Cháu không đi, anh lục túi cháu lấy hết thẻ ATM, tiền mặt và mấy thứ quà mà anh đã tặng cháu, nói để cháu khỏi gom đồ bỏ nhà đi. Tiền trong thẻ chẳng đáng là bao nhưng nghĩ lại trước đây hai đứa từng tính toán sống chung, nấu ăn chung, trả tiền nhà chung, cùng để dành tiền bạc... mà lòng cháu đắng ngắt. Cháu nghĩ kết hôn nhiều ràng buộc, nên chấp nhận sống thử, nếu hợp nhau thì sống lâu dài, giờ mới thấy nếu thôi nhau thì cháu thua thiệt nhiều quá. Cháu biết phải làm sao?
Nếu thôi nhau bây giờ, đúng là cháu thấy trước mắt đầy thua thiệt: mất sự trong trắng, mất tiền bạc, mất tình cảm và quan trọng hơn là mất niềm tin vào tình yêu, vào hạnh phúc. Nhưng, nếu cháu không chấm dứt việc "thử" này, cô nghĩ cháu sẽ còn mất nhiều hơn nữa: mất tuổi trẻ, mất cơ hội, mất khả năng vươn lên trong cuộc sống. Theo Hạnh Dung, cháu "thử" như vậy là quá đủ rồi. Đó không phải là thử sống, mà là thử đau khổ để biết cái giá phải trả cho sự bồng bột, thiếu chín chắn của mình. Dù cháu vẫn nhận xét anh ấy là người tình cảm, luôn nghĩ về cháu, lo cho riêng cháu... nhưng cô cũng khuyên cháu nên chấm dứt việc "thử" này trong thời gian sớm nhất có thể.
Lúc này, cháu cần phải tỉnh táo. Con người ấy đã lộ rõ bản chất ích kỷ, muốn cháu phải hoàn toàn phụ thuộc vào anh ta, nhất cử nhất động đều phải theo ý anh ta. Cháu chưa làm vợ chính thức mà đã bị mắng chửi, bị đuổi đi giữa đêm khuya - người biết sống, biết nghĩ, có lòng yêu thương không ai làm như vậy. Đừng tiếc cuộc sống thử đau khổ đó nữa. Không bị ràng buộc bởi hôn nhân, càng kéo dài cuộc "sống thử", người phụ nữ càng thiệt thòi. Cháu bây giờ chỉ là một người "già nhân ngãi, non vợ chồng", không có chút quyền lực để ràng buộc, níu kéo anh ấy và cũng không có chút quyền chủ động nào đối với chính cuộc đời mình. Tại sao phải chấp nhận như vậy khi cháu còn quá trẻ, cháu tự do và không có bất kỳ nghĩa vụ phải cung phụng, tuân lệnh một ai? Hãy chấp nhận bị mất một vài thứ để làm lại cuộc đời mình. Chúc cháu vững vàng, bản lĩnh hơn trong những giai đoạn quan trọng của cuộc đời.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Không chỉ yêu là đủ Tình yêu của anh, em có biết, những ngày xa em là những ngày dài rất dài. Anh đã rất đau khổ, buồn bã. Anh sợ rằng nếu lúc này đây, bất chợt gặp em, anh sẽ không kiềm chế nổi mình. Bởi vì anh yêu em nhiều quá. Nhưng em ơi, chuyện tình cảm, không chỉ yêu là đủ, mà còn cả...