“Em lấy chồng chứ có bán mình đâu hả chồng?”
Cô cười nhạt. Nếu như lấy chồng là phải từ bỏ hoàn toàn bố mẹ đẻ, ngay cả trong những lúc ốm đau, khốn khó, thì cô chọn ở lại cùng bố mẹ mình.
Kết hôn sắp 2 năm, và nhà ngoại cách nhà đẻ 16 cây số, nhưng số lần Nga về được với bố mẹ chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí Tết cô cũng không về nổi sum vầy với bố mẹ dù chỉ 1 ngày. Bố mẹ Nga sinh được 2 cô con gái, đều đi lấy chồng làm dâu hết, nhiều khi nghĩ mà Nga chảy nước mắt vì thương và nhớ bố mẹ.
Lí do tại sao Nga lâm vào hoàn cảnh trớ trêu như vậy ư? Thử hỏi cứ hễ Nga xin phép mẹ chồng về bên ngoại thăm nhà 1 ngày nhân cuối tuần nghỉ làm rảnh rỗi thì bà im lặng quay đi không thèm trả lời, coi như chẳng nghe thấy câu hỏi lễ phép của con dâu. Lần đầu tiên Nga tưởng thế là bà đồng ý, cô dắt xe về nhà 1 mình, bởi rủ chồng thì anh báo bận, trong khi Nga cũng chẳng biết anh bận cái gì. Tối ấy về lại nhà chồng, Nga bị cả nhà chồng quây vào mắng cho không ngẩng mặt lên được. Từ bố mẹ chồng, chồng tới em gái chồng kết hôn sống gần đấy cũng chạy sang.
Họ nói Nga hỗn láo, không biết trên dưới, đi chẳng xin phép ai. Họ nói Nga chỉ chăm chăm nhà ngoại, nhà chồng đầy việc lại bỏ bê. Khổ nỗi, Nga đã ngó nghiêng rất kĩ, thấy nhà chồng không bận bịu gì mới dám về ngoại rồi đấy chứ! Sau lần đó, hễ Nga xin phép nhưng mẹ chồng ngoảnh mặt đi là cô biết ý, cũng chẳng dám tự tiện về nữa. Những cái hẹn với bố mẹ cứ nhỡ mãi, nhỡ mãi…
Ảnh minh họa
Ban đầu Nga còn tâm sự với chồng, mà thấy anh thờ ơ phán: “Lấy chồng là người nhà chồng, em ít về ngoại đi!”. Thế là đủ biết anh cũng suy nghĩ giống hệt bố mẹ anh. Của đáng tội, cô được về nhà đẻ nhiều đã đành, đằng này…
Lễ Tết, mẹ chồng dáo trước “việc nhà chồng xong rồi muốn đi đâu thì đi”. Nhưng thường việc nhà chồng xong thì cũng hết lễ Tết, hết ngày nghỉ, Nga phải quay lại làm việc, còn đi đâu được nữa. Họ hàng đằng nhà chồng Nga có công việc gì, Nga phận làm cháu dâu bị mẹ chồng giục sang từ sớm tinh mơ, có khi lúc ấy nhà họ còn chưa ngủ dậy. Nhưng hễ nhà đẻ Nga có công việc, thì mẹ chồng gần giờ cơm mới cho vợ chồng Nga về. Có khi chồng Nga cũng chẳng đi cùng, lại một mình Nga lủi thủi về. Để rồi vừa ăn cơm xong ngồi nói chuyện chưa ấm chỗ đã bị gọi về việc nọ việc kia.
Video đang HOT
Cưới hơn 1 năm thì Nga có bầu, ở nhà chồng mẹ chồng chẳng bao giờ bồi bổ gì cho con dâu. Nga thực sự không dám đòi hỏi, con cô thì cô sẽ tự chăm sóc, nhưng dẫu gì bà quan tâm một chút cũng khiến cô ấm lòng hơn. Mà hễ mẹ đẻ Nga muốn gọi con gái về nấu món gì bổ dưỡng cho con, là y như rằng mẹ chồng tìm mọi cách ngăn cản không cho về.
Sáng nay Chủ nhật, bố Nga gọi điện lên thông báo mẹ cô phải đi viện truyền nước, Nga nghe mà xót hết lòng. Cô vội vã lên thông báo với bố mẹ chồng, nói mình cần về nhà xem mẹ thế nào. Bố chồng Nga gật đầu miễn cưỡng, còn mẹ chồng cô im lặng như mọi khi. Nga chẳng còn hơi sức đâu mà quan tâm thái độ khó chịu của ông bà nữa, trong đầu chỉ lo lắng cho sức khỏe của mẹ.
Vào phòng lấy đồ, chồng Nga thấy vợ sửa soạn túi xách thì hỏi cô đi đâu. Nga nói qua với chồng sự việc, trong bụng cũng thầm hi vọng anh sẽ quan tâm hỏi han mẹ mình, đồng thời nhận đưa vợ về. Cô đang bụng to tới tháng thứ 8 rồi cơ mà, lẽ nào anh yên tâm để cô đi 1 mình?
Ảnh minh họa
Chẳng ngờ chồng Nga lại bực dọc cằn nhằn: “Đi cái gì mà đi! Lát nữa vợ chồng cái Hằng (em gái chồng Nga) nó sang đây ăn cơm. Ở nhà mà đi chợ cơm nước đãi vợ chồng nó còn gì, đi thì ai làm? Em chồng sang chơi mà chị dâu lại bỏ đi chơi mất hút còn ra thể thống gì!”. Nga không thể tin nổi vào tai mình. Chồng cô chẳng được một lời hỏi han mẹ vợ, còn điềm nhiên thốt ra những lời trách mắng vô lí như thế! So sánh mẹ vợ đang ốm nằm viện với việc em gái sang ăn cơm trong khi nhiều người ở nhà tiếp đãi, và em gái vốn sang thường xuyên? Anh đang nghĩ cái gì trong đầu vậy?
Sự việc hôm nay cùng những lời nói vô tâm, ích kỉ tới cực điểm của chồng như một giọt nước làm tràn ly vốn đã đầy những cảm xúc tủi thân, ấm ức trong lòng Nga bấy lâu nay. Bao lâu nay Nga im lặng nín nhịn tất cả, cũng chỉ mong gia đình được êm ấm. Nhưng có lẽ cô càng nhịn thì người khác càng được đà lấn tới. Nga nhanh chóng lau khô những giọt nước mắt vừa chớm rơi, quay người nhìn thẳng vào chồng, chậm rãi nhấn mạnh từng chữ một: “Em lấy chồng chứ có bán mình đâu hả chồng?”.
Sau đó cô xách túi ra ngoài, trước đó đã cố ý nhét thêm nhiều quần áo và vật dụng cá nhân, gọi taxi về nhà mình. Đúng là cô có ý định ở lại nhà đẻ lâu một chút, mà cũng có thể là ở hẳn luôn cũng nên, biết đâu được đấy! Cô cười nhạt. Nếu như lấy chồng là phải từ bỏ hoàn toàn bố mẹ đẻ, ngay cả trong những lúc ốm đau, khốn khó, thì cô chọn ở lại cùng bố mẹ mình. Vì sao ư, vì những người nhân danh là chồng, là bố mẹ chồng kia, họ không xứng đáng!
Theo Afamily
Xin lỗi, ở đây không có "máy đẻ" và em không "buôn chồng"!
"Già rồi, lấy chồng đi không là không đẻ được con nữa đâu", "Lấy chồng lãi nhất đứa con", "Vớ đại thằng nào rồi đẻ đi không trứng ung trứng hỏng hết rồi đấy"... nghe những câu này hẳn nhiều chị em ba máu sáu cơn...
Đồng ý rằng việc đẻ con bây giờ vẫn là đặc quyền của phụ nữ. Thảng hoặc đâu đó báo chí nói đàn ông chuyển giới có thể mang bầu nhưng cũng là chuyện lạ lùng. Chứ đặc quyền sinh con hẳn nhiên là thuộc về chị em. Nhưng đó là quyền được sinh con chứ không phải là bắt buộc phải sinh con. Luật pháp đâu có chương nào mục nào yêu cầu phụ nữ phải sinh con? Sao miệng lưỡi người đời cứ bền bỉ áp đặt nhau đến thế? Rằng cứ như là phụ nữ, lỡ đã có buồng trứng rồi thì phải dùng để đẻ vậy. Thậm chí vô duyên hơn, phụ nữ nào đẻ 1 con cũng bị bỉ bai rằng "sao đẻ ít thế?". Phụ nữ sinh con một bề thì bị nói là "không biết đẻ". Giả như đẻ nhiều hơn thì bị mỉa móc rằng "lợn sề chính hiệu". Đến thế kỷ nào rồi mà giá trị duy nhất đong đếm về một người phụ nữ chỉ là chuyện sinh đẻ?
Thế mà cũng có nhiều phụ nữ không vượt qua nổi miệng lưỡi người đời mà nhắm mắt lấy chồng để "lãi" ra đứa con. Thế mà nhiều phụ nữ đẻ con chỉ để "có người chăm sóc ta lúc tuổi già". Thế mà có nhiều phụ nữ chồng chả ra cái khỉ gì, kinh tế thì eo hẹp nhưng vẫn cứ sòn sòn sòn đô sòn mà đẻ con. Thế mà nhiều phụ nữ rặn hết lần này đến lần khác cho ra một quý tử chỉ để đảm bảo mình không bị nhà chồng đuổi cổ. Thế mà có nhiều phụ nữ đẻ con ra cho xong nhiệm vụ rồi quẳng con cho ông bà ngoại rồi đi theo tiếng gọi trái tim. Bao nhiêu đứa trẻ vì miệng lưỡi người đời mà được sinh ra?
Tôi đồng ý! Tôi đồng ý rằng trong "mã gen" của phần đông phụ nữ luôn có thứ gọi là "tình mẫu tử". Nhiều phụ nữ mê đắm chuyện sinh con, muốn sinh con và vô cùng yêu con. Như điều đó cũng có ở đàn ông. Nên có nhiều ông đàn ông cũng sẽ vì muốn có một đứa con mà nhắm mắt nhắm mũi cưới về một cô vợ để làm cái "máy đẻ" cho mình. Thậm chí, nhiều hợp đồng đẻ thuê cũng ra đời từ đó. Nhưng những điều đó đâu có thể được coi là lý do để mọi phụ nữ đều cần phải đẻ?
Nếu nghĩ về những đứa con do mình sinh ra.
Liệu chúng có được sinh ra bởi nỗi lòng mong đợi của chính bản thân mình? Chúng được sinh ra từ chính tình yêu đã đơm hoa đang đợi ngày kết trái? Chúng có được sinh ra khi cha mẹ chúng đã đủ năng lực, hành vi để có thể làm một ông bố bà mẹ tốt? Hay thứ chúng ta thảy ra cuộc đời này là một đứa trẻ có cha có mẹ mà vẫn như một đứa trẻ mồ côi? Sinh con một cách... vô trách nhiệm có lẽ cũng nên bị coi là một tội. Tội cho đứa trẻ được sinh ra. Tội cho những người xung quanh đứa trẻ, gánh nặng cho xã hội sau này.
Chúng ta cứ nói với nhau về bình đẳng giới, về việc phải tôn trọng quyền riêng tư, tự do của nhau nhưng rồi chính chúng ta tự bỏ quyền của mình, sự bình đẳng của mình, giá trị của mình. Tôi nghĩ mãi về những người nói ra cái câu: "Lấy chồng lãi nhất đứa con" dù biết rằng họ đang đau đớn vì lấy sai chồng, lấy phải gã chồng chả ra gì. Bởi nghe câu đó như thể hôn nhân là chuyện mua bán lãi lỗ vậy. Có đứa trẻ nào phát triển được bình thường trong môi trường mẹ thì khinh rẻ bố như thế? Có đứa trẻ nào hạnh phúc được khi chúng phải chứng kiến "thứ bố không ra gì" qua lời mẹ chúng? Tôi tự hỏi, vậy, người mẹ ấy, có thực sự yêu thương và quan tâm thực sự đến con mình? Tiếc thay, nhiều người mẹ miệng nói thương con nhưng tâm thì chỉ toàn thấy con là kết quả thất bại trong hôn nhân của mình. Nghĩ vậy thôi đã thấy đau lòng!
Tôi cũng lại thấy thương hại (chứ không thấy xót xa gì sất) với những phụ nữ vì "già rồi phải cưới chồng để sinh con". Như một cuộc trao đổi. Xin đừng nói đó là sự hy sinh vì đó không phải là hy sinh đâu. Đó là sự toan tính. Đừng đổ lỗi cho số phận hẩm hiu bởi chính bạn đang làm cho nó thêm thập phần hẩm hiu đấy. Đến bao giờ, đến bao giờ thì phụ nữ mới biết thương lấy phụ nữ? Đến bao giờ phụ nữ học được cái trân trọng chính bản thân mình, cho mình được quyền khiến người khác phải trân trọng mình?
Và dành riêng cho những ai vẫn "quen miệng" móc mỉa chuyện phụ nữ là phải sinh con, chuyện phụ nữ phải sinh đủ nếp tẻ, chuyện phụ nữ già rồi phải cưới chồng mau mau để đẻ con... Làm ơn, hoặc là hãy về hành tinh... tinh xa lắc của bạn đi hoặc hãy học cách tôn trọng người khác để nhận về sự tôn trọng. Làm ơn, miệng lưỡi của hôm nay là khẩu nghiệp của mai này. Xin hãy chia sẻ điều đó, gửi gắm điều đó đến những ai đã từng buông câu nói ấy vào người khác!
- Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả -
Theo Afamily
Phụ nữ từng NÂNG NGỰC chẳng lẽ luôn phải chịu sự cấm cản của gia đình nhà trai? Sau đó, em cũng giấu nhẹm mọi chuyện với gia đình người yêu. Em vẫn đinh ninh rằng chuyện mình từng nâng ngực sẽ không bị phát hiện. Nhưng trên đời này làm gì có sự thật nào không được phơi bày chứ? Mấy ngày nay em đang rất đau đầu vì chuyện tình cảm. Chẳng lẽ chỉ vì nhu cầu làm đẹp...