Em không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ yêu cho đến khi em gặp anh
Cho đến khi em gặp anh, thế giới của em đã đảo lộn. Anh đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời em.
ảnh minh họa
Số phận đã không đối xử tốt với em. Trong một quãng thời gian dài, tình yêu là một thứ khó khăn với em. Em đã cố gắng để giành được tình cảm của chàng trai mình yêu mến nhưng đều vô ích. Tình yêu là một cuộc đấu tranh mệt mỏi mà em nghĩ rằng mình sẽ từ bỏ. Tình yêu là những hoài nghi mà em không tìm thấy lời giải đáp. Em đã nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ tìm được đúng người để yêu.
Sau nhiều thất bại với tình yêu em đã muốn chạy trốn khỏi nó. Em đã nghĩ rằng cuộc sống của mình vẫn ổn thỏa dù có tình yêu hay không. Em bắt đầu sống độc thân và tự vui với mình thay vì hi vọng tìm thấy một ai đó yêu thương em. Em dần học được cách làm quen với nỗi cô đơn. Em học được cách bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương tình cảm.
Cho đến khi em gặp anh, thế giới của em đã đảo lộn. Anh đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời em.
Em không biết yêu có thể hạnh phúc và vui vẻ thế nào cho đến khi gặp anh. Em đã quen với tình yêu đầy khó khăn. Gần như trước đây em không thể tìm thấy hạnh phúc trong tình yêu. Những người trước đây chỉ luôn coi em là một lựa chọn trong nhiều lựa chon của họ. Điều đó thật đáng buồn.
Trong một thời gian dài, em đã nghĩ rằng vì em không hoàn hảo nên không ai yêu em thực lòng. Có lẽ do em không đủ tốt mà những chàng trai ấy mới rời xa em. Em không xứng đáng có một tình yêu hạnh phúc.
Video đang HOT
Tuy nhiên anh đã chứng minh rằng em sai. Anh đã mang đến cho em một tình yêu tuyệt vời. Anh đã ở đó bên cạnh em ngay từ khi bắt đầu mà không yêu cầu em thay đổi bất cứ điều gì. Anh hết lòng vì em và cố gắng vun vén xây đắp cho mối quan hệ của chúng ta.
Ảnh sưu tầm trên Internet.
Em không tin rằng mình có thể hạnh phúc cho đến khi yêu anh. Anh là người đàn ông đặc biệt mang lại những điều tốt đẹp cho em. Anh quan tâm, dịu dàng với em trong từng khoảnh khắc. Anh chưa bao giờ khiến em đau lòng dù chỉ một lần.
Ở bên anh em thấy mình an toàn và yên bình. Những bài học quá khứ đã dạy cho em biết rằng anh chính là người tốt nhất mà em biết. Vì thế em cần phải trân trọng và yêu thương anh nhiều ơn. Anh cũng giúp em nhận ra rằng mình hoàn toàn không có gì chưa hoàn hảo. Em có thể là chính em và vẫn được anh yêu thương. Điều đó mới tuyệt vời làm sao.
Cảm ơn anh vì tình yêu ngọt ngào này.
Theo Xaluan
Dở khóc dở mếu vì tiền mừng tuổi
Phong tục lì xì vốn là để mừng tuổi, mong may mắn cho người nhận và cả người cho nên cả hai đều vui vẻ trao nhận. Có khi đó là tiền, có khi chỉ là chiếc kẹo, chiếc bánh hoặc thứ gì đó mà gia chủ đang có, muốn trao tặng và chúc phúc cho con trẻ. Thế nhưng ngày nay, phong tục này đã bị sự ích kỷ của người lớn "hiếp đáp", biến câu chuyện chúc phúc nhau ngày đầu năm thành cuộc trao đi đổi lại theo mệnh giá đồng tiền.
Ảnh minh họa
Tiện miệng kêu "lỗ" sau khi mừng tuổi con cháu hàng xóm
Ngày mùng hai Tết, anh Công ở huyện Cẩm Phả, Quảng Ninh sang nhà chị Tuyết hàng xóm chúc Tết. Trông thấy đứa bé, chị Tuyết vội vã rút ngay một phong bao lì xì, tươi cười mừng tuổi cho bé hay ăn chóng lớn. Không có túi nên đứa bé đưa ngay cho bố cầm để tiện tay bóc kẹo.
Anh Công vừa cầm bao lì xì đã vội bóc ra ngay trước mặt chị rồi ngó vào trong xem bao nhiêu tiền. Sau đó không ngần ngại, anh Công mở ví, lục đi lục lại tìm tờ tiền cùng mệnh giá để mừng tuổi lại cho con chị Tuyết. Chị Tuyết cảm thấy thoáng không vui.
Lát sau, đứa cháu chị trong phòng chạy ra chơi với bạn, anh Công buột miệng bảo "ơ thế lại phải mừng tuổi đứa nữa à". Anh lại rút ví và lục đi lục lại tìm tờ tiền cùng số tiền chị Tuyết mừng tuổi con anh lúc nãy. Mừng tuổi cháu chị Tuyết xong rồi, anh Công "tiện miệng" kêu "tốn" rồi kêu "lỗ".
Trên trang fanpage tâm sự lớn nhất của giới trẻ cũng có một cô gái viết cả một bài dài để hậm hực vì bạn trai mới quen (sinh viên năm thứ ba) mặc vest, đi ô tô đến nhà chúc Tết, mừng tuổi cả ông bà, bố mẹ lẫn cô ấy chỉ được có mỗi người 50 nghìn. Cô ấy mỉa mai anh chàng ki bo kiệt sỉ, nếu không thể mừng tuổi 500 nghìn thì cũng phải 200 nghìn cho xứng với cái ô tô mà anh chàng đi.
Khi lì xì không còn nguyên ý nghĩa "mừng tuổi"
Theo cây viết trẻ Hàn Băng Vũ, phong tục lì xì vốn là để mừng tuổi, mong may mắn cho người nhận và cả người cho nên cả hai đều vui vẻ trao nhận. Ngày xưa, những đứa trẻ được nhận những đồng tiền lẻ chỉ để mua cây kẹo cũng đã hân hoan vui thích lắm.
Nhưng thời bây giờ, lì xì ít nhiều không còn ý nghĩa như xưa nữa. Có khi, những phong bao lì xì chỉ là dịp để đua tranh, khoe khoang sự giàu có và hào phóng của người lớn. Những đứa trẻ học theo bố mẹ cũng biết so kè, ai mừng nhiều hơn, ai mừng ít hơn rồi xị mặt ngay khi nhận được số tiền nhỏ.
Đến trường, chúng khoe nhau là năm nay được bao nhiêu tiền mừng tuổi. Đứa được nhiều có cơ hội để "vênh mặt", đứa được ít thì tiu nghỉu mong năm sau mình sẽ được mừng nhiều hơn. Và vì thế, ngày Tết, nhiều đứa trẻ khi thấy người lớn đến nhà chúc Tết là chúng cứ "đứng hóng" để được mừng tuổi. Thậm chí có trẻ còn nhanh nhảu "nhắc" khách rằng họ "quên mừng tuổi" cho chúng.
Việc người lớn "cân đo đong đếm" số tiền mừng tuổi cho trẻ đã khiến cho phong tục lì xì ngày Tết trở thành một cuộc trao đi đổi lại như mua và bán chứ không còn đơn thuần là một lời chúc trong sáng của ngày đầu năm. Chỉ vì phong bao lì xì ít tiền hay nhiều tiền mà nhiều người khóc dở mếu dở vì những tình huống ngại ngùng xen lẫn cả bực bội.
Cũng nhiều người vì chuyện lì xì đầu năm mà đánh mất đi tình cảm, họ coi số tiền trong phong bao thể hiện tấm lòng và tình cảm, càng mừng nhiều tiền thì lại càng yêu mến nhiều. Nếu mừng tuổi ít thì ngại với người khác, mừng tuổi nhiều thì không có. Mừng tuổi người này như vậy lại không dám mừng tuổi người khác ít hơn. Năm trước mừng nhiều rồi năm sau mừng ít hơn thì cũng không được. Cứ so đo tính toán các khoản lì xì nên tết cũng không còn được vui, lì xì cũng không còn ý nghĩa mừng tuổi nữa.
"Tôi cảm thấy Tết càng ngày càng không được vui như trước nữa một phần cũng là vì người dân càng ngày càng "đua đòi" khiến cho Tết tốn kém hơn rất nhiều. Từ những cành đào, cây quất mang ý nghĩa mùa xuân như truyền thống thì giờ có những cành đông đào, mai Mỹ nhập khẩu với giá tính bằng ngàn đô.
Tết thay vì đơn thuần là dịp để gia đình quây quần, bạn bè gặp mặt thì lại biến tướng thành những dịp để khoe khoang, biếu xén người khác. Ngay cả việc lì xì cũng vậy. Nó không còn mang ý nghĩa mừng tuổi, chúc sức khỏe, may mắn mà trở thành dịp để người lớn so kè với nhau.
Những đứa trẻ cũng vì phong bao lì xì và sự so kè của người lớn mà sớm hư, cư xử không đúng mực với những người lì xì ít tiền. Nhiều người cũng lấy giá trị của phong bao lì xì để đo đếm tấm lòng người khác. Nhất là những người đi làm xa về hay Việt kiều thì lại càng khổ hơn. Chuyện mua sắm, tiền lì xì biến Tết thành nỗi ám ảnh của nhiều người".
Theo Tinmoi24
Yêu xa thì có sao đâu bởi khoa học chỉ ra 5 lý do khiến bạn thêm tự tin thế này cơ mà Đây là những lý do khiến các cặp đôi dù rơi vào hoàn cảnh yêu xa vẫn tự tin nói lời yêu thương. Chắc chắn bạn đã từng nghe nói yêu xa là không nên, là đau khổ và cực kỳ khó khăn. Đúng là rất khó khi không được gặp mặt người yêu. Tuy nhiên, yêu xa cũng có lợi, mọi thứ...