Em gái tôi chán chồng vì em rể quá đảm đang
Tôi khuyên em gái đừng nên suy nghĩ nông nổi như thế. Sự nhàm chán trong hôn nhân là khó tránh khỏi nhưng cái gì cũng có cái lý của nó…
Gia đình tôi chỉ có hai chị em gái nên có chuyện gì chúng tôi đều tâm sự với nhau.Em gái năm nay 32 tuổi, lấy chồng được 4 năm và đã có hai đứa con đủ nếp đủ tẻ. Gần đây, em gái tôi than thở mình bắt đầu cảm thấy chán chồng. Tôi rất ngạc nhiên vì cuộc hôn nhân của em được đánh giá rất hạnh phúc. Ba mẹ tôi rất tự hào về em rể.
Bởi vậy, khi nghe em nói lý do, tôi cảm thấy không biết do em tôi “sướng quá hóa rồ” hay không.
Em rể luôn đỡ đần hết việc nhà cho vợ. (Ảnh minh họa)
Em rể hơn vợ 5 tuổi, công tác ở một cơ quan nhà nước cấp tỉnh còn em gái làm việc ở ngân hàng cổ phần. Công việc của em rất bận rộn, đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về. Ngày nghỉ cũng phải thường xuyên đi làm nếu sếp có yêu cầu.
Em rể ngược lại, chỉ làm ngày đủ 8 tiếng, nghỉ hai ngày cuối tuần nên có nhiều thời gian. Khác với những người khác, em ít khi la cà nhậu nhẹt mà dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi để lo công việc gia đình.
Thậm chí, buổi sáng, em rể cố gắng đi làm muộn hơn để đưa con đến trường còn buổi chiều tranh thủ về sớm để đón con. Em rể suốt ngày tất bật với việc dọn dẹp, giặt giũ, nấu ăn, tắm rửa rồi cho con ăn.
Em gái đi làm về đã có sẵn cơm ngon canh ngọt, hai con đã được tắm rửa sạch sẽ và ăn uống no nê. Nhiều ngày, em về đến nhà thì con đã ngủ, chỉ còn chồng đợi cơm.
Video đang HOT
Em rể còn nấu ăn rất ngon và thành thạo. Hầu như, các đám giỗ ở nhà chồng, em tôi không phải làm gì dù là dâu trưởng bởi em rể đảm nhận hết mọi việc từ đi chợ đến nấu nướng. Phải công nhận, em có một niềm đam mê đặc biệt với nấu ăn.
Tôi rất nhiều lần được thưởng thức các món em nấu đủ mọi vùng miền thậm chí món nước ngoài. Ba mẹ tôi lại hay đùa, đáng lẽ em rể phải đi học đầu bếp mới đúng.
Mỗi lần về nhà vợ, em đều xung phong vào bếp trổ tài. Tất cả những gì em học được đều nhờ tìm tòi trên mạng xem công thức rồi tự thực hành. Các bữa ăn trong gia đình em cũng rất cầu kì, anh luôn thay đổi món và cân bằng dinh dưỡng hợp lý.
Nhưng chính sự đảm đang của em rể lại khiến cho vợ chán. Em tôi bảo, chồng bày biện nấu nướng quá nhiều khiến nhà cửa lúc nào cũng ám mùi thức ăn. Có hôm đi làm về mệt nhưng phải dọn rửa một đống xoong nồi bát đũa làm em chán. Mặc dù, rửa bát là công việc duy nhất em làm trong nhà.
Thêm nữa, vợ chồng cả ngày không gặp nhau đến tối về thấy chồng trong bộ dạng quần đùi áo chip lúi húi trong bếp lại nghe toàn mùi nước mắm dầu ăn bám trên quần áo. Trong khi đó hàng ngày tiếp xúc với đồng nghiệp khách hàng nam đều áo quần chỉnh tề thoang thoảng mùi nước hoa khiến em tôi ngầm so sánh.
Em gái tôi lại thấy chán khi chồng cứ lúi húi trong bếp nấu ăn. (Ảnh minh họa)
Tôi khuyên em gái đừng nên suy nghĩ nông nổi như thế và tuyệt đối không cho chồng biết. Sự nhàm chán trong hôn nhân là khó tránh khỏi nhưng cái gì cũng có cái lý của nó. Em rể thông cảm cho công việc của vợ nên ra sức đỡ đần như vậy chứ không phải do em tôi kiếm tiền nhiều hơn chồng
Tính ra thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng tương đương nhau vì em rể có phụ cấp chức vụ khá cao. Em rể cũng rất quan tâm đến gia đình vợ, biết lo lắng cho vợ con. Chỉ cần em gái tôi mở miệng nói thích gì là chồng luôn đáp ứng ngay. Tìm được một người chồng như thế không phải là dễ. Chẳng có ai hoàn hảo cả, em rể lúc đi làm cũng bảnh bao như ai nhưng về nhà tất bật với việc nhà mới thế.
Em gái thay vì chán nản thì phải sắp xếp thời gian đỡ đần việc nhà cho chồng. Đồng thời mua sắm quần áo để chồng thay đổi. Để vợ chồng luôn giữ được cảm xúc nồng nàn với nhau phải biết cách làm mới hôn nhân chứ không thể thấy chán là buông xuôi được.
Hiền Nga
Theo phunuonline.vn
Mang danh "con cả dâu trưởng", tôi phải lo Tết từ A đến Z còn em dâu đến bữa chỉ vác miệng sang ăn
Chẳng sống chung nhưng cứ mỗi dịp giỗ chạp, Tết nhất là tôi lại phát cáu vì cô em dâu có tính ỷ lại của mình.
Vợ chồng tôi đã lấy nhau được 5 năm nay. Bố mẹ chồng đều là nông dân chất phác, hiền lành nên mối quan hệ giữa tôi và họ khá bình thường. Nhưng người khiến tôi bực mình nhất từ ngày về làm dâu lại là cô em dâu. Đặc biệt, mỗi dịp giỗ chạp, lễ tết như thế này là tôi lại càng khó chịu.
Nhà chồng có 3 anh em, phía sau chồng tôi còn một em trai và một em gái. Các em chồng cũng đều đã có gia đình riêng cả. Trong nhà chỉ có chúng tôi đang ở thành phố còn lại mọi người đều đang sống ở quê. Vì vậy mà mỗi dịp Tết nhất hay giỗ chạp là vợ chồng con cái chúng tôi lại khăn gói về quê. Nghe thì đơn giản nhưng chồng là con cả nên chúng tôi thường phải về từ sớm để lo lắng, sắp đặt và dọn dẹp nhà cửa. Tết năm nay cũng không ngoại lệ.
Là "con cả, dâu trưởng", vợ chồng tôi đều biết phải có trách nhiệm lo lắng cho ông bà, thờ cúng tổ tiên. Nhà có việc, trong khi chồng dọn dẹp nhà cửa thì vợ đi chợ, nấu nướng. Cô em chồng biết ý, thường đến sớm và hỏi han xem chị dâu chuẩn bị thế nào rồi phụ giúp. Nhưng nhà cô ấy cũng khó khăn nên góp được từng nào hay từng đấy, tôi không ý kiến gì. Còn vợ chồng em dâu chỉ xuất hiện khi cỗ bàn đã được dọn xong.
(Ảnh minh họa)
Người ta vẫn bảo "được vợ mất chồng, được chồng mất vợ" đằng này nhà em dâu tôi thì lại được cả đôi. Thấy vợ không có ý kiến gì chuyện phụ giúp anh chị hay góp giỗ Tết, em chồng tôi cũng im luôn. Cả nhà cứ đến bữa kéo nhau sang ăn rồi kéo nhau về như là khách chứ chẳng phải con cháu trong nhà.
Mấy lần tôi ý kiến với chồng thì anh bảo: "Thôi, toàn em út trong nhà, tính toán với nó làm gì. Cả năm mới có một cái Tết để cả nhà sum vầy. Chúng nó có tâm thì đã chẳng để mình phải nhắc còn mình phận con trưởng phải đứng ra lo cho ông bà, tổ tiên chu đáo thôi. Mình cứ sống đúng với trách nhiệm, báo đáp bố mẹ, để phúc để phần cho con cái và không thẹn với làng xóm là được".
Chồng nói đến thế thì tôi cũng thôi. Nhưng đó là chuyện của những năm trước còn năm nay tôi không thể nhịn thêm nữa.
Sau một thời gian dài đi ở nhà thuê thì cuối cùng năm nay chúng tôi cũng mua được một căn chung cư nho nhỏ. Đương nhiên là cũng có vay mượn nên kinh tế khá khó khăn. Đã thế cách đây không lâu, con tôi còn bị ốm, phải nằm viện một thời gian. Vì vậy mà năm nay tôi muốn đề nghị vợ chồng em dâu góp tiền giỗ Tết.
(Ảnh minh họa)
Sau khi nói chuyện với chồng xong thì tôi gọi điện cho em chồng: "Tết năm nay nhà chị khó khăn, cháu lại mới ốm nên không dư dả gì, vợ chồng chú liệu liệu mà góp giỗ cúng ông bà tổ tiên". Nghe xong em chồng ậm ừ nên tôi cứ tưởng năm nay sẽ khác nhưng với tình hình này có khi lại chẳng thay đổi gì.
Hôm cúng ông Công ông Táo, vợ chồng tôi không về được nhưng nghe bố mẹ chồng bảo không thấy mặt nhà con trai thứ đâu nên ông bà đành phải tự lo liệu. Đến hôm nay, 25 tháng Chạp, vợ chồng tôi đã về quê rồi mà nhà cửa vẫn chưa dọn dẹp chứ đừng nói là sắm sanh. Tôi bực mình nên mới tỏ ý vùng vằng thì chồng tôi lại bảo nhịn vì sợ ông bà buồn.
Nhưng không lẽ chúng tôi cứ phải đứng ra lo lắng từ A đến Z thế này mãi sao. Trưởng thứ gì thì cũng là con trong nhà, chả lẽ cứ dâu trưởng thì phải đứng ra gánh hết mọi thứ sao? Lúc bình thường thì không sao nhưng khó khăn thế này thì ai hiểu cho cơ chứ!
Theo afamily.vn
Chị em phụ nữ bị nỗi sợ này ám ảnh trong mỗi dịp Tết Tết, chẳng hiểu từ khi nào đã trở thành nỗi sợ, thậm chí là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em phụ nữ. "Đang yên đang lành thì... Tết" là tâm trạng chung của không ít chị em phụ nữ ở thời điểm hiện tại. Càng cận Tết, tâm trạng ấy lại như tăng lên gấp nhiều lần. Nếu ngày thường, công...