Em gái ông Kim Jong Un không nằm trong Bộ Chính trị
Sau một thời gian được đánh giá như gương mặt chính trị gia đang lên ở Triều Tiên, tên cô Kim Yo Jong bất ngờ không có trong danh sách ủy viên Bộ Chính trị vừa công bố.
Cô Kim Yo Jong tại Hà Nội năm 2019 – Ảnh: BLOOMBERG
Theo hãng tin KCNA của Triều Tiên, em gái ông Kim Yong Un, cô Kim Yo Yong, đã không có trong danh sách các ủy viên Bộ Chính trị, bộ phận nắm quyền cao nhất của Đảng Lao động Triều Tiên.
Đây là danh sách được công bố sau đại hội lần thứ 8 của Đảng Lao động Triều Tiên vừa diễn ra.
Trong khuôn khổ kỳ đại hội nhằm vạch ra phương hướng, mục tiêu cho các lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao trong 5 năm tới, ngày chủ nhật (10-1) Đảng Lao động Triều Tiên đã tổ chức bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 8.
Video đang HOT
Theo đó, mặc dù cô Kim Yo Yong vẫn là một thành viên trong Ban chấp hành Trung ương Đảng, nhưng không còn là một thành viên của Bộ Chính trị nữa.
Sự thay đổi này được giới quan sát chú ý khi chỉ vài ngày trước, cô Kim Yo Jong đã lần đầu tiên cùng với 38 nhà lãnh đạo khác đăng đàn trong vị trí điều hành khi đại hội Đảng khai mạc.
Trong những năm gần đây, vị thế chính trị của cô em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên liên tục gia tăng là một thực tế được giới quan sát quốc tế chú ý.
Ban đầu cô xuất hiện như một thư ký riêng cho anh trai mình, kế đó là đặc phái viên được anh trai phái tới Hàn Quốc tham dự một số sự kiện, cô cũng là phó chủ tịch một cơ quan của đảng chuyên phụ trách các vấn đề nhân sự và tổ chức.
Năm 2017, cô Kim Yo Jong trở thành người phụ nữ thứ hai ở Triều Tiên gia nhập Bộ Chính trị sau người dì Kim Kyong Hui.
Trong tháng 8-2020, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho rằng cô Kim Yo Jong thậm chí đang giữ cương vị trên thực tế giống như “người giữ quyền lực cao thứ hai” ở Triều Tiên.
“Vẫn còn là quá sớm để đưa ra kết luận gì về vị thế của cô ấy, vì cô ấy vẫn còn là thành viên trong Ban chấp hành Trung ương Đảng, và có khả năng cô ấy đã đảm nhiệm những vị trí quan trọng khác”, giáo sư Lim Eul-chul chuyên ngành Triều Tiên học tại ĐH Kyungnam ở Seoul bình luận.
Trung Quốc 'không muốn thấy' chính biến ở Myanmar
Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar cho biết bất ổn chính trị ở nước này "hoàn toàn" không phải những gì Bắc Kinh muốn thấy.
"Chúng tôi đã chú ý đến bất đồng nội bộ của Myanmar liên quan đến cuộc bầu cử trong một thời gian, nhưng không được thông báo trước về sự thay đổi chính trị", đại sứ Chen Hai cho biết trong phát biểu được đăng trên trang web đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar hôm nay.
"Diễn biến hiện nay ở Myanmar hoàn toàn không phải những gì Trung Quốc muốn thấy", Chen cho hay, thêm rằng Bắc Kinh hy vọng tất cả các bên có thể xử lý những bất đồng một cách hợp lý, duy trì sự ổn định chính trị và xã hội.
Đám đông biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon, Myanmar, hôm nay. Ảnh: AFP .
Đại sứ Chen còn cho biết thông cáo báo chí gần đây của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó kêu gọi hòa giải và ngay lập tức thả toàn bộ những người bị giam, "phản ánh lập trường chung của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc".
Bình luận được đại sứ Chen đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc bị cáo buộc "ủng hộ hoặc ngầm bật đèn xanh" cho vụ đảo chính hồi đầu tháng ở Myanmar. Tin đồn dấy lên sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tháng trước đến thủ đô Naypyidaw của Myanmar trong chuyến thăm theo kế hoạch, gặp gỡ nhiều quan chức nước này, bao gồm Thống tướng Min Aung Hlaing, người đang đứng đầu chính quyền quân sự.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, lãnh đạo thực tế của đất nước, Tổng thống Win Myint cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân cử, với cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Bà Suu Kyi hiện đối mặt với hai cáo buộc, gồm nhập khẩu trái phép thiết bị liên lạc và vi phạm Luật Quản lý Thiên tai.
Cuộc đảo chính đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình lớn nhất hơn một thập kỷ qua tại Myanmar, lan rộng khắp cả nước, buộc lực lượng an ninh phải triển khai xe bọc thép, phun vòi rồng, bắn hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông. Khoảng 400 người được cho là đã bị giam kể từ khi đảo chính xảy ra.
Liên Hợp Quốc hôm nay đề nghị quân đội Myanmar "tôn trọng đầy đủ quyền hội họp hòa bình" của người dân, đồng thời cảnh báo "bất cứ phản ứng nặng tay nào nhiều khả năng cũng sẽ khiến họ hứng chịu hậu quả nghiêm trọng". Trong khi đó, quân đội Myanmar bác bỏ quan điểm hành động của họ là đảo chính, khẳng định đã cư xử hợp lý và tái cam kết trao lại quyền lực sau khi có kết quả bầu cử mới.
Indonesia cảnh báo luật hải cảnh Trung Quốc Cảnh sát biển Indonesia lo ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc tăng nguy cơ xảy ra xung đột quanh quần đảo Nantuna, nơi lực lượng hai nước từng đối đầu. "Việc Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng ở Biển Đông và phản ứng từ các nước lớn có lợi ích tại đây nguy cơ leo thang xung đột trong...