Em gái ông Kim Jong-un dập tắt hy vọng đàm phán của Mỹ
Em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bác triển vọng quay trở lại đối thoại với Mỹ sau khi Washington tuyên bố nhận thấy “tín hiệu thú vị” từ Bình Nhưỡng.
Bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters).
Trong tuyên bố được hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đăng tải ngày 22/6, bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cho biết Mỹ dường như đang diễn giải sai các tín hiệu từ Bình Nhưỡng.
Bà Kim Yo Jong, một quan chức trong chính quyền Triều Tiên, đã bác bỏ triển vọng về việc sớm nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ.
“Có vẻ như Mỹ đã diễn giải sai tình huống này theo cách tự an ủi bản thân. Kỳ vọng này, thứ mà họ lựa chọn tin tưởng một cách sai lầm, có thể đưa họ đến nỗi thất vọng lớn hơn”, KCNA dẫn lời bà Kim Yo Jong nói.
Video đang HOT
Tuyên bố của bà Kim Yo Jong được đưa ra chỉ vài ngày sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố, Triều Tiên cần chuẩn bị cho cả khả năng “đối thoại và đối đầu” với Mỹ.
Đây được xem là phản ứng trực tiếp đầu tiên và cấp cao nhất của Bình Nhưỡng kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức và đưa ra cách tiếp cận mới nhằm gây sức ép, buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân thông qua con đường ngoại giao.
Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan ngày 20/6 gọi tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên là một tín hiệu “thú vị”, đồng thời cho biết Washington sẽ chờ thêm những liên lạc trực tiếp từ Bình Nhưỡng trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán.
Phát biểu sau cuộc thảo luận với người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản tại Seoul ngày 21/6, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về vấn đề Triều Tiên, ông Sung Kim, cho biết chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden kêu gọi “phương thức tiếp cận thực tế và linh hoạt”, trong đó có giải pháp ngoại giao với Triều Tiên.
Ông Sung Kim cũng cho biết, Mỹ sẵn sàng đàm phán “mọi lúc, mọi nơi” và vô điều kiện với Triều Tiên. Tuy nhiên, Washington vẫn duy trì các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Bình Nhưỡng liên quan đến các vụ thử nghiệm hạt nhân và vũ khí.
Các quan chức Mỹ cho rằng, Tổng thống Joe Biden nên kết hợp giữa chính sách đối thoại trực tiếp với Triều Tiên của cựu Tổng thống Donald Trump và chính sách “kiên nhẫn chiến lược” của cựu Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyên chính quyền Tổng thống Biden không nên nới lỏng bất kỳ lệnh trừng phạt nào, trước khi Triều Tiên thực hiện các động thái cụ thể hướng tới việc phi hạt nhân hóa.
Theo Giáo sư Kim Yong-hyun tại Đại học Dongguk của Hàn Quốc, tuyên bố của bà Kim Yo Jong ngụ ý Mỹ nên xoa dịu Bình Nhưỡng, vì Triều Tiên vẫn còn bất mãn về sự sụp đổ của các cuộc đàm phán với chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump trước đây.
“Những gì cô ấy muốn nói qua tuyên bố này là: chúng tôi muốn Mỹ mở lòng trước và cho chúng tôi thấy họ có thể tặng gì cho chúng tôi. Triều Tiên cho rằng bóng đang ở sân của Mỹ trong khi Mỹ lại cho rằng đó là chiều ngược lại”, ông Kim Yong-hyun nhận định.
Giáo sư Yang Moo-jin tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên cho rằng, tuyên bố của bà Kim Yo Jong không có nghĩa là Triều Tiên “đang từ chối đối thoại”. Ngược lại, Bình Nhưỡng đang kêu gọi Washington đưa ra “những đề nghị cụ thể và hợp lý hơn để Triều Tiên có đủ lý do quay lại đối thoại”.
Thủ tướng Thụy Điển bị phế truất
Thủ tướng Lofven không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, trở thành thủ tướng Thụy Điển đầu tiên bị quốc hội phế truất.
Thủ tướng Stefan Lofven bị phế truất sau khi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở quốc hội Thụy Điển kết thúc hôm nay với kết quả 181 phiếu thuận trong tổng số 349 nghị sĩ, vượt qua mức tối thiểu 175 phiếu. Ông trở thành thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển bị truất quyền sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, đồng thời đẩy nền chính trị nước này vào tình trạng khó đoán định tương lai.
Đảng Dân chủ Thụy Điển kêu gọi bỏ phiếu sau khi đảng Cánh tả chấm dứt ủng hộ đảng Dân chủ Xã hội của ông Lofven do kế hoạch cải cách quản lý giá cho thuê nhà, vấn đề rất quan trọng với nhiều cử tri.
Thủ tướng Lofven họp báo sau cuộc bỏ phiếu ngày 21/6. Ảnh: AFP .
Thủ tướng Lofven sẽ có một tuần để từ chúc và chuyển giao quyền thành lập chính phủ mới cho chủ tịch quốc hội, hoặc tổ chức bầu cử sớm. "Chính phủ có một tuần để quyết định và chúng tôi sẽ đàm phán với các đảng phái. Điều quan trọng nhất là những gì tốt cho đất nước. Chúng tôi sẽ cố gắng làm việc nhanh nhất có thể", ông Lofven nói sau cuộc bỏ phiếu.
Các cuộc khảo sát cho thấy phe trung tả và trung hữu trong quốc hội đang khá cân bằng, khiến khủng hoảng chính trị ở Thụy Điển khó lòng được giải quyết nhanh chóng, dù các chuyên gia cho rằng điều này khó ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Thủ tướng Lofven bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2018 chỉ sau vài tháng đàm phán sau cuộc tổng tuyển cử, trong đó đảng Dân chủ Thụy Điện giành được nhiều phiếu và vẽ lại bản đồ chính trị nhờ đường lối chống nhập cư. Ông điều hành chính phủ liên minh giữa đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xanh, được hỗ trợ bởi các đối thủ cũ như đảng Trung tâm và đảng Tự do, đồng thời phải có sự ủng hộ âm thầm của đảng Cánh tả.
Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo sẽ nối lại đàm phán vào tuần tới tại Brussels Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trang tin tức Euractiv.com ngày 10/6 đưa tin Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo sẽ nối lại đàm phán về bình thường hóa quan hệ giữa hai bên vào ngày 15/6 tới. Phát ngôn viên Ủy ban châu Âu Peter Stano. Ảnh: IRNA/TTXVN Nguôn tin trên dân lời người phát ngôn của Liên minh châu Âu...