Em gái Kim Jong Un được chọn vào vị trí quyền lực trong Bộ Chính trị
Bà Kim Yo Jong, ngày 12/4, được bầu chọn làm ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, em gái của Chủ tịch Kim Jong Un đã được bầu chọn trở lại vị trí kể trên trong một cuộc họp cải tổ nhân sự cấp cao…
Kim Yo Jong cùng anh trai Kim Jong Un tại một cuộc họp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hồi tháng 4/2018. (Ảnh: Reuters)
Cùng với Kim Yo Jong, Ri Son-gwon – người mới được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Triều Tiên hồi tháng 1 – cũng được bầu làm ủy viên dự khuyết của Bộ Chính trị.
Loạt ảnh mới nhất được KCNA đăng tải cho thấy khoảng 30 ủy viên và ủy viên dự khuyết của Bộ Chính trị Triều Tiên tham gia cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Kim Jong Un.
Video đang HOT
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết, Kim Yo Jong đã mất vị trí tại Bộ Chính trị trong phiên họp toàn thể của đảng Lao động Triều Tiên hồi tháng 4/2019.
Bà đã đóng vai trò như đặc phái viên của ông Kim Jong Un tới Hàn Quốc trong kỳ Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang năm 2018, mở ra một loạt các hoạt động ngoại giao giữa hai nước sau đó. Kim Yo Jong thường xuyên xuất hiện bên anh trai tại các hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều và Hàn – Triều.
Tuy nhiên, nữ quan chức trẻ tuổi này mới bắt đầu ra các thông báo thể hiện tầm quan trọng chính trị trực tiếp dưới cái tên của bà từ tháng 3 vừa qua. Theo giới phân tích, điều này cho thấy vai trò của Kim Yo Jong đang được đề cao trong hàng ngũ chính trị ở Bình Nhưỡng.
Ngoài vấn đề nhân sự, cuộc họp do ông Kim Jong Un chủ trì còn bàn về nhiều vấn đề khác của đất nước.
Thanh Hảo
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận về đại dịch Covid-19
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 9/4 đã họp trực tuyến, thảo luận về đại dịch Covid-19.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh đại dịch Covid-19 là thử thách lớn nhất đối với thế giới từ năm 1945 tới nay, đe doạ vấn đề duy trì hoà bình, an ninh quốc tế, gây ra cú sốc lớn về kinh tế và đối với cuộc sống thường ngày của hàng tỷ người.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại cuộc họp trực tuyến ngày 9/4. Ảnh: UN.
Ông Guterres cho rằng, tình hình sẽ còn khó khăn hơn nữa, nhất là ở các nước phát triển, các nước đang có xung đột. Tổng thư ký nhấn mạnh đại dịch sẽ kéo theo nhiều thách thức khác, nhất là tác động tới đời sống kinh tế, chính trị tại nhiều nước, làm tình hình xung đột nhiều nơi xấu đi, gây ra tình trạng phân biệt đối xử, tác động tiêu cực tới phụ nữ, trẻ em, người di cư...
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khẳng định ưu tiên hiện nay của Liên Hợp Quốc là cùng các nước thúc đẩy việc ngừng bắn tại các điểm xung đột trên thế giới, huy động nguồn lực quốc tế cho việc hỗ trợ các nước, ưu tiên là hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực có nhu cầu nhất; các phái bộ Liên Hợp Quốc sẽ tập trung ưu tiên hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng. Tổng thư ký cũng nhấn mạnh và kêu gọi Hội đồng Bảo an thống nhất và phát huy vai trò trong việc huy động phối hợp quốc tế nhằm ứng phó đại dịch.
Các nước thành viên Hội đồng Bảo an đều nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nhấn mạnh cần tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế để cùng ứng phó hiệu quả với các tác động toàn diện của đại dịch.
Kết thúc buổi họp, các nước Hội đồng Bảo an nhất trí đưa ra thông tin báo chí, cho biết Hội đồng Bảo an đã thảo luận về lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng thư ký và tác động đối với các hoạt động nhân đạo, gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc; nhấn mạnh sự ủng hộ đối với tất cả các nỗ lực của Tổng thư ký, nêu rõ các nước bị ảnh hưởng cần đoàn kết, thống nhất.
Chia sẻ các ý kiến nêu trên, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết, điều phối quốc tế, đa phương trong hoàn cảnh hiện nay, kêu gọi chính phủ các nước, hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế, trong đó có WHO, các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế, các tổ chức khu vực và các bên liên quan khác tăng cường phối hợp nhằm phục vụ ưu tiên là hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc và nỗ lực của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong thời gian vừa qua, chia sẻ lời kêu gọi của Tổng thư ký về ngừng bắn tại các cuộc xung đột trên thế giới, đề nghị Liên Hợp Quốc và các bên quan tâm tới các đối tượng dễ bị tổn thương nhất như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật, đồng thời chú trọng bảo đảm an toàn cho cán bộ Liên Hợp Quốc trong nỗ lực hỗ trợ các nước ứng phó với đại dịch.
Phiên họp của Hội đồng Bảo an được tổ chức theo đề nghị của Việt Nam và 8 nước thành viên không thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc./.
Phạm Huân
Covid-19: Tổng giám đốc WHO phản ứng trước những chỉ trích của ông Trump Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 8.4 đáp trả những chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách tổ chức phản ứng với đại dịch Covid-19. Theo CNN, trong tuyên bố mới nhất, Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesusm khẳng định không thiên vị Trung Quốc và không cung cấp thông tin sai lệch như...