Em gái Chủ tịch Triều Tiên bình luận về tham vọng hạt nhân của Ukraine
Bà Kim Yo-jong, em gái của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, đã lên tiếng cáo buộc chính quyền Ukraine có tham vọng hạt nhân liên quan đến một đơn kiến nghị yêu cầu phương Tây gửi vũ khí hạt nhân.
Bà Kim Yo-jong là em gái của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và là một quan chức cấp cao trong Đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, ngày 1/4, bà Kim Yo-jong đã chỉ trích chính quyền Kiev sau khi trên trang web của Văn phòng Tổng thống Ukraine xuất hiện một đơn kiến nghị kêu gọi bố trí vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ukraine hoặc để Kiev sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng mình.
“Việc ông Zelensky nói về yêu cầu triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ và phát triển độc lập của vũ khí hạt nhân là biểu hiện của tham vọng chính trị rất nguy hiểm… đánh bạc với vận mệnh của đất nước và người dân”, bà Kim Yo-jong nói.
Đài Sputnik cho biết bản kiến nghị đó được đăng tải ngay sau động thái của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc lên kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus.
Bà Kim Yo-jong cho biết kiến nghị này có thể là một âm mưu chính trị của văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, song bà không cung cấp bất kỳ manh mối nào để chứng minh lập luận của mình.
Video đang HOT
Tính đến chiều 1/4 theo giờ địa phương, bản kiến nghị này nhận được 611 chữ ký ủng hộ, kém xa mốc 25.000 chữ ký cần thiết để Tổng thống Zelensky phản hồi.
Các quan chức Kiev cho đến nay vẫn chưa đưa ra bình luận về lời kêu gọi trên.
Triều Tiên đang củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với Điện Kremlin trong bối cảnh bị phương Tây cô lập. Bình Nhưỡng đã tuyên bố ủng hộ lập trường của Moskva sau khi Nga đưa quân đến Ukraine vào năm ngoái, trong đó có cả việc công nhận chủ quyền độc lập của hai khu vực Lugansk và Donetsk, cũng như việc Nga sáp nhập các phần lãnh thổ của Ukraine – điều mà hầu hết các thành viên Liên hợp quốc đều lên án là bất hợp pháp. Tuy vậy, Bình Nhưỡng khẳng định sẽ không cung cấp vũ khí cho Moskva.
Cựu Tổng thống Nga đề xuất tên gọi mới cho Ukraine
Động thái này được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Ukraine, Zelensky tuyên bố xem xét đề xuất tên gọi mới cho Nga là Moscovia.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cựu Tổng thống Dmitry Medvedev. Ảnh: Sputnik
Theo đài RT, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cựu Tổng thống Dmitry Medvedev nói rằng đất nước Ukraine nên được gọi là "Bandera-Reich".
Đề xuất của ông được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky yêu cầu chính phủ của ông xem xét đề xuất đổi tên gọi Nga (Russia) thành Moscovia, một cách gọi không chính thức từ nhiều thế kỷ trước.
Hôm 10/3, ông Zelensky đã chỉ thị cho các nhà chức trách "nghiên cứu kỹ lưỡng" đề xuất chính thức đổi tên gọi Nga thành Moscovia.
Động thái này được đưa ra sau khi có một bản kiến nghị cho rằng khi dùng từ Russia (Nga), Ukraine đang đồng ý với một tuyên bố rằng Nga là hậu duệ trực tiếp của Kievan Rus, một quốc gia thời trung cổ mà cả Nga và Ukraine đều cho là nguồn gốc của đất nước mình. Nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine cho rằng đất nước của họ là người thừa kế thực sự duy nhất của Kievan Rus.
Trong một tuyên bố ngày 10/3, Tổng thống Zelensky cho biết ông đã yêu cầu Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal xử lý toàn diện đơn kiến nghị nói trên. Đơn này đã thu thập đủ 25.000 chữ ký ủng hộ cần thiết để được chính phủ xem xét.
Tổng thống Ukraine cho biết thêm vấn đề này cần được giải quyết cẩn thận cả về bối cảnh lịch sử và văn hóa, cũng như từ góc độ hậu quả pháp lý quốc tế có thể xảy ra và phải có sự tham gia của các tổ chức khoa học.
Cái tên Moscovia có từ thời Đại Công quốc Moskva và được một số tác giả sử dụng trong lịch sử để mô tả nhà nước Nga.
Một ngày sau đó, hôm 11/3, ông Medvedev, người từng là tổng thống Nga từ năm 2008 đến 2012, và hiện đang giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã phản ứng lại động thái của Ukraine trong một bài đăng trên kênh Telegram của mình. "Phản ứng của chúng tôi?... Chỉ có Schweinisch Bandera-Reich," ông Medvedev viết.
Ông Medvedev được cho là đang đề cập đến việc một số chính trị gia Ukraine thần tượng hóa Stepan Bandera, một nhà lãnh đạo thời Thế chiến thứ hai của Tổ chức Những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine (OUN). Phía Nga cho rằng ông Bandera đã từng hợp tác với chính phủ của Adolf Hitler trong giai đoạn đầu cuộc xâm lược Liên Xô của Đức Quốc xã. Sau đó, ông bị quân Đức bắt và bỏ tù vì những bất đồng về tương lai của Ukraine. Sau chiến tranh, ông Bandera trốn sang Tây Đức và bị ám sát vào năm 1959.
Tuy nhiên, ông Bandera và những người ủng hộ ông được tôn vinh là anh hùng ở Ukraine hiện đại, với những con đường và tòa nhà được đặt theo tên của họ. Những người theo chủ nghĩa dân tộc hàng năm tổ chức các cuộc rước đuốc vào ngày sinh nhật của ông Bandera ở Kiev và các thành phố khác.
Trong những năm gần đây, chính quyền Ukraine đã đổi tên hàng nghìn địa danh mà họ cho là có liên quan đến Nga hoặc Liên Xô. Chiến dịch này càng được tăng cường sau khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine vào tháng 2/2022.
Vào tháng 1/2022, các quan chức Kiev đã đổi tên một con phố vinh danh Nguyên soái Liên Xô Rodion Malinovsky, người đóng vai trò nổi bật trong giải phóng Ukraine khỏi Đức Quốc xã. Tên của con phố hiện nay mang tên thành viên Tiểu đoàn Azov.
Triều Tiên cảnh báo Ukraine từ bỏ tham vọng hạt nhân Bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cảnh báo Ukraine không theo đuổi tham vọng hạt nhân và "đánh cược số phận đất nước". Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 1/4 dẫn lời bà Kim Yo-jong, em gái Chủ tịch Kim Jong-un và cũng là thành viên cấp cao của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động...