Êm đềm hoài niệm… Sông Tây Ninh
Sông Tây Ninh là con sông đào, chảy qua đồng đất một số xã ở huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây và Hà Tây cũ, nay là ngoại thành Hà Nội.
Sông Tây Ninh là con sông đào, chảy qua đồng đất một số xã ở huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây và Hà Tây cũ, nay là ngoại thành Hà Nội. Tên con sông mang ý nghĩa về “tình kết nghĩa” giữa đồng bào miền Bắc với đồng bào miền Nam từ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Ngày ấy mỗi tỉnh ở miền Bắc đăng tên kết nghĩa với một hoặc hai tỉnh ở miền Nam. Cả nước ta thành từng cặp tỉnh anh em kết nghĩa như: Sơn Tây-Tây Ninh; Hà Đông-Cần Thơ; Hà Nội-Huế-Sài Gòn; Hải Phòng-Đà Nẵng, Thái Nguyên-Nha Trang; v.v….
Những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, có một công trình thủy lợi đào đắp với quy mô liên xã ở vùng Sơn Tây, đã vinh dự được mang tên tỉnh kết nghĩa miền Nam, đó là “Sông Tây Ninh”.
Con sông đào thủy lợi với nhiệm vụ tưới tiêu cho cả đồng đất mấy xã Hương Ngải, Canh-Dị Nậu, Chàng Sơn… bằng sự huy động chính sức người sức của và tinh thần xây dựng Hợp tác hóa nông nghiệp của bà con xã viên trong vùng.
Là công trình mang ý nghĩa chính trị của giai đoạn này nên các tổ chức xã hội và đặc biệt là tuổi trẻ thanh thiếu niên, học sinh địa phương những ngày lễ, chủ nhật, đến tham gia lao động công ích đào sông, đồng thời giăng cờ, biểu ngữ cổ vũ cho ý nghĩa công trình…
Video đang HOT
Đến nay, thời gian qua đi với nhiều thăng trầm của đất nước, Sông Tây Ninh gắn kỷ niệm ấu thơ của nhiều thế hệ người Làng Ngái xứ Đoài, vẫn êm trôi một dòng, thầm lặng công việc muôn thuở của mình.
Mỗi lần về quê đi trên con đường mới dọc bờ sông mùa bạch đàn trút vỏ, những người con xa quê lại thấy trào dâng một cảm xúc rất riêng, chút hoài niệm êm đềm và thầm hát: “Ơi con sông quê, con sông quê / Sông còn nhớ chăng…”
Bạch đàn mùa trút vỏ bên sông Tây Ninh.
Theo 24h
Chính quyền phải có trách nhiệm vụ việc thay tượng Phật bằng tượng mình
Để sự việc chùa Chàng Sơn kéo dài không có biện pháp dứt điểm như hôm nay, trách nhiệm của chính quyền và Giáo hội Phật giáo địa phương là rất lớn.
Dân lo việc quản chùa
Ngày 5/11/2013, người dân xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã cùng nhau vào chùa Chân Long, buộc sư trụ trì là ông Thích Minh Phượng mang bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông (nhưng 90% giống chân dung của vị sư này) ra khỏi chùa và bêu xấu trước chợ.
Sau đó, người dân còn phát hiện vị sư này thay đổi nhiều tượng Phật cổ trong ngôi chùa và thêm vào đó những bức tượng mới. Ngoài ra, sư Phượng còn treo hình nộm thanh xà, bạch xà vào chùa để thờ. Được biết, thanh xà bạch xà là nghi thức thờ của đạo Mẫu, không phải đạo Phật.
Bản thân sư Phượng còn bị chính quyền xã lập biên bản nhiều lần vì tự ý xây dựng trong ngôi chùa là di sản văn hóa cấp quốc gia. Cụ thể là nhà vệ sinh với nhiều tiện nghi như máy giặt, bình nóng lạnh, trong đó còn có một bức hình phụ nữ ăn mặc không kín đáo. Và xây riêng gara để chứa ô tô riêng trong khuôn viên chùa, ngay cạnh cổng chùa.
Ảnh chân dung sư Thích Minh Phượng và bức tượng được người dân cho là giống đến 90%
Sau ngày 5/11/2013, sư Phượng bỏ đi khỏi địa phương. Nhưng điều bất cập, trong 10 năm ở chùa, vị sư này đã xây dựng được một đạo tràng gần 100 người ủng hộ mình. Từ đó, mâu thuẫn giữa những người dân và những người trong đạo tràng ngày càng tăng cao.
Ngày 25/3/2014, trao đổi với anh Nguyễn Văn Khải (Tổ 4, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất), là thành viên trong tiểu ban quản lý di sản, anh cho biết:
"Đến gần Tết Nguyên đán, chính quyền đã tổ chức trưng cầu ý dân ở sân kho thôn 4, gồm có phó chủ tịch xã, các cán bộ văn hóa địa phương, đã lấy biểu quyết của nhân dân để bãi bỏ ban hộ tự cũ, bầu ban hộ tự mới, và bầu thêm tiểu ban quản lý di sản chùa Chân Long để trông nom chùa."
Khi được hỏi về số tiền công đức của người dân trong thời gian qua, anh Nguyễn Văn Khải cho biết: "Chỉ trong mấy ngày Tết mở cửa chùa, số tiền công đức của khách thập phương đã lên tới gần 200 triệu đồng. Số tiền này đã được gửi tiết kiệm để lo việc tu sửa, hoặc làm việc từ thiện của chùa."
Trong khi đó, anh Phí Văn Chín, người dân tổ 5, xã Chàng Sơn bức xúc thắc mắc: "Chỉ trong mấy ngày Tết mà nhiều như vậy, thử hỏi 10 năm ở chùa, vị sư này đã làm gì với tiền công đức mà ngôi chùa chỉ nát đi chứ không được sửa sang gì?"
Số tiền tổng cộng 170 triệu được Tiểu ban quản lý di tích chùa Chàng Sơn thông báo trước nhân dân. (Ảnh: Anh Phí Văn Chín cung cấp.)
Anh Khải cho biết thêm: "Còn về ngôi chùa, hiện nay người dân vẫn phải giữ nhiệm vụ trông nom chùa. Ngoài ra, một số những người trong đạo tràng vẫn đang cố sức đưa đớn khiếu nại lên các cơ quan để kiện chính người dân bôi xấu vị sư này, đồng thời nhờ đến một số tờ báo không uy tín viết bài một phía. Do đó, ngôi chùa vẫn không được yên ổn và nhân dân cũng không yên tâm sinh sống."
"Điều mà nhân dân, cũng như ban hộ tự và tiểu ban quản lý di sản chùa Chân Long mong muốn nhất lúc này, đó là việc chỉ có thể bảo vệ được ngôi chùa, còn những gì thuộc về ông sư này như ô tô, hay lô tượng phật không xuất sứ, chúng tôi thực sự mong muốn được chính quyền lập biên bản và niêm phong để làm chứng.Vì chúng tôi cũng chỉ là nhân dân, không có thẩm quyền gì để mà giữ những tài sản này. Dù đã gửi đơn đề nghị nhưng việc nhỏ như vậy cũng không được hồi đáp." - Anh Nguyễn Văn Khải bày tỏ.
Chính quyền và giáo hội địa phương phải có trách nhiệm
Liên quan đến vấn đề của chùa Chân Long, phóng viên đã có cuộc trao đổi với trụ trì chùa Pháp Vân, Phó văn phòng trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa Thích Thanh Huân.
Thượng tọa Thích Thanh Huân chia sẻ, dù sự việc liên quan đến những người tu hành đạo Phật, tuy nhiên, để phán xét cái đúng sai một cách đầy đủ nhất, thì đó là công việc của giáo hội Phật giáo địa phương, cụ thể là Giáo hội huyện Thạch Thất, và trên đó là trách nhiệm của Thành hội Phật giáo Hà Nội.
Hóa đơn gửi tiết kiệm của số tiền công đức trên. (Ảnh: Anh Phí Văn Chín cung cấp)
Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Thanh Huân cũng bày tỏ một số ý kiến theo quan điểm cá nhân. Ông nhận xét về trường hợp của nhà sư Thích Minh Phượng:
"Khoan hãy nhận xét về sự đúng sai, nhưng một nhà tu hành để có những lời đồn thổi là một điều tối kỵ. Nếu lời đồn ấy là tốt cho mình, nhưng mình không thực sự như vậy thì cũng phải biết cách từ chối những lời phỉnh nịnh ấy, chỉ nhận về minh sự thật. Còn nếu để đến tai tiếng, tiếng xấu, thì phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề để thay đổi bản thân mình."
Còn về trường hợp của chùa Chân Long, Thượng tọa Thích Thanh Huân nhận định đây không phải là ngôi chùa bình thường, đó còn là một di tích lịch sử cấp quốc gia, như vậy, ở đây phải có nhiệm vụ không chỉ của giáo hội địa phương mà còn có trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Theo ông, để giải quyết dứt điểm trường hợp này, hai cơ quan trên phải có những cách hành xử khéo léo, nhanh chóng, càng để sự việc kéo dài, mâu thuẫn trong người dân càng sâu sắc và khó giải quyết.
"Để đến hiện trạng như bây giờ, phải mất rất nhiều thời gian mới có thể xua đi những ác cảm trong lòng người dân" - Thượng tọa Thích Thanh Huân bày tỏ.
Theo ĐVO
Rủi ro "bổ đầu" di tích: Sự lai căng đáng sợ Sự việc sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long - Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội tự ý thay đổi hệ thống tượng Phật và đồ thờ tự tại di tích được xếp hạng quốc gia đã khiến dư luận bất bình. Thế nhưng, nếu rà soát lại trong hệ thống các di tích trên địa bàn Hà Nội,...