Em dâu Trương Mỹ Lan sửng sốt khi biết hậu quả gây ra với người dân
Chiều 20/9, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến vụ án “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “ Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.
Đáng chú ý, trong phần xét hỏi, bị cáo Ngô Thanh Nhã, là em dâu của bị cáo Trương Mỹ Lan đã sửng sốt khi biết hậu quả gây ra cho người dân thông qua việc phát hành trái phiếu. Ban đầu, bà Nhã được bà Trương Mỹ Lan sắp xếp tham gia Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để giúp bà Lan điều hành nhà hàng Ngân Đình. Đến năm 2006, bà Trương Mỹ Lan thành lập Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và giao cho bà Nhã làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty. Sau này, bà Trương Mỹ Lan tiếp tục giao cho bà Nhã giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty An Đông và đồng thời là Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bị cáo Ngô Thanh Nhã khai, dù giữ vị trí Tổng giám đốc, Chủ tịch nhưng bị cáo chỉ thực hiện các các công việc liên quan đến hậu cần, lương, thưởng, từ thiện, quản lý nhà hàng, khách sạn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Mọi hoạt động về nhân sự, tài chính của các công ty này đều do bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo, điều hành.
Qua quá trình làm việc tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Nhã thấy Tập đoàn thành lập rất nhiều công ty. Ngoài các công ty mà bà Nhã được tham gia để thiết kế, quản lý nhà hàng, khách sạn thì các công ty còn lại thành lập để làm gì bà Nhã không rõ.
Các bị cáo khác ra tòa trong giai đoạn 2 cũa “đại án”.
Việc thành lập, quản lý và sử dụng các công ty đều do Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện theo chủ trương của bà Trương Mỹ Lan. Quá trình Công ty An Đông phát hành trái phiếu theo chủ trương của bị cáo Trương Mỹ Lan, bị cáo Ngô Thanh Nhã xác nhận đã ký nhiều tài liệu.
Video đang HOT
Cụ thể, bị cáo Nhã, với tư cách Chủ tịch HĐQT Công ty An Đông ký Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc hợp tác đầu tư với Công ty Sài Gòn Peninsula đầu tư Dự án Khu Công viên Mũi Đèn Đỏ và Khu nhà ở đô thị tại phường Phú Thuận, quận 7, TP. Hồ Chí Minh do Peninsula làm chủ đầu tư.
Luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.
Tổng chi phí đầu tư dự án khoảng 119.600 tỉ đồng, bao gồm 22.000 tỉ đồng nguồn vốn tự có của Công ty SPG, phần còn lại do Công ty An Đông huy động vốn bằng các hình thức vay của các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu hoặc hình thức hợp pháp khác.
Sau đó, với tư cách là Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Nhã ký Hợp đồng mua sơ cấp trái phiếu để thực hiện 5 giao dịch chuyển tiền trong chuỗi các giao dịch khống tạo lập trái phiếu Công ty An Đông năm 2018.
Tại phiên tòa, bị cáo Ngô Thanh Nhã đã thừa nhận hành vi ký các biên bản, hợp đồng, chứng từ để tạo lập, phát hành trái phiếu Công ty An Đông là vi phạm pháp luật. Nhưng việc này, bị cáo thực hiện theo chủ trương, tin tưởng tuyệt đối vào sự chỉ đạo của chị dâu Trương Mỹ Lan. Trả lời HĐXX, bị cáo Ngô Thanh Nhã cho biết: “Tại thời điểm đó chị Lan kêu đứng tên là đứng tên, kêu ký là ký, ký gì bị cáo không biết, không nhớ. Bị cáo thực sự sửng sốt khi biết hậu quả gây ra cho người dân và mong chị Lan khắc phục”.
Tính đến ngày khởi tố vụ án, Công ty An Đông còn dư nợ 24.969.138.800 đồng của 30.738 nhà đầu tư (bị hại) không có khả năng thanh toán
Nhiều người dân bị Vạn Thịnh Phát lừa đảo đi nộp hồ sơ tố cáo
Nhiều bị hại cho biết, họ hy vọng lấy lại được tiền "mồ hôi, nước mắt" trong vụ Vạn Thịnh Phát.
Sau thông báo của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) tìm bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Ghi nhận tại TP HCM nhiều ngày qua, có nhiều người dân đã đến cơ quan công an để nộp đơn cùng các giấy tờ có liên quan để phục vụ công tác điều tra.
Đông người dân đến nộp hồ sơ.
Tại trụ sở Công an quận Gò Vấp, nhiều bị hại đã đến đây cung cấp thông tin, ghi lời khai và giải quyết theo quy định.
Theo đó, hồ sơ gồm: Đơn tố cáo, bản tường trình, bộ hợp đồng trái phiếu (photo có ký nháy), ủy nhiệm chi (bản photo), các chứng cứ khác (nếu có, photo và ký nháy) và giấy tờ tùy thân (căn cước công dân, hộ chiếu,...). Trong đó bản tường trình sẽ được cơ quan công an địa phương cung cấp để người bị hại thực hiện khai báo.
Còn đối với hồ sơ không nằm trong 25 gói trái phiếu đã thông báo trước đó, Công an vẫn tiếp nhận cho các bị hại. Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan công an sẽ ký biên nhận cho từng người.
Anh Ngọc Anh (quận Gò Vấp, là người vướng 1 hợp đồng trái phiếu mã An Đông với số tiền hơn 1 tỉ đồng) Anh Anh làm nghề buôn bán nên có đồng nào thì gửi tiết kiệm đồng đó, nghe Nân hàng SCB giới thiệu "đã tai" nên anh rất hài lòng đồng ý gửi tiền. "Nhưng tôi không biết đến trái phiếu gì hết, vỡ lỡ thì tôi mới biết 1 tỉ đồng nằm trong ngân hàng của tôi đã trở thành trái phiếu của An Đông" - anh Anh nói.
Những ngày qua, liên tục có nhiều bị hại nộp hồ sơ liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Anh Anh nghe thông tin công an tìm bị hại trong vụ việc này nên hy vọng đến ngày nào đó có thể lấy lại được tiền.
Nhiều bị hại khác cũng cho biết họ hy vọng lấy lại được tiền "mồ hôi, nước mắt".
Trước đó, như Báo Người Lao Động thông tin, C03 xác định từ năm 2018 - 2020, các bị can có liên quan tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông, Công ty cổ phần đầu tư Quang Thuận, Công ty cổ phần dịch vụ thương mại TP HCM, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sunny World và các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật, tạo lập 25 gói trái phiếu mã ADC-2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20 với tổng giá trị 30.081 tỉ đồng để bán cho người mua, huy động tiền và chiếm đoạt.
C03 xác định những người mua 25 mã trái phiếu kể trên là bị hại trong vụ án và đã ủy thác công an các tỉnh, thành phố của các bị hại này tiếp nhận thông tin, ghi tường trình bị hại để xem xét, giải quyết theo quy định.
Do vậy, để phục vụ công tác điều tra, đảm bảo quyền lợi của bị hại, C03 đề nghị ai còn dư nợ trái phiếu của 25 gói trái phiếu kể trên, đến công an nơi cư trú hoặc nơi làm hợp đồng mua bán trái phiếu để cung cấp thông tin, tài liệu, hợp đồng liên quan, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo C03, nếu bị hại không đến làm việc, cung cấp tài liệu, thông tin trước thời điểm kết thúc điều tra vụ án thì C03 không xem xét giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong vụ án.
Cựu lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khai gì về phát hành 25 lô trái phiếu? Để phát hành trái phiếu thành công, một số lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khai nhận trước tòa đã sử dụng một số 'thủ thuật' luân chuyển dòng tiền và thừa nhận các gói trái phiếu trên hồ sơ không có tài sản đảm bảo. Ngày 20.9, phiên xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 bước vào...