Em dâu đưa mẹ đến nhà, nhờ chúng tôi nuôi hộ
Tôi ít khi tâm sự chuyện gia đình với người khác vì không muốn ‘vạch áo cho người xem lưng’. Thế nhưng hành động lần này của em dâu khiến tôi rất giận.
Bố mẹ chồng tôi sinh được 5 người con, 3 trai, 2 gái. Năm năm trước, bố chồng tôi qua đời. Mẹ chồng tôi vì đau buồn nên cũng đổ bệnh theo. Bà trở nên lú lẫn, không tự ăn uống, vệ sinh cá nhân. Các con vừa cho ăn, bà lại chửi bới kêu chúng để bà đói.
Vợ chồng chú út sống với bà, hàng ngày phải chăm sóc và chịu đựng những câu chửi nên có vẻ không hài lòng. Thỉnh thoảng chú út cũng than vãn với chúng tôi. Nhưng chưa bao giờ chú yêu cầu chúng tôi phải gánh tránh nhiệm nuôi bà.
Vợ chồng tôi không dư giả gì nhưng thấy chú khổ thì thương. Thỉnh thoảng tôi lại mua ít đồ ăn, uống rồi đóng thùng gửi về cho bà và các con của chú.
Chú ấy cảm động lắm, khen vợ chồng tôi hết lời. Vậy mà, cuối tuần vừa rồi, vợ chú ấy lại làm một việc khiến tôi rất bức xúc.
Hôm đó, sáng sớm, vợ chú út gọi điện cho chồng tôi, hỏi chúng tôi có nhà không? Vợ chồng chú ấy có chút việc muốn đến thưa chuyện. Khoảng 3 tiếng sau, ô tô chở vợ chồng chú út và mẹ chồng tôi đậu trước cửa…
Vào nhà, chú út không nói gì, chỉ ngồi cúi mặt, còn vợ chú thì nói liên hồi.
Vợ chú bảo, bố mẹ có công sinh thành, dưỡng dục 5 người con. Nay bố đã mất, chỉ còn mẹ. Việc chăm sóc mẹ lúc tuổi già phải được chia đều cho các con trai.
Anh cả đã mất nên trách nhiệm nuôi mẹ thuộc về 2 anh em.Tuy nhiên, chú út đã chăm sóc mẹ nhiều năm nên bây giờ đến lượt vợ chồng tôi.
Video đang HOT
Tôi nghe vợ chú út nói, cảm giác không lọt tai. Tôi hỏi thím ấy 3 câu.
1. Căn nhà chú thím đang ở, là do ai xây cất?
2. Ba đứa con của chú thím do ai bế bồng, chăm sóc?
3. Ruộng đất của bố mẹ để lại, ai đang canh tác, cấy cày?
Thím ấy không trả lời thẳng vấn đề nhưng lại cố to tiếng nói rằng, nếu không có bố mẹ sinh ra và nuôi dưỡng thì sẽ không có chồng tôi ngày hôm nay.
Tôi công nhận điều đó, nhưng tại sao lúc ông bà còn trẻ, khỏe, chú thím không giục ông bà đến ở với chúng tôi. Đến bây giờ, bà ốm đau, bệnh tật, chú thím mới đòi hỏi công bằng?
Thím ấy gạt đi và nói, căn nhà chú thím ấy đang ở là do ông bà xây nhưng chú thím cũng phải đổ rất nhiều tiền để nâng cấp và sắm sửa tiện nghi. Ruộng đất ông bà để lại cho chú thím canh tác nhưng cũng chẳng mang lại lợi lộc gì nhiều. Nếu chúng tôi thích thì có thể về quê chia chác.
“Còn bây giờ, việc nuôi bà, em nhờ hai bác giúp em. Chúng em đã quá mệt mỏi rồi”. Nói xong, thím ấy kéo chú út ra xe về, bỏ lại bà cụ và giỏ quần áo cũ.
Tôi nhìn bà, vừa thương vừa giận.
Từ trước đến nay, ông bà sống cùng chú út và cũng chỉ bù trì cho vợ chồng chú ấy. Các con tôi, chưa bao giờ bà chăm sóc bế bồng.
Bây giờ bà già yếu, lú lẫn, vợ chồng chú ấy làm như vậy có phải đạo không? Tôi nên xử lý việc này như thế nào? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Tôi xin cảm ơn.
Xưa kia 'thét ra lửa', về già lại sợ con
Xã hội tiến lên văn minh chả thấy đâu, chỉ thấy cha mẹ già 'lộ ra hết' cái lạc hậu... Thế nên vợ chồng tôi rất sợ con về nhà.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Vợ chồng tôi chưa đến mức già yếu lú lẫn, vẫn tự lo được cho mình, nhưng bà xã trước đây "thét ra lửa" nay sợ con lắm.
Mỗi lần con ở thành phố về, bả lo lắm, tính toán ăn gì mua gì đã đành, bả còn bắt tôi dọn dẹp nhà cửa. Rồi đó thành một dịp bả xài xể tôi. Nào là tác phong sinh hoạt bừa bãi, cái gì cũng trữ trong nhà như... sạp ve chai. Riết rồi chính tôi cũng... sợ con về nhà.
Con đi xa làm ăn vất vả, vậy chúng tôi ở nhà không vất vả sao? Mong con về vui vẻ, con có dịp chăm sóc cha mẹ già đâu không thấy, mình đâm ra sợ hãi, đảo lộn sinh hoạt là sao? Tôi nói vậy thì bà bảo, thế mới biết chỉ đàn bà thương con hết lòng, chả có ai nghĩ đến mình, chỉ mong con được vui vẻ.
Rồi bà bảo tôi ích kỷ chị ạ. Xã hội tiến lên văn minh chả thấy đâu, thấy cha mẹ già "lộ ra hết" cái lạc hậu, mà già rồi làm sao sửa? Mong chị tiếp xúc nhiều, có kinh nghiệm gì hay trao đổi với tôi. Kính chúc chị sức khỏe.
Phạm Văn Tú (Đồng Nai)
Ảnh minh họa
Kính gửi bác Tú,
Cũng có nhiều người gặp chuyện như bác, khiến tôi nghĩ đến việc thay đổi như một xu hướng cuộc sống hiện nay. Nhiều người lớn (chứ chưa cần... già) đã mắc "bệnh sợ con". Các mẹ "bỉm sữa" nhìn quán xuyến quyền uy thế chứ cũng... không thoát nỗi sợ này. Ý thích của con như là mệnh lệnh với họ vậy, phải cố xoay xở đáp ứng cho được.
Lý lẽ là: con cái chúng ta cũng... khổ lắm, cha mẹ không thương con thì thương ai bây giờ? Nhất là mấy đứa phải sống xa cha mẹ, chả có ai lo cho, vậy chiều nó là hợp lý.
Các nhà nghiên cứu còn gọi thế hệ chúng nó là "nõn nà tự kiêu", thế hệ... bấm bấm công nghệ sành sỏi. Lớn chút chúng thích có phòng riêng, mỗi khi người lớn ra vào tùy tiện, chúng còn... lườm nguýt vì xâm phạm riêng tư. Có khách đến bắt ra chào là khổ lắm. Có đứa đồ đạc bừa bộn, mẹ lừa lúc nó đi vắng, lẻn vào phòng dọn, về nhà nó la toáng lên "mẹ làm lung tung hết đồ của con, tìm muốn chết! Lần sau đừng có mà... tùy tiện vậy nữa nha".
Nhiều thói quen do môi trường sống và do chính chúng ta đã tạo ra cho con.
Những đứa ở nông thôn như con của bác, sau lớn lên, trưởng thành, quen nếp sống đô thị, khi về nhà đã không chịu nổi thói quen ở nhà. Người già lại còn trái tính, lú lẫn nữa. Con nó cho ăn, không chịu, bị ép ăn thì cằn nhằn "phức tạp quá", thấy... khổ vì được chăm sóc.
Bác nên thấy vợ bác, cũng già đi rồi, nhưng vất vả vì lo làm đẹp lòng con ở xa về, nên có lúc cáu kỉnh nặng nhẹ. Cần được thông cảm, mỗi người nỗ lực cố sống sạch sẽ ngăn nắp đón con về cho con vui. Nhưng đến nỗi bác gái phải "quy kết lên án chồng" thì hơi quá, ít nghĩ sâu xa.
Trong các cuộc trò chuyện với con cái ở xa về, nên cho chúng biết những cái khó của cha mẹ - chứ không chỉ cố làm đẹp lòng con, cứ về "xả hơi" rồi ba mẹ lo hết. Cũng nên vui vẻ cho con biết, các anh chị sau này cũng sẽ thế, là người già sửa sai không... nhanh được, nhiều "bệnh"- kể cả bệnh... phi lý.
Thí dụ như ai chả biết ăn được là tốt, nhưng với người sợ ăn, có khi cần sự thông cảm và hỗ trợ, chứ đừng có... dọa hay giận.
Bác chỉ cần không cãi, "tỏ ra ủng hộ chủ trương" là bác gái vui. Kính chúc hai bác sức khỏe.
Chồng khó chịu khi tôi chia sẻ khó khăn với nhà ngoại Nhà ngoại nghèo, nhiều khi tôi muốn chia sẻ khó khăn với họ, nhưng chồng luôn tỏ ra khó chịu... Bố mẹ tôi đều làm ruộng, họ sinh được 3 người con, 2 gái và 1 trai, tôi là chị gái cả, cũng là người có điều kiện nhất nhà, dưới tôi là em gái và em trai, đều đã có gia đình,...