Em bé sơ sinh nhỏ nhất thế giới về nhà sau 13 tháng nằm viện
Em bé được cho là nhỏ nhất thế giới khi mới sinh vừa được xuất viện sau 13 tháng điều trị tích cực ở Singapore, theo BBC.
Bé Kwek Yu Xuan chào đời khi chưa đủ 25 tuần tuổi – sớm hơn nhiều so với thời gian mang thai trung bình là 40 tuần – vào ngày 9/6/2020 ở Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH).
Em được cho là bé sơ sinh nhỏ nhất thế giới với cân nặng 212 g – bằng trọng lượng của một quả táo – và dài 24 cm khi chào đời. Người giữ kỷ lục này trước đó là một bé gái ở Mỹ nặng 245 g khi chào đời vào năm 2018.
Mẹ Yu Xuan sinh em bằng phương pháp mổ lấy thai khẩn cấp, sớm hơn ngày dự sinh 4 tháng sau khi được chẩn đoán mắc chứng tiền sản giật – một chứng rối loạn thai nghén khi sản phụ có huyết áp cao. Chứng bệnh này có thể làm tổn thương các cơ quan quan trọng và gây tử vong cho cả mẹ và bé.
Gia đình cô bé Kwek Yu Xuan khi tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore. Ảnh: BBC .
Cô bé có “rất ít cơ hội sống sót”, theo đại diện Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH).
Trong thời gian nằm viện, Yu Xuan đã được điều trị bằng nhiều cách và dựa vào các loại máy móc khác nhau để tồn tại.
Video đang HOT
Sau 13 tháng điều trị trong bệnh viện, Yu Xuan hiện nặng 6,3 kg và khỏe mạnh hơn rất nhiều so với lúc mới sinh.
“Bất chấp những biến chứng sức khỏe ngay khi mới chào đời, cô bé đã truyền cảm hứng cho những người xung quanh bằng sự bền bỉ và phát triển của mình – điều khiến cô bé trở thành một tia hy vọng trong bối cảnh dịch bệnh hỗn loạn”, đại diện bệnh viện cho biết.
Yu Xuan chỉ nặng bằng một quả táo khi em được sinh ra. Ảnh: BBC .
Các bác sĩ xác nhận sức khỏe và sự phát triển của cô bé tiến triển tốt khi được chăm sóc và hiện em đủ khỏe để xuất viện.
Yu Xuan vẫn bị bệnh phổi mạn tính và sẽ cần được trợ giúp thở tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ của NUH nói rằng cô bé sẽ khỏe hơn theo thời gian.
Mẹ em, cô Wong Mei Ling, chia sẻ với truyền thông địa phương rằng sự ra đời sớm của Yu Xuan gây ra cú sốc với gia đình. Đứa con đầu lòng của cô – một bé trai 4 tuổi – chào đời khi đủ tháng.
Cha mẹ Yu Xuan có thể chi trả cho thời gian dài nằm viện của cô bé thông qua một chiến dịch gây quỹ cộng đồng. Thông qua chiến dịch, gia đình quyên góp được 270.601 USD.
Thấy con 9 tuần tuổi bị nổi mụn ở mặt, người mẹ làm ngay chiếc mặt nạ đắp cho bé, biết thành phần nhiều người lo lắng
Khoảnh khắc em bé sơ sinh được mẹ đắp mặt nạ khiến nhiều người tò mò.
Với những ai làm mẹ lần đầu, họ thường có chung một hành động đó là cưng chiều con cái hết mực. Vậy nên khi thấy bất cứ một dấu hiệu nào bất thường xuất hiện trên người em bé, người mẹ ngay lập tức cuống quýt tìm cách để giải quyết.
Mới đây, một người mẹ có tài khoản TikTok là @ahlingaling đã chia sẽ quá trình chăm sóc con trai của mình. Khi nhận thấy trên mặt thằng bé có những nốt mụn nhỏ li ti màu đỏ, cô đã quyết định làm một chiếc mặt nạ bằng sữa mẹ để trị mụn. Bà mẹ này đã chia sẻ quá trình chăm sóc da cho con mình một cách rất chi tiết với tiêu đề: " Khi con bạn bị mụn và bạn đắp mặt nạ sữa mẹ cho con ". Clip đã nhận được 4,2 triệu lượt xem chỉ trong vài ngày ngắn ngủi.
Bà mẹ đắp mặt nạ cho con 9 tuần tuổi.
Trong video, người ta thấy cô lấy một miếng mặt nạ sạch bằng giấy, đặt nó vào trong bát sữa mẹ. Sau khi mặt nạ thấm hết sữa mẹ, cô nhẹ nhàng đặt nó lên mặt của con mình. Cô hy vọng rằng, cách đắp mặt nạ này có thể làm dịu đi những nốt mụn trên mặt con mình.
Dưới video cô còn nói thêm: " Tôi làm chiếc mặt nạ này đơn thuần chỉ là do đang chán, muốn vui đùa một chút. Đây là lần đầu tiên tôi làm mẹ nên tôi cũng đang trong quá trình học hỏi rất nhiều thứ mới mẻ ".
Nhiều người lo lắng khi thấy em bé được mẹ đắp mặt nạ sữa mẹ.
Kể từ khi video được đăng tải, nó nhận được hơn 489.000 lượt thích và 1.800 bình luận. Một số người cho rằng, đây là một cách đáng yêu để người mẹ và con mình gắn kết tình cảm với nhau, đồng thời họ cũng tò mò không biết kết quả sẽ thế nào.
Dẫu vậy, một số bà mẹ khác thì cho rằng những nốt mụn trên mặt em bé là mụn sữa bình thường và sau nó sẽ tự mất đi. Mọi người lo lắng việc đắp mặt nạ sữa mẹ sẽ làm những nốt mụn trên mặt bé nghiêm trọng hơn, hoặc trong quá trình đắp sữa chảy vào mắt bé thì khá nguy hiểm.
Sau đó trong một video khác, người mẹ này đã chia sẻ rằng, sau khi đắp mặt nạ sữa mẹ, các nốt mụn đỏ trên mặt con mình đã xẹp xuống.
Có thể dùng sữa mẹ để điều trị mụn ở trẻ sơ sinh không?
Theo trang Healthline, mụn trứng cá (hay còn gọi là mụn sữa, nang kê) xuất hiện ở khoảng 20% trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi. Nguyên nhân gây mụn vẫn chưa xác định rõ, nhưng có một số giả thuyết cho rằng, nó có liên quan tới nội tiết tố của người mẹ. Một số giả thiết khác đề cập tới lỗ chân lông của trẻ có thể bị tắc nghẽn, hoặc nấm men trên da trẻ có thể là nguyên nhân gây ra mụn.
Tuy nhiên, cha mẹ không cần phải lo lắng quá về vấn đề mụn trứng cá này ở trẻ sơ sinh. Để làm dịu sự lây lan của mụn trứng cá, bạn có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ dành cho trẻ và tắm bằng nước ấm.
Trang Healthline cũng xác nhận rằng, không có nghiên cứu nào chứng minh sữa mẹ có thể điều trị hiệu quả mụn trứng cá ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trang web cũng cho biết sữa mẹ có những đặc tính kháng khuẩn, có thể làm giảm và tiêu diệt vi khuẩn trên da, loại bỏ một số tạp chất gây tắc lỗ chân lông. Điều này cũng có thể làm giảm kích ứng da và viêm do mụn trứng cá. Nếu vi khuẩn là thủ phạm gây mụn cho trẻ, thì việc làm sạch da bằng sữa mẹ có thể hữu ích.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh tương tự với các bệnh như chàm, dị ứng, phát ban. Vì sữa mẹ có tính diệt khuẩn nên khi thoa lên vùng da có thể làm dịu nhẹ tình trạng. Người mẹ có thể dùng ngón tay sạch hoặc dùng bông gòn nhúng vào sữa mẹ rồi thoa lên vùng da đang có vấn đề của trẻ. Tuy nhiên, người mẹ chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ sữa mẹ để tránh tình trạng sữa có thể chảy vào mắt, mũi của trẻ, gây ra những tình huống đáng tiếc.
Thi thể em bé di cư nằm trơ trọi giữa bãi biển gây chấn động dư luận, thảm kịch trên hành trình tìm "miền đất hứa" bao giờ mới chấm dứt? Bức hình chụp thi thể một em bé sơ sinh dạt vào bãi biển ở Libya tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về cuộc khủng hoảng di cư tại biên giới châu Âu. Mới đây, trên Twitter cá nhân, nhà báo Italy Nancy Porsia đã đăng tải một bức hình chụp thi thể một em bé sơ sinh nằm trơ trọi...