Một phụ nữ Singapore từng mắc Covid-19 hồi tháng 3 khi mang thai, đã sinh hạ một em bé có kháng thể chống virus.
Đây là trường hợp mới nhất cho thấy bằng chứng về khả năng Covid-19 có thể lây truyền từ mẹ sang con.
Em bé được sinh ra trong tháng này không mắc Covid-19 nhưng có kháng thể với virus, báo Straits Times đưa tin ngày 29/11, dẫn lời mẹ của bé – cô Celine Ng-Chan.
“Bác sĩ nghi vấn tôi đã truyền kháng thể chống Covid-19 cho con trong quá trình mang thai”, cô Celine Ng-Chan cho biết.
Theo Straits Times , người mẹ từng mắc Covid-19 với những triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh sau 2,5 tuần nhập viện.
Cho tới nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khẳng định hiện chưa rõ liệu phụ nữ mang thai mắc Covid-19 có thể truyền virus sang bào thai hay không.
Đây là trường hợp mới nhất cho thấy bằng chứng về khả năng Covid-19 có thể lây truyền từ mẹ sang con. Ảnh: NDTV.
Trước đó, các bác sĩ ở Trung Quốc từng báo cáo một số phát hiện kháng thể ở trẻ sinh ra từ phụ nữ mắc Covid-19 và kháng thể này bị suy giảm dần, theo một bài báo đăng trên tạp chí Emerging Infectious Diseases vào tháng 10.
Trên tạp chí JAMA Pediatrics, các bác sĩ từ Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia ở Mỹ hồi tháng 10 cho biết sự lây truyền virus corona từ mẹ sang trẻ sơ sinh là rất hiếm.
Phát hiện mới về kháng thể ở bệnh nhân Covid-19
Những người nhiễm Covid-19 sản sinh các kháng thể "chất lượng cao" chống lại SARS-CoV-2 (vi rút gây Covid-19) từ ít nhất 5 - 7 tháng sau khi họ bị nhiễm bệnh, theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Immunity.
Virus SARS-CoV-2 dưới kính hiển vi - REUTERS
Những người nhiễm Covid-19 sản sinh các kháng thể "chất lượng cao" chống lại SARS-CoV-2 (vi rút gây Covid-19) từ ít nhất 5 - 7 tháng sau khi họ bị nhiễm bệnh, theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Immunity.
Theo các nhà khoa học từ Đại học Arizona (Mỹ), phát hiện này cho thấy những người mắc Covid-19 có thể phát triển khả năng miễn dịch lâu dài với bệnh. Kháng thể là các protein được hệ miễn dịch sản xuất nhằm giúp cơ thể chống lại vi rút.
"Chúng tôi thấy rằng các kháng thể chất lượng cao vẫn được sản xuất từ 5 - 7 tháng sau khi cơ thể bị nhiễm bệnh", đồng tác giả nghiên cứu Deepta Bhattacharya cho biết.
Trong khi đó, một nghiên cứu tương tự với 300 người mắc Covid-19 được công bố trên chuyên san Science Immunology cho thấy những người nhiễm Covid-19 tiếp tục có đủ kháng thể để tăng cường khả năng miễn dịch trong 3 tháng.
Thêm 2 ca mắc mới Covid-19 là người nhập cảnh, Việt Nam có 1.126 bệnh nhân
Sốt xuất huyết tạo ra miễn dịch với COVID-19? Một nghiên cứu phân tích sự bùng phát COVID-19 ở Brazil đã phát hiện rằng việc nhiễm sốt xuất huyết trong quá khứ đem lại miễn dịch ở một số mức độ chống lại COVID-19. Ảnh minh họa. Theo báo cáo đặc biệt của Reuters, nghiên cứu chưa được công bố do Miguel Nicolelis, giáo sư tại Đại học Duke dẫn đầu, đã...
Tin mới nhất
3 món ăn sáng bổ dưỡng lành mạnh nhất giúp giảm cân
14:01:30 03/01/2025
Do đó, bữa sáng rất quan trọng, đặc biệt với người có kế hoạch giảm cân. Một bữa sáng lành mạnh và đủ chất sẽ giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn vặt trong ngày và tăng cường quá trình trao đổi chất.
Ung thư đại trực tràng gia tăng toàn cầu, 3 dấu hiệu đáng chú ý
13:54:36 03/01/2025
Nếu một người, trong nhiều năm, đi tiêu đều đặn và sau đó đột nhiên gặp khó khăn khi đi đại tiện, điều đó đáng để kiểm tra, TS Parul Shukla, bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng tại Northwell Health, nhấn mạnh.
Loại thực phẩm nào tốt nhất giảm táo bón?
13:49:05 03/01/2025
Chất xơ hòa tan trong các loại đậu hấp thụ nước trong ruột, giúp thức ăn dễ dàng đi qua hơn. Các loại đậu hoạt động như một chất prebiotic, nuôi dưỡng các vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và tiêu hóa tốt.
Hoảng sợ khi ngủ, một tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc
13:47:10 03/01/2025
Thuốc kháng histamin thế hệ mới (như cetirrizin và lotaradine) có nguy cơ gây ác mộng do thuốc thấp hơn so với diphenhydramine, thuốc kháng histamin thế hệ cũ.
6 bước xử trí cơn hen phế quản
13:44:42 03/01/2025
Những triệu chứng báo trước một cơn khó thở do hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi.
Cây 'rác' mọc dưới mương hôi rình, nay là 'lộc trời' giúp kiếm bộn tiền
12:33:21 03/01/2025
Ngoài ra, mao lương còn chứa một lượng độc tố. Nếu ăn phải có thể gây triệu chứng rát miệng, khó thở, phồng da và niêm mạc, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể gây tử vong.
6 nhóm người không nên ăn tỏi
12:24:04 03/01/2025
Mặc dù tỏi thường được coi là an toàn và lành mạnh đối với hầu hết mọi người, thì vẫn có một số người nên tránh ăn tỏi. Tham khảo thông tin về nhóm người không nên ăn tỏi vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách nấu thức ăn tốt nhất cho sức khỏe
12:18:04 03/01/2025
Rau củ nên rửa sạch dưới vòi nước thay vì ngâm quá lâu để hạn chế mất vitamin B, C và các khoáng chất dễ hòa tan. Với trái cây, không nên gọt vỏ quá sâu vì phần vỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học tốt cho sức khỏe.
Việt Nam có loại gia vị chỉ ăn 1 tép mỗi sáng cũng bổ dưỡng ngang nhân sâm
12:13:39 03/01/2025
Ngoài ra, đặc tính kháng khuẩn của tỏi có thể chống lại vi khuẩn có hại trong ruột, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về đường tiêu hóa.
Tiêm vắc xin cúm bảo vệ sức khỏe bố mẹ - quà Tết hơn vạn lời chúc
10:20:41 03/01/2025
Bà Thục An cho biết, bảo vệ sức khỏe tốt cho bản thân là cách giúp các con cháu vơi bớt nỗi lo. Mỗi dịp Tết đến xuân về, cả gia đình được đoàn tụ, cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, được lì xì mừng tuổi cho con cháu với bà là niềm vui.
Điều gì xảy ra khi bạn uống nước ấm mỗi sáng?
10:18:32 03/01/2025
Tuần hoàn máu tốt hơn hỗ trợ cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào da, trong khi hydrat hóa duy trì độ đàn hồi và ngăn ngừa tình trạng khô da.
Đu 'trend' ăn kẹo trên mạng, cô gái 19 tuổi nhập viên vì gãy xương hàm
10:14:44 03/01/2025
Xương hàm, bao gồm xương hàm trên và xương hàm dưới, là bộ khung vững chắc nâng đỡ phần trước và dưới của khuôn mặt chúng ta. Khi một lực mạnh tác động vào, xương hàm có thể bị gãy, làm gián đoạn cấu trúc liền mạch vốn có của nó.