Em bé bị chấn thương sọ não do ngã đập đầu xuống đất
Sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhi tỉnh, được rút nội khí quản, vết mổ khô, không còn tình trạng xuất huyết não.
Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh), vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tháng tuổi bị chấn thương sọ não.
Gia đình cho biết trước lúc nhập viện khoảng một giờ, trẻ bị ngã đập đầu xuống nền đất cứng. Sau khi ngã, trẻ quấy khóc nhiều, gia đình đã đưa bé đến viện thăm khám. Ngay sau khi tiếp nhận, kíp trực cấp cứu thăm khám và đánh giá mức độ tổn thương của trẻ.
Kết quả CT-Scan sọ não của trẻ cho thấy có hình ảnh tụ máu ngoài màng cứng số lượng nhiều, vỡ xương đỉnh phải. Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy máu tụ, cầm máu, ghép xương sọ.
Bệnh nhi được chăm sóc tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Nhi thuộc khoa Nhi sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC.
Cuộc phẫu thuật kéo dài 2 tiếng giúp bệnh nhi qua cơn nguy kịch. Sau khi được chăm sóc hồi sức tích cực, trẻ chuyển về đơn vị Hồi sức cấp cứu Nhi để theo dõi, điều trị.
Sau 2 ngày phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhi tiến triển tốt. Trẻ tỉnh, được rút nội khí quản, vết mổ khô, không có dấu hiệu thần kinh khu trú trên phim chụp CT-Scan sọ não, không còn tình trạng xuất huyết.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Minh Phương, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, cho biết trước đó bệnh viện thực hiện nhiều ca phẫu thuật cấp cứu cho những trường hợp bị ngã, tai nạn với chấn thương sọ não phức tạp. Đây là một trong những ca chấn thương sọ não trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất.
Video đang HOT
Bác sĩ Phương cũng chia sẻ khi phẫu thuật cho bệnh nhi bị chấn thương gây tụ máu sọ não, việc phối hợp giữa phẫu thuật và gây mê phải thực hiện tốt. Một sơ suất có thể khiến bệnh nhi gặp nguy hiểm. Ngoài ra, chăm sóc hồi sức sau phẫu thuật có vai trò rất quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe của bệnh nhi.
Tử vong sau khi được ghép phổi nhiễm virus corona
Một bệnh nhân ở Michigan, Mỹ, đã tử vong sau khi được ghép phổi của người mắc Covid-19, dù các xét nghiệm trước khi ghép tạng cho kết quả âm tính với virus corona.
Các bác sĩ cho biết một phụ nữ ở Michigan mắc Covid-19 và đã qua đời vào mùa thu năm ngoái, hai tháng sau khi được ghép hai lá phổi chứa virus corona của người hiến tặng. Vấn đề là các xét nghiệm ở thời điểm đó lại cho kết quả âm tính, NBC News đưa tin hôm 20/2.
Các quan chức tại Đại học Y Michigan cho rằng đây có thể là trường hợp đầu tiên được minh chứng về quá trình lây lan Covid-19 ở Mỹ, trong đó virus được truyền qua cấy ghép nội tạng.
Đây là trường hợp duy nhất nội tạng của người hiến tặng mắc Covid-19 trong số gần 40.000 ca ghép tạng ở Mỹ năm 2020. Tuy nhiên, sự việc đã dẫn đến những lời kêu gọi kiểm tra kỹ lưỡng hơn đối với phổi của người hiến tặng.
Tiến sĩ Daniel Kaul, giám đốc Bộ phận cấy ghép tạng liên quan đến các bệnh truyền nhiễm, hệ thống y tế Đại học Michigan, khuyến cáo cần phải lấy mẫu sâu trong phổi của người hiến tặng, bên cạnh dịch họng và mũi.
"Chúng tôi chắc chắn không sử dụng phổi để ghép tạng, nếu chúng nhiễm virus corona", tiến sĩ Kaul nói.
Âm tính trước khi ghép tạng
Người phụ nữ đến từ khu vực Upper Midwest đã chết vì chấn thương sọ não trong một tai nạn xe hơi. Phổi của cô được lấy để ghép cho một nữ bệnh nhận mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bệnh nhân đã không may khi nhận tạng của người mắc Covid-19. Ảnh minh họa: Getty.
48 giờ sau khi phổi của người hiến tạng được lấy, các bác sĩ đã lấy mẫu dịch họng của người cho để xét nghiệm virus corona. Mẫu bệnh phẩm cho kết quả âm tính với Covid-19. Gia đình của người hiến tạng cho biết cô không hề đi du lịch gần đây, hoặc có các triệu chứng của người mắc Covid-19 và cũng không tiếp xúc với bất kỳ ai mắc bệnh.
Các mẫu xét nghiệm dịch họng của người cho và nhận ở thời điểm trước ghép tạng đều âm tính với Covid-19. "Chúng tôi đã làm tất cả xét nghiệm cần thiết", tiến sĩ Kaul nói.
Trong quá trình xử lý phổi của người hiến tạng, các bác sĩ đã giữ lại một ít chất lỏng từ phổi người cho. Phần mẫu bệnh phẩm này đã giúp các bác sĩ xác định nguyên nhân sức khỏe của bệnh nhân xấu đi sau khi được ghép tạng.
Tình huống bi thảm
Ba ngày sau khi được ghép tạng, bệnh nhân bị sốt, tụt huyết áp và hơi thở khó khăn. Ảnh chụp X-quang cho thấy phổi bệnh nhân bị nhiễm trùng.
"Khi tình trạng bệnh nhân trở nên tồi tệ, sốc nhiễm trùng và các vấn đề về tim, chúng tôi đã quyết định xét nghiệm Covid-19 từ mẫu phổi mới nhận và cho kết quả dương tính", tiến sĩ Kaul nói.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không quá lo lắng về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi ghép tạng. Ảnh minh họa: Getty.
Bốn ngày sau ca phẫu thuật, bác sĩ xử lý phổi của người hiến tạng được xác nhận mắc Covid-19. Bác sĩ trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cũng dương tính với virus. 10 thành viên khác của ê kíp ghép tạng hôm đó âm tính với virus.
Các bác sĩ đã thử các phương pháp điều trị Covid-19, bao gồm thuốc Remdesivir - loại thuốc mới được cấp phép điều trị Covid-19 và huyết tương từ người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, nhưng không có tác dụng.
Cuối cùng bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật ECMO, nhưng không có tiến triển. Bệnh nhân tử vong 61 ngày sau khi được ghép tạng. Tiến sĩ Kaul gọi vụ việc là "một tình huống bi thảm".
Người hiến tạng đã mắc Covid-19 từ đâu và tại sao các xét nghiệm ở thời điểm trước ghép tạng lại không phát hiện ra virus corona đến nay vẫn là một ẩn số, dù tình trạng của người nhận tạng xấu đi rất nhanh.
Mẫu chất lỏng mà các bác sĩ giữ lại sau khi xử lý phổi của người hiến tạng cho kết quả dương tính với Sars-CoV-2, nhưng mẫu xét nghiệm dịch họng trước khi ghép tạng lại cho kết quả âm tính.
Đánh giá về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong quá trình ghép tạng, tiến sĩ Kaul cho rằng đối với các ca không phải ghép phổi, việc lây nhiễm Covid-19 sẽ rất khó khăn, ngay cả khi cơ thể người hiến mắc Covid-19.
Tuy vậy, ông khuyến cáo cần lấy mẫu xét nghiệm rộng hơn để loại bỏ nguy cơ nhiễm virus từ các bộ phận được hiến tạng.
Trong khi đó, tiến sĩ David Klassen, giám đốc UNOS, tổ chức phi lợi nhuận điều hành mạng lưới mua bán và cấy ghép nội tạng ở Mỹ, khuyên người bệnh cần ghép tạng không nên lo lắng về trường hợp ở Michigan, vì rủi ro khi ghép tạng thấp hơn nhiều so với tình trạng sức khỏe của họ nếu không được ghép tạng.
9 bệnh lý gây biến chứng mờ mắt phổ biến nhất Mờ mắt có thể chỉ là tình trạng tạm thời khi mắt phải làm việc quá căng thẳng. Nhưng đôi khi nó có thể là một triệu chứng đáng báo động. Hãy cùng tìm hiểu những bệnh lý gây biến chứng mờ mắt để nhanh chóng khắc phục nó. 1. Chấn thương đầu Não vào mắt có mối quan hệ rất chặt chẽ....