Em bé 8 tháng tuổi bị sốt rồi tử vong do cách hạ sốt sai lầm, cha mẹ nào vẫn đang áp dụng thì chấm dứt ngay
Mặc dù cha mẹ chỉ muốn giúp đứa trẻ giảm đau, nhưng vạn lần không ngờ lại khiến đứa trẻ mất mạng, các bậc làm cha mẹ nên hết sức chú ý.
Gần đây có một tin tức “đứa trẻ 8 tháng tuổi tử vong vì sự hồ đồ của người lớn”, đang gây xôn xao dư luận. Mặc dù cha mẹ chỉ muốn giúp đứa trẻ giảm đau, nhưng vạn lần không ngờ rằng cách đó lại khiến đứa trẻ mất mạng, các bậc làm cha mẹ nên hết sức chú ý.
Dùng rượu hạ sốt, đứa trẻ mất mạng
Vụ việc thương tâm có vẻ vô lý này xảy ra tại một bệnh viện ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quôc, đứa trẻ tử vong mới 8 tháng tuổi, bố mẹ cô bé làm công nhân trong nhà máy, trong gia đình có rất nhiều loại rượu công nghiệp. Một ngày vào nửa đêm, đứa trẻ bị sốt cao, trong nhà lúc này không có thuốc hạ sốt, đưa trẻ đến bệnh viện cũng khá bất tiện. Người cha từng nghe mọi người nói với nhau rằng dùng rượu cao độ hoặc cồn công nghiệp cũng có tác dụng hạ sốt không kém. Vậy nên bố trực tiếp lấy rượu công nghiệp để chà sát lên người đứa trẻ.
Người cha nghĩ đến rượu công nghiệp cũng có tác dụng hạ sốt không kém, nên bố trực tiếp lấy rượu công nghiệp để chà sát lên người đứa trẻ.
Thật không ngờ, một lúc sau, nhiệt độ cơ thể của đứa trẻ tiếp tục tăng cao và ý thức trở nên không rõ ràng, toàn bộ cơ thể bắt đầu muốn ngủ, gọi thế nào cũng không có phản ứng. Người cha không đưa trẻ đến tới bệnh viện, đến gần sáng ngày hôm sau, đứa trẻ bắt đầu rơi vào trạng thái hôn mê, trên đường đến bệnh viện đứa trẻ đã ngừng thở. Bác sĩ sau khi kiểm tra cho biết, đứa trẻ tử vong do suy nội tạng và chết não.
Tại sao không thể dùng rượu hạ sốt cho trẻ?
Chắc chắn có rất nhiều cha mẹ sẽ thắc mắc: Tại sao đều là rượu cồn, rượu công nghiệp lại không thể hạ sốt? Do tốc độ bay hơi của rượu cồn vượt xa tốc độ bay hơi của nước, và nó sẽ có tác dụng làm hạ nhiệt cơ thể, nhưng đồng thời nhiệt độ cơ thể hạ thấp cũng có thể làm mất đi lượng nước lớn, đứa trẻ rất dễ bị biến chứng như ớn lạnh, thiếu nước, và làn da của em bé còn quá nhỏ rất dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, ngoài ethanol, rượu cồn công nghiệp còn có nhiều metanol độc hại, sẽ gây tổn hại lớn đến thần kinh và hệ tuần hoàn của con người, và em bé cũng sẽ bị ngộ độc methanol.
Cách điều trị đúng cho bé khi bị sốt
Video đang HOT
Phản ứng sốt của em bé nên được điều trị tùy theo tình trạng cụ thể của sốt. Các phản ứng nhiệt độ khác nhau là khác nhau và không thể khái quát.
Phản ứng sốt của em bé nên được điều trị tùy theo tình trạng cụ thể của sốt.
1. Nhiệt độ cơ thể bình thường
Em bé dưới 1 tuổi có nhiệt độ dưới nách khỏe mạnh trong khoảng từ 36 đô C đến 37 đô C. Khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 37,4 đô C, nó có thể được xác định là sốt. Đồng thời, cha mẹ nên biết rằng nhiệt độ cơ thể của em bé cũng sẽ thay đổi dưới tác động của các yếu tố khác ngoài sốt. Ví dụ, nhiệt độ cơ thể vào buổi tối sẽ luôn cao hơn vào buổi sáng. Miễn là không vượt quá 37 đô C, bạn không cần phải cho trẻ uống thuốc hoặc đến bệnh viện, chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi là được.
2. Sốt nhẹ
Nếu nhiệt độ cơ thể của em bé đã tăng lên từ 37,4 đô C đến 38 đô C, đó là sốt nhẹ. Cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi và uống một ít nước ấm nóng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu tre bị sốt nhẹ liên tục hơn 36 giờ, cha mẹ phải đưa con đến bệnh viện.
3. Sốt cao
Nếu nhiệt độ của em bé vượt quá 38 đô C, đây chính là sốt cao. Nếu trẻ quá nhỏ một khi bị sốt, rất có thể sẽ tăng đến 38 đô C và thậm chí đạt 39 đô C trở lên. Lúc này, cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, và làm theo lời khuyên của bác sĩ trong cách chăm sóc em bé.
Trước khi đến bệnh viện, cha mẹ cũng nên chú ý thực hiện một số công việc điều dưỡng cơ bản, chẳng hạn như cho bé mặc quần áo rộng, dùng khăn ấm lau cơ thể giúp trẻ hạ nhiệt. Nếu em bé đã bắt đầu đổ mồ hôi, thì bạn không thể cởi quần áo ngay lập tức, để tránh trẻ bị cảm lạnh. Đợi cho đến khi, mồ hôi trên cơ thể trẻ đã khô, sau đó mới cởi bỏ quần áo.
Trước khi đến bệnh viện, cha mẹ cũng nên chú ý thực hiện một số công việc điều dưỡng cơ bản, chẳng hạn như cho bé mặc quần áo rộng, dùng khăn ấm lau cơ thể giúp trẻ hạ nhiệt.
4. Làm mát vật lý
Khi trẻ bị sốt, bạn có thể cho trẻ uống nước ấm khoảng 37 đô C để hạ nhiệt cơ thể. Khiến nghị lấy khăn ẩm lau vùng nách, vùng dưới đùi… để hạ sốt, nhưng không dùng lực quá mạnh, bằng không sẽ làm tổn thương làn da mỏng manh của bé, thời gian cũng không được quá dài, tốt nhất là kiểm soát nó trong khoảng nửa giờ.
Cha mẹ nhất định phải sử dụng nước ấm, không thể chà bằng rượu cồn, nếu không sẽ gây kích thích quá mức cho da bé. Nếu sử dụng rượu cồn để chà sát trong thời gian dài, sẽ có thể dẫn đến trúng độc.
5. Dùng thuốc hạ sốt
Thời gian tốt nhất để bé uống thuốc hạ sốt là trước khi đi ngủ. Nếu nhiệt độ cơ thể của em bé vẫn trên 38,5 độ C, bạn có thể cho trẻ uống thuốc. Cha mẹ không thể cho bé uống thuốc hạ sốt tùy tiện, họ phải kiểm soát chặt chẽ lượng thuốc hạ sốt được uống trong 1 ngày và không quá 4 lần.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, khuyến cáo việc dùng rượu, cồn lau khắp người trẻ để hạ sốt không thật sự an toàn vì rượu hay cồn bốc hơi rất nhanh có thể gây ra hiện tượng co mạch không thải được nhiệt. Giống như chườm đá lạnh cho trẻ, có thể mát ở ngoài da nhưng nhiệt độ bên trong vẫn cao. Đặc biệt, nếu hạ sốt bằng rượu công nghiệp, cồn có chứa methanol rất có thể trẻ sẽ bị ngộ độc do methanol ngấm qua da hoặc do hít phải hơi methanol. (Theo TTO)
(Tổng hợp)
Theo Helino
Bộ Y tế thông tin về hai trường hợp trẻ tử vong tại nhà sau tiêm chủng
Chiều 28/12, Bộ Y tế đã chính thức đưa ra thông tin về hai trường hợp trẻ ở Nam Định tử vong tại nhà sau tiêm chủng từ 36 đến 48 tiếng. Theo đó, hai trẻ đều được khám sàng lọc và tiêm vắc xin ComBE Five, uống vắc xin bại liệt tại trạm y tế, sau tiêm được theo dõi 30 phút tại trạm đúng qui định và không có biểu hiện bất thường.
Sau khi về nhà, trong một đến hai ngày trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, gia đình tự cho uống thuốc hạ sốt, không đưa đến cơ sở y tế.
Sang ngày hôm sau, gia đình thấy trẻ tím tái, khó thở nên đưa cháu đến bệnh viện huyện. Tuy nhiên, khi tới bệnh viện hai cháu đã tử vong.
Sở Y tế Nam định đã tiến hành điều tra nguyên nhân và họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân. Hội đồng đã có kết luận hai trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng không nghĩ đến phản ứng phản vệ nặng sau tiêm vắc xin, không liên quan đến thực hành tiêm chủng và Hội đồng tư vấn chuyên môn xác định trẻ tử vong chưa rõ nguyên nhân.
Bộ Y tế cũng cho hay, Vắc xin phối hợp 5 trong 1 (Quinvaxem) phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam từ tháng 6 năm 2010. Từ tháng 10 năm 2016, nhà sản xuất thông báo ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem trên qui mô toàn cầu.
Để đảm bảo tiêm chủng phòng các bệnh nêu trên cho trẻ em, được sự khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh tiêm chủng vắc xin toàn cầu (GAVI), Bộ Y tế xem xét đã có Quyết định về việc sử dụng vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự để thay thế vắc xin Quinvaxem.
Sau khi triển khai trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh (Hà Nam,Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu) trong tháng 10 và tháng 11/2018 với tổng số trẻ được tiêm là 17.356 trẻ. Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai trên quy mô toàn quốc từ tháng 12/2018.
Đến ngày 27/12/2018, đã có 12 tỉnh triển khai tiêm vắc xin ComBe Five đã được triển khai gồm: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Nam,Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Long An với tổng số trẻ được tiêm là 69.929 trẻ.
Theo báo cáo của các địa phương, ngoài phản ứng thông thường như (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum với tỷ lệ khoảng 0,05% -5,5%, các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.
Các địa phương còn lại sẽ triển khai vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng 1 năm 2019.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vắc xin chưa thanh phân ho ga toan tê bao, trong đó có vắc xin ComBE Five: sôt từ 38-39C chiêm tơi 44,5%, phan ưng sưng 38,5%, nóng đỏ tai chô tiêm co thê tơi 56,3%, đau 25,6%, cac phan ưng khac như quấy khoc kéo dài là 3,5%.
Bộ Y tế cũng khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các tỉnh/thànhphố thực hiện tiêm vắc xin ComBE Five theo kế hoạch, thực hiện đúng qui trình tiêm chủng an toàn, khám sàng lọc, theo dõi 30 phút tại trạm sau tiêm, tư vấn cho các bậc cha mẹ biết cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
Khi trẻ có biểu biện bất thường về sức khỏe như sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc kéo dài, tím tái, phát ban, ly bì...các bà mẹ phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Thông tin chi tiết xin liên hệ Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia theo số điện thoại: 0243 8213764. DĐ: 0936255696
Hồng Hải
Theo Dân trí
Dấu hiệu nhận biết hạ thân nhiệt đột ngột trong ngày giá rét Tình trạng hạ thân nhiệt thường xảy ra vào mùa đông lạnh lẽo, nhất là vào những lúc thời tiết trở lạnh đột ngột với mức lạnh sâu, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng nguy hiểm trong mùa lạnh, thậm chí cả tử vong. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo: Lâm Tùng - Lê...