Em bé 7 tháng tuổ.i được bà tẩm bổ nặng tới 20kg khiến bác sĩ sốc
Em bé béo phì do chế độ ăn dặm sai cách của bà nội, cha mẹ cần lưu ý vấn đề này.
Trong quan niệm của nhiều người lớn tuổ.i, họ thường cho rằng trẻ con phải “trắng trẻo, mũm mĩm” mới là tốt. Nếu trẻ ăn được nhiều, uống sữa tốt, tăng cân nhanh, đó là niềm vui lớn của ông bà. Tuy nhiên, trên thực tế việc trẻ thừa cân không phải là điều tốt.
Bà đưa cháu đi khám bệnh bị bác sĩ phê bình
Khi con được 7 tháng tuổ.i, Tiểu Thiện ở Trung Quốc muốn đưa con đi kiểm tra sức khỏe.
Tuy nhiên, do có việc đột xuất, cô đành nhờ bà nội – người thường xuyên chăm sóc bé đưa đi. Bà nội đưa cháu đến bệnh viện, sau khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ nhận thấy cơ thể bé đang thừa cân. Bác sĩ hỏi bà về chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của bé.
Khi được hỏi về chế độ ăn, bà nội lập tức nở nụ cười đầy “tự hào” và “đắc ý”.
7 tháng tuổ.i nhưng cậu bé nặng tới 20kg.
Bà cho biết, từ khi bé bắt đầu ăn dặm, bà là người trực tiếp chăm sóc, mỗi ngày bà đều cho bé ăn một bát lớn cháo gạo. Nhờ vậy mà bé lớn lên khỏe mạnh, bụ bẫm như bây giờ.
Bà nội nghĩ rằng, việc mình chăm cháu mập mạp là một thành tựu. Nhưng từ góc nhìn của bác sĩ, đây lại là một “sai lầm nghiêm trọng”.
Theo tiêu chuẩn cân nặng của b.é tra.i do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố năm 2023, cân nặng bình thường của b.é tra.i 7 tháng tuổ.i là khoảng 8,8 kg.
Nhưng cân nặng của bé này đã lên đến 20kg, vượt xa mức bình thường và thuộc nhóm ” 3SD” – tức là bé bị béo phì nặng.
Sau khi nghe bà nội chia sẻ, bác sĩ lập tức phê bình cách chăm sóc của bà và nói rằng, việc để bé tăng cân quá mức như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, bà nội lại không hài lòng, cho rằng mình chỉ cho bé ăn cháo gạo chứ không phải những món như thịt cá nhiều đạm. Bà lý luận rằng, bé mập là vì bé “khỏe mạnh, hấp thụ tốt”, không phải lỗi của bà và bé cũng không hề có vấn đề sức khỏe.
Video đang HOT
Thấy bà nội có vẻ không hiểu, bác sĩ đã giải thích cặn kẽ về lý do tại sao cháo gạo có thể gây béo phì và những tác hại của việc béo phì đối với trẻ nhỏ.
Cháo gạo không phải là thịt cá, tại sao ăn nhiều lại khiến trẻ béo phì?
Trong suy nghĩ của nhiều người, nếu muốn tăng cân, phải ăn nhiều thịt cá, những món có “nhiều dầu mỡ” thì mới dễ béo. Còn các món như cháo gạo hoặc thực phẩm từ tinh bột thì không gây tăng cân.
Tuy nhiên, cách nghĩ này không đúng và là một quan niệm sai lầm lớn trong việc ăn uống lành mạnh.
Ăn nhiều cháo gạo có thể khiến trẻ thừa cân.
Mỗi loại thực phẩm đều có thành phần dinh dưỡng chính riêng, và cháo gạo chủ yếu chứa carbohydrate, thuộc nhóm chất cung cấp năng lượng. Đây cũng là lý do những người lao động nặng thường ăn nhiều cơm để bổ sung năng lượng.
Nếu trẻ ăn quá nhiều cháo gạo nhưng nhu cầu năng lượng của cơ thể không lớn, lượng năng lượng dư thừa sẽ không được tiêu hao. Thay vào đó, cơ thể sẽ “tích trữ” năng lượng dưới dạng mỡ, dẫn đến tăng cân và béo phì.
Vì vậy, không phải chỉ ăn thịt cá nhiều mới gây béo, mà ăn cháo gạo nhiều cũng có thể làm tăng cân. Trên thực tế, thực phẩm chứa carbohydrate hiện nay được xem là một trong những nguyên nhân chính gây béo phì, thậm chí chiếm tỷ lệ lớn trong các yếu tố làm tăng cân.
Trẻ bị béo phì quá mức sẽ gây hại như thế nào?
Khi trong nhà có một em bé mũm mĩm, phản ứng đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ là nghĩ rằng con được chăm sóc tốt, trông dễ thương. Nhưng trên thực tế, béo phì quá mức không phải là điều tốt. Nó ẩn chứa nhiều nguy cơ và đang âm thầm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
- Về thể chất
Béo phì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, rối loạn hô hấp, vấn đề về phát triển xương khớp. Những điều này đều là những “chướng ngại vật” ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
- Về tinh thần
Béo phì dễ khiến trẻ rơi vào trạng thái tự ti, lo âu, và trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến trầm cảm. Từ đó, trẻ sẽ có cái nhìn tiêu cực về bản thân, làm giảm đáng kể sức khỏe tâm lý.
Những điều cần lưu ý khi ăn dặm
1. Nguyên tắc bổ sung thức ăn dặm
- Bắt đầu từ ít đến nhiều, tăng dần lượng và loại thức ăn theo độ tuổ.i của trẻ.
- Ưu tiên thức ăn dễ tiêu hóa và phù hợp, ví dụ bột ngũ cốc giàu sắt để bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
2. Vệ sinh và an toàn thực phẩm
- Đảm bảo thực phẩm sạch sẽ, dụng cụ ăn uống được khử trùng kỹ.
- Tránh thực phẩm dễ gây dị ứng (ví dụ: trứng cho trẻ dưới 1 tuổ.i).
- Loại bỏ các nguy cơ vật lý như xương cá, hạt cứng.
3. Dụng cụ ăn uống riêng cho trẻ
- Chuẩn bị dụng cụ an toàn, mềm, vừa tay để trẻ dễ sử dụng và tránh nguy cơ tổn thương.
- Không dùng chung với người lớn để giảm nguy cơ lây vi khuẩn và đảm bảo phù hợp với sức khỏe của trẻ.
Cha mẹ cần cẩn thận trong việc chọn và chế biến thức ăn để tránh những sai lầm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Mới học hết lớp 9, người đàn ông "cả gan" hành nghề bác sĩ suốt 20 năm
Dù không có bằng cấp, người đàn ông 36 tuổ.i vẫn thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật cho khách hàng suốt 20 năm và gần đây mới bị bắt.
Dù chưa bao giờ được đào tạo y khoa, Kittikorn sống ở Samut Sakhon (Thái Lan) vẫn cung cấp dịch vụ nam khoa suốt 20 năm qua. Cách đây không lâu, người đàn ông 36 tuổ.i bị bắt giữ sau một một ca phẫu thuật hỏng.
Ngày xảy ra sự cố, Kittikorn thực hiện cấy ghép ngọc trai và tiêm silicon tăng kích thước "chỗ ấy" cho khách hàng tại một căn nhà phố. Sau đó, người bệnh bị nhiễm vi trùng nghiêm trọng. Dù đã được điều trị, người này vẫn cảm thấy đau và bị rối cương dương.
Theo Bangkok Post , Sở Cảnh sát Bảo vệ Người tiêu dùng đã phối hợp với Sở Hỗ trợ Dịch vụ Y tế để bắt quả tang nghi phạm. Một cảnh sát đã đóng giả làm bệnh nhân liên lạc với Kittikorn Songsri để thực hiện phẫu thuật y khoa và cuối cùng "bác sĩ rởm" bị bắt quả tang.
Cảnh sát khám xét nhà Kittikorn Songsri.
Tại nơi ở đồng thời cũng là phòng mạch tư của "bác sĩ" xem nhẹ pháp luật này, cảnh sát phát hiện các thiết bị y tế không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết cho các quy trình phẫu thuật.
Bị lật tẩy hành vi lừa , "bác sĩ" Kittikorn Songsri mới thừa nhận đã quảng cáo dịch vụ y tế của mình qua mạng xã hội và mỗi tháng phẫu thuật cho ít nhất 2 - 3 bệnh nhân, dù không hề có bằng cấp về y khoa. Như vậy, trong 20 năm qua, người này đã thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật.
Cũng theo lời bác sĩ mạo danh, anh ta đã tự học về phẫu thuật vào năm 14 tuổ.i và cũng bắt đầu "vào nghề" từ đó.
"Bác sĩ" Kittikorn Songsri từng tiết lộ với các điều tra viên rằng mỗi ca phẫu thuật có mức phí 5.000 - 20.000 baht (tương đương 3,7 - 14,9 triệu VND).
Bước đầu, cơ quan chức năng đã đưa ra cáo buộc Kittikorn về việc quản lý phòng khám không phép và thiếu giấy hành nghề bác sĩ. Anh ta đang bị giam giữ chờ ngày ra tòa.
Điều khiến dư luận đặt câu hỏi là suốt 20 năm qua không có bất kỳ bệnh nhân nào lên tiếng hành vi sai trái mà vẫn để bác sĩ không bằng cấp này hành nghề một cách ung dung tự tại. Qua sự việc trên cũng cho thấy sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng về vấn đề liên quan đến sức khỏe con người.
Tháng 1/2024, theo The Sun , một người đàn ông ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng kiện bác sĩ của mình sau khi phẫu thuật kéo dài "chỗ ấy" lại khiến bộ phận này nhỏ hơn trước.
Con dâu U40 nặng 320kg cược cả mạng sống để sinh con, bác sĩ thông báo 4 chữ, mẹ chồng oà khóc Mẹ chồng cũng đã thay đổi thái độ ngay sau đó. Gần đây, các trang tin tức truyền thông của Trung Quốc chia sẻ lại câu chuyện về một bà mẹ từng nặng 320kg khi mang bầu, đán.h cược mạng sống để sinh con lấy nhiều nước mắt, sự đồng cảm từ người đọc. Vương Uy và chồng - Kim Đức Long nên...