Em bé 5 tháng tuổi không bao giờ được…ôm
Làn da của bé Lexie-Mae vô cùng nhạy cảm và nó có thể rách nếu cô bé được người khác bế, ôm ấp. Đôi chân của em vĩnh viễn phải bọc trong băng và nếu muốn tắm thì em phải dùng morphine trước.
Lexie-Mae Bravesder (5 tháng tuổi) đến từ Blackley, Manchester, Mỹ bị một chứng rối loạn da nghiêm trọng làm cho da của em bị lở loét, có nhiều mụn nước trên da, miệng, cổ họng, thậm chí mắt cũng bị ảnh hưởng.
Cha mẹ của Lexie-Mae vô cùng sợ hãi khi bế con gái mình vì điều đó sẽ làm em bị đau.
Lexie-Mae mới sinh ra đã bị mắc bệnh nan y về da là Epidermolysis Bullosa-EB (bong biểu bì bullosa) là một bệnh di truyền mô liên kết dẫn đến sự giảm độ ma sát của da.
Ngay khi mới chào đời, đôi chân của em đã không có da.
Chị Kerry Quinn (34 tuổi), mẹ của em cho biết: “Khi phát hiện ra tình trạng của Lexie-Mae, chúng tôi đã vô cùng sợ hãi. Tôi rất muốn trao cho con gái mình một cái ôm ngọt ngào tình mẫu tử, nhưng tôi sợ mình sẽ làm Lexie-Mae đau đớn. Chúng tôi phải rất cẩn thận với mọi thứ khi chúng tôi bế con”. Hàng ngày cha mẹ của Lexie-Mae phải bôi kem vào vùng da bị tổn thương cho em, mặc tã lót, trang phục mềm mại được lộn trái, cắt bỏ tất cả nhãn mác để tránh làm tổn thương da cho em.
Video đang HOT
Khi sinh ra, các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên khi thấy Lexie-Mae đã không có da trên bàn chân. “Lúc đầu các bác sĩ nghĩ rằng đó là vết bớt. Sau đó họ lại cho rằng đó có thể là bị nhiễm trùng. Nhưng khi thay tã lót cho cô bé, chúng tôi thấy Lexie-Mae có những vết bỏng rộp, trầy da ở trên lưng và mông. Và đến lúc này các bác sĩ mới có thể chuẩn đoán em bị bệnh EB. Nhưng vẫn không ai chắc chắn phải làm như thế nào với em”, chị Kerry nói.
Lexie-Mae mắc chứng bệnh nan y về da có tên Epidermolysis Bullosa, không có protein liên kết giữa lớp biểu bì và hạ bì của da, làm cho da không có độ đàn hồi và thường xuyên bị các vết lở loét
Da được cấu tạo với lớp ngoài là lớp biểu bì và lớp trong là hạ bì. Với những làn da khỏe mạnh, protein sẽ gắn kết 2 lớp lại với nhau để tạo độ đàn hồi. Những người bị mắc chứng EB, không có protein liên kết da. Có nghĩa là bất kỳ chuyển động nhỏ nào cũng có thể tạo ra ma sát giữa 2 lớp biểu bì-hạ bì và làm tổn thương da. Mụn nước có thể xuất hiện bất cứ chỗ nào trên cơ thể và nhiệt độ làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn.
Mẹ của cô bé vô cùng lúng túng khi chăm sóc em. Mẹ em cho biết: “dường như da em đang xê dịch dưới cánh tay khi tôi thay áo cho con”.
Căn bệnh này có khoảng 5.000 bệnh nhân ở Anh và 500.000 người trên toàn thế giới. Một số bệnh nhân được sinh ra với các mụn nước và chúng sẽ chỉ phát triển trong vài tuần đầu tiên. Nhưng trường hợp của Lexie-Mae được chuẩn đoán bị chứng rối loạn EB, có nguy cơ phát triển thành căn bệnh ung thư da khi lớn lên.
“Da của cô bé vô cùng nhạy cảm. Khi tôi thay áo cho con, tôi có cảm giác làn da của con gái đang xê dịch dưới cánh tay mình. Khi Lexie-Mae tập bò thì sẽ là điều khó khăn vô cùng”, Kerry đau khổ nói.
Nhìn Lexie-Mae, mọi người nghĩ rằng em chỉ bị thủy đậu bình thường, và gia đình em hi vọng mọi người sẽ hiểu biết nhiều hơn về căn bệnh EB.
Khi gia đình cho em ra ngoài, mọi người đều nhìn chằm chằm vào Lexie-Mae và nghĩ rằng em bị thủy đậu hoặc cha mẹ chăm sóc em không cẩn thận. Một y tá được đào tạo đặc biệt bởi tổ chức từ thiện EB charity Debra đã tới giúp gia đình Kerry để băng và chăm sóc cho bé Lexie-Mae. Vợ chồng Kerry đang cố gắng nâng cao nhận thức về tình trạng bệnh EB và tổ chức từ thiện EB charity Debra.
Theo Soha
Ấn Độ nhập thêm vũ khí từ Mỹ
Chuyến thăm ba ngày từ 23 tới 25/6 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hứa hẹn sẽ mang đến một loạt các hợp đồng buôn bán vũ khí trị giá tới hàng tỷ USD giữa nước này và Ấn Độ
Máy bay vận tải quân sự C-17 do Mỹ chế tạo. Ảnh: Wikipedia
Ấn Độ hiện là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, và đang chuẩn bị một khoản ngân sách mới để hiện đại hóa quốc phòng, trong giai đoạn từ nay tới năm 2022. Trong chuyến đi lần này, Mỹ dự kiến sẽ cùng New Delhi ký được các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD để mua máy bay trực thăng, súng cối, hệ thống vũ khí và bệ phóng tên lửa.
Ngoài việc thúc đẩy các bản hợp đồng về quốc phòng, chuyến thăm của ông Kerry còn nhằm kết thúc hợp đồng về hạt nhân giữa hai nước.
Theo chuyên gia về chính sách đối ngoại và chiến lược Matthew Hoey, người đang làm việc tại Boston, thì: "Mỹ hoàn toàn có thể trở thành nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu cho Ân Độ, nếu những hạn chế cuối cùng trong khâu xuất khẩu vũ khí giữa hai nước được dỡ bỏ".
"Mong muốn tăng cường sức mạnh quân sự của Ấn Độ được hoàn thiện phần nào thông qua hợp đồng mua thêm 6 chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules, với trị giá gần 1 tỷ USD", Hoey nói thêm.
Một nguồn tin thân cận cũng cho hay: "Hai nước đang tiến hành một số phiên thảo luận liên quan tới việc Ấn Độ muốn mua thêm 6 máy bay lên thẳng C-130J của hãng Lockheed Martin. Các đơn đặt hàng cho ba chiếc đã được chuyển đi. Không quân Ấn Độ cũng dự kiến sẽ nhận thêm 10 chiếc máy bay vận tải hạng nặng Boeing C-17 Globemaster III, trị giá 5 tỷ USD. Việc chuyển giao chiếc máy bay này dự kiến sẽ thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2015. Cũng giống như trường hợp của máy bay C-130J, IAF cũng có kế hoạch nâng phi đội C-17 lên thêm 10 chiếc nữa".
Chỉ trong 5 năm qua, nước Mỹ đã nhận được không ít những hợp đồng mua bán vũ khí béo bở từ Ấn Độ, bao gồm phi vụ bán 8 chiếc máy bay tuần tra biển P-81 một máy bay chống tầu ngầm của hãng Boeing trị giá 2,1 tỷ USD. Chỉ trong năm 2011, Mỹ đã kiếm được 4,5 tỷ USD từ các thương vụ mua sắm vũ khí với New Delhi, trong khi tổng số tiền Ấn Độ bỏ ra mua vũ khí của Mỹ trong 10 năm gần đây từ số 0 đã lên đến 10 tỷ USD.
Ngay trước chuyến thăm của ông Kerry, Andrew Shapiro, trợ lý bộ trường ngoại giao phụ trách những vấn đề chính trị và quốc phòng của Mỹ đã phát biểu rằng, ngoài việc chuẩn bị các hợp đồng bán vũ khí với Ấn Độ, "chúng tôi nghĩ rằng sẽ còn có thêm hàng tỷ USD nữa được ký kết trong vài năm tới".
Cũng trong bài phát biểu của mình, Shapiro đã nhắc lại lời Ashton Carter, người khởi xướng sáng kiến bán vũ khí cho Ấn Độ, rằng: "chúng tôi nghĩ rằng đang đạt được một số tiến triển tốt và hy vọng sẽ hướng tới một nhịp độ thậm chí còn lớn hơn trong thương vụ bán vũ khí cho Ấn Độ".
Ông Kerry cũng sẽ thúc đẩy hiệp định hạt nhân giữa hai nước. Mỹ muốn sớm kết thúc bản hiệp định làm việc về các lò phản ứng hạt nhân và dàn xếp xong vấn đề về trách nhiệm dân sự, nhằm tạo điều kiện để bắt đầu các thương vụ về thương mại hạt nhân.
Kim ngạch buôn bán hai chiều Mỹ - Ấn hiện ở mức 60 tỷ USD, và một khi hợp đồng hạt nhân được thực hiện, nó sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước.
Theo VNE
Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mới với Ấn Độ Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tối qua tới thủ đô New Dehli, bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ đầu tiên kể từ khi nhậm chức nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược mới. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cử chỉ rất ngoại giao sau khi kết thúc bài phát biểu về quan hệ đối tác chiến lược...