Elon Musk làm mọi cách để có doanh thu cho Twitter
Tình trạng tài chính không ổn của Twitter khiến tỷ phú Elon Musk phải tìm mọi cách để tạo ra doanh thu bù đắp những khoản lỗ lên tới hàng triệu USD.
Mục tiêu được tỷ phú Elon Musk khẳng định ngay từ khi khởi động thương vụ mua lại Twitter là muốn biến nền tảng này trở thành một diễn đàn kỹ thuật số mở, không có sự can thiệp.
Musk khẳng định ông sẽ cho phép mọi người nói bất cứ điều gì họ muốn trên Twitter, miễn là điều đó hợp pháp.
Hoài bão của Elon Musk về Twitter phải bị gác lại bởi tình trạng tài chính không tốt của nền tảng này. Ảnh: Journal Du Coin.
Tuy nhiên trước khi thực hiện hoài bão to lớn đó, người giàu nhất thế giới đang đối mặt áp lực vận hành Twitter một cách hiệu quả về mặt tài chính.
Làm mọi cách để tạo doanh thu
Trong tuyên bố mới nhất, Elon Musk cho biết Twitter có khả năng triển khai tính năng kiếm tiền “cho tất cả dạng nội dung” trên nền tảng này trong những tuần tới.
Tỷ phú vừa chính thức nắm quyền lãnh đạo công ty truyền thông mạng xã hội tiết lộ sắp tới sẽ thử nghiệm các định dạng nội dung, theo sau là mô hình kiếm tiền cho người sáng tạo. Elon Musk cũng nói thêm Twitter có kế hoạch vượt qua tỷ lệ 55% tổng doanh thu từ sản phẩm video mà YouTube hiện trả cho người sáng tạo nội dung.
“Chúng tôi có thể sẽ trả cao hơn thế”, Musk đề cập đến mô hình hiện tại của YouTube.
Video đang HOT
Elon Musk hướng Twitter tới mô hình mà tỷ lệ trả cho người sáng tạo nội dung còn cao hơn cả YouTube. Ảnh: SlashGear.
Chủ mới của Twitter cũng hé lộ sẽ có nhiều thông tin hơn để chia sẻ về mảng kiếm tiền trong hai tuần nữa. Ngoài video, Elon Musk cho biết Twitter sẽ sớm cho phép người dùng kiếm tiền từ nội dung bài đăng của họ.
“Twitter sẽ sớm bổ sung khả năng đính kèm văn bản dạng dài. Người dùng không cần phải chụp màn hình những bài viết dài nữa”, CEO Twitter tuyên bố.
Tối ưu chi phí và cụ thể hóa doanh thu đang là lựa chọn hàng đầu của Elon Musk kể từ khi mua lại Twitter. Do đó, ông tìm mọi cách để tạo ra doanh thu cho mạng xã hội. “Không có lựa chọn khác khi công ty đang lỗ hơn 4 triệu USD/ngày”, vị tỷ phú cho biết.
Một mô tả ứng dụng cập nhật cho Twitter trên App store xuất hiện hôm 5/10 cũng chỉ ra các tính năng mới mà mạng xã hội này sắp thử nghiệm như định dạng video dài hơn và xếp hạng ưu tiên cho nội dung dựa theo chất lượng.
Ngoài video, Elon Musk cho biết Twitter sẽ sớm cho phép người dùng kiếm tiền từ nội dung bài đăng của họ. Ảnh: Mashable.
“Nếu Twitter cho phép đăng các video với thời lượng đầy đủ mà tôi sản xuất và mang đến một hệ thống kiếm tiền tương tự YouTube, chắc chắn tôi cũng sẽ cân nhắc việc tải các video của mình lên đây”, Tim Dodd – người sáng tạo nội dung có nickname Everyday Astronaut, viết trên trang cá nhân.
Bản cập nhật mới nhiều khả năng cũng sẽ tung ra một dịch vụ đăng ký xác minh bằng dấu tick xanh với mức phí hàng tháng là 7,99 USD. Đây là thay đổi khiến Twitter nhận nhiều chỉ trích trong thời gian gần đây.
Cái khó của Twitter
Trong cuộc họp mới nhất với các lãnh đạo thương hiệu và bên trung gian ( agency), Elon Musk – chủ sở hữu mới của Twitter đã tiếp thu những lo ngại về ngôn từ kích động thù địch trên nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, chủ mới của Twitter vẫn né tránh những câu hỏi cấp bách về tương lai của nền tảng, theo các nguồn tin nói với Adweek.
Kể từ khi lên nắm quyền, Elon Musk liên tiếp thực hiện các kế hoạch thanh lọc nhân sự và nhiều chính sách kiểm duyệt nội dung mới. Điều này lập tức khiến nhiều thương hiệu lớn đã dừng chạy quảng cáo trên nền tảng do lo ngại kế hoạch kiểm duyệt nội dung của chủ sở hữu mới.
Trong đoạn tweet đăng ngày 4/11, Elon Musk cho biết doanh thu Twitter giảm mạnh do “sức ép của nhà hoạt động đối với những công ty quảng cáo”.
Hàng loạt thương hiệu dừng quảng cáo khiến Twitter thiệt hại nặng nề về doanh thu. Ảnh: Media Matters.
“Chúng tôi cố gắng xoa dịu họ (các nhà hoạt động) nhưng không có hiệu quả. Đây là mối lo ngại lớn”, Musk cho biết. CEO Tesla nhận định việc rút quảng cáo hàng loạt khỏi Twitter là động thái xâm phạm quyền tự do ngôn luận tại Mỹ.
Theo ước tính từ công ty phân tích dữ liệu Pathmatics cho thấy doanh thu quảng cáo của Twitter tại Mỹ hầu như không tăng kể từ khi được Musk mua lại. Trong bốn ngày đầu tiên sau khi Musk mua lại Twitter, các thương hiệu chi khoảng 20,29 triệu USD cho nền tảng này so với 20,3 triệu USD trong bốn ngày đầu tiên của tuần trước đó.
Ebiquity, một công ty công nghệ quảng cáo giám sát chi tiêu cho truyền thông, nói với Adweek rằng 9/17 thương hiệu mà họ đã liên hệ trong tuần này đã chỉ thị cho các agency tạm ngừng quảng cáo trên Twitter cho đến khi có thông báo mới.
Mặc dù công ty không chia sẻ các thương hiệu cụ thể, nhưng một số khách hàng của họ bao gồm Sony, Nestle, Subway và Mazda.
Ngay cả trước khi Musk tiếp quản và khiến ngôn từ kích động thù địch gia tăng nhanh chóng, Twitter đã phải vật lộn với việc ngăn chặn nội dung quảng cáo độc hại và bất hợp pháp. Cuối tháng 9, một số thương hiệu vô tình phát hiện tài khoản của họ quảng cáo nội dung khiêu dâm trẻ em.
Sự cố khiến một trong những thương hiệu từng chi hơn 15 triệu USD cho Twitter lập tức tạm dừng ngân sách quảng cáo cho nền tảng này.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều thương hiệu đang chờ đợi một tín hiệu rõ ràng hơn. Một nguồn tin trong ngành tiết lộ với Adweek cho đến nay vẫn chưa có khách hàng nào của họ rút khỏi nền tảng mạng xã hội này.
“Cho đến khi có một thứ gì đó thay đổi rõ ràng và cụ thể, vẫn còn rất nhiều thương hiệu đang chờ đợi hoặc kỳ vọng Twitter hoạt động kinh doanh như bình thường,” nguồn tin nói với Adweek.
Elon Musk muốn hồi sinh phiên bản ý tưởng gốc của TikTok
CEO mới của Twitter vừa tạo bình chọn cho người dùng bỏ phiếu có nên tái khởi động Vine, nền tảng chia sẻ video ngắn đã tạo ra cảm hứng cho TikTok.
Vine có thể xem như tiền thân của TikTok khi tập trung vào định dạng video dạng ngắn do người dùng sáng tạo từ năm 2013. Ảnh: Getty Images.
Sau khi thâu tóm thành công Twitter với 44 tỷ USD, Elon Musk đang liên tiếp thực hiện những ý tưởng táo bạo nhằm đổi mới nền tảng mạng xã hội này.
Chiều 31/10, vị tỷ phú đăng dòng tweet thăm dò ý kiến người dùng về dự định "hồi sinh" Vine, nền tảng video ngắn được Twitter mua lại từ năm 2012 và ngừng hoạt động vào năm 2017. Tính đến hiện tại, cuộc thăm dò đã có hơn 3 triệu phản hồi với gần 70% người dùng muốn dịch vụ này hoạt động trở lại.
Vine chính thức ra mắt vào năm 2013 và là một trong những nền tảng đầu tiên tập trung vào định dạng video dạng ngắn do người dùng sáng tạo. Các video trên Vine được giới hạn trong 6 giây và đặc biệt phổ biến với thanh thiếu niên ở Mỹ vào thời điểm mới ra mắt. Mặc dù vậy, độ phổ biến của Vine dường như đạt đến đỉnh điểm vào năm 2014.
Sau Vine, các mạng xã hội như Snapchat và Instagram cũng góp nhặt ý tưởng bằng cách tích hợp video vào nền tảng. TikTok có thể được xem như phiên bản kế tục những ý tưởng gốc của Vine, khi tập trung khai thác mảng video ngắn.
Elon Musk liên tiếp thực hiện những ý tưởng táo bạo kể từ khi tiếp quản Twitter. Ảnh: AP.
Sự trở lại của Vine sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi thị trường hiện đã có quá nhiều đối thủ cùng lượng người dùng khổng lồ. TikTok hiện đã có hơn hàng tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng, trong khi Instagram cũng đạt 2 tỷ người dùng.
Ngoài Vine, Elon Musk đã thực hiện một số thay đổi đầu tiên với Twitter. Theo nguồn tin ẩn danh từ một số nhân viên tiết lộ với The Verge, giờ đây khi người dùng đăng xuất khỏi Twitter sẽ được chuyển hướng đến trang Explore, nơi hiển thị các bài đăng và tin bài thịnh hành được đề xuất tự động.
Dưới áp lực doanh thu, Elon Musk cũng đã có những thay đổi nhắm vào những tính năng miễn phí. Theo nguồn tin từ Platformer, các giám đốc của Twitter đã dành cuối tuần qua để thảo luận về thay đổi buộc người dùng sẽ phải trả tiền để giữ tích xanh xác thực tài khoản.
Elon Musk cảnh báo nguy cơ Twitter phá sản khi hàng loạt giám đốc từ chức Elon Musk hôm 10.11 đã nêu ra khả năng Twitter phá sản sau một ngày hỗn loạn gồm cảnh báo từ cơ quan quản lý Mỹ và sự ra đi của các giám đốc cấp cao được coi là lãnh đạo tương lai. Tờ Bloomberg đưa tin Elon Musk với các nhân viên Twitter rằng không thể loại trừ khả năng phá sản,...