Elon Musk gọi chính sách phong toả của Mỹ là ‘phát xít’
Tỷ phú công nghệ nổi tiếng, Elon Musk, cho rằng yêu cầu cách ly tại nhà để chặn Covid-19 của chính phủ Mỹ là một chính sách “phát xít”.
Bình luận của Elon Musk được đưa ra trong dịp công bố báo cáo tài chính mới nhất của Tesla hôm qua (29/4). Nó thể hiện thái độ chống đối của ông với chính sách đang được áp dụng ở khu vực San Francisco nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Vị tỷ phú công nghệ này cho rằng việc buộc cách ly ở nhà đã làm mất quyền tự do của mọi người trong khu vực. Một ngày trước đó trên Twitter, ông cũng chia sẽ dòng trạng thái kêu gọi “mở cửa lại nước Mỹ ngay lập tức”.
Tỷ phủ công nghệ nổi tiếng, Elon Musk, không ít lần có phát ngôn sai lệch về Covid-19.
Theo The Verge, nguyên nhân khiến Elon Musk phản đối gay gắt chính sách phong toả của Mỹ là ông lo lắng công ty của mình không thể trở lại sản xuất, kinh doanh bình thường, khi một số khu vực ở San Francisco và xung quanh tiếp tục bị gia hạn cách ly tới cuối tháng 5. Các cơ sở sản xuất xe hơi hay nhà máy sản xuất pin mặt trời của Elon Musk được xếp vào nhóm doanh nghiệp không thiết yếu và không được phép mở cửa.
Phát ngôn mới của Elon Musk về các chính sách ngăn chặn Covid-19 lập tức tạo ra phản ứng gay gắt trên mạng xã hội. Trong đó, phần lớn không đồng tình với thái độ của vị tỷ phú công nghệ nổi tiếng, thậm chí, nhiều bình luận cho rằng suy nghĩ của Musk là ngu ngốc vì coi thường sự nguy hiểm của Covid-19, dịch bệnh đã cướp đi mạng sống của gần 61.000 người tại Mỹ. Hiện nước này có hơn 1 triệu người bị lây nhiễm, cao nhất thế giới, tính đến cuối tháng 4/2020.
Trước đó, Elon Musk từng cho rằng số liệu bùng phát của dịch bệnh đã bị thổi phồng, hay các trường hợp tử vong ở Italy không phải do virus corona mới. Elon Musk cũng cho rằng Covid-19 không nguy hiểm bằng cảm lạnh thông thường. Ông từng bị phát hiện có dính dáng tới quảng cáo sai về một loại thuốc trị Covid-19.
Video đang HOT
Cần bao nhiêu tiền để bảo vệ Tim Cook, Mark Zuckerberg?
Các nhân vật nổi tiếng trong làng công nghệ thường xuyên bị chỉ trích và đe dọa. Đó là lý do họ bỏ rất nhiều tiền để bảo vệ bản thân.
Thông tin năm 2016 cho biết Jack Dorsey, CEO kiêm đồng sáng lập Twitter được chi khoảng 68.506 USD/ năm để "bảo vệ nhà riêng và những yếu tố an ninh khác". Hiện tại, con số trên có thể nhiều hơn sau khi tài khoản Twitter của ông bị hack vào tháng 9/2019
Eric Schmidt thôi giữ chức Chủ tịch Google vào năm 2018. Trước đó một năm, Google chi khoảng dưới 300.000 USD để bảo vệ ông. Theo Bloomberg, khối tài sản của Schmidt là khoảng 14 tỷ USD.
Năm 2019, Apple được cho đã chi 457.083 USD để bảo vệ CEO Tim Cook, tăng mạnh so với mức 310.000 USD năm 2018. Dù vậy, đây vẫn là số tiền khiêm tốn nếu coi Apple là một trong những công ty giá trị nhất thế giới. Cũng trong năm ngoái, chi phí đi lại của Tim Cook tăng mạnh lên 315.311 USD, nhiều khả năng đến từ những chuyến công tác của ông giúp Apple không bị ảnh hưởng từ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Tháng 3 vừa qua, Uber thông báo phí bảo mật kinh doanh và bảo vệ cá nhân của CEO Dara Khosrowshahi là 596.554 USD. Con số này giảm mạnh so với mức 2 triệu USD mà Uber dùng để bảo vệ ông trong năm 2018. Năm 2019, Uber cũng tốn 1.392.569 USD cho những chuyến đi cá nhân của Khosrowshahi
CEO Sundar Pichai được Google chi 1,2 triệu USD để bảo vệ hồi năm 2018, tăng gấp đôi so với mức 680.000 USD năm 2017. Theo Business Insider, chi phí này tăng cao sau vụ xả súng vào trụ sở YouTube tại San Bruno tháng 4/2018 khiến 4 người bị thương.
Jeff Bezos, tỷ phú giàu nhất thế giới lại khá kín tiếng về số tiền bảo vệ cá nhân. Theo Forbes, số tiền Amazon dùng để bảo vệ Bezos không thay đổi từ 2012, trong khi phát ngôn viên Amazon cho biết Bezos tự trả tiền bảo vệ mình. The Daily Beast tiết lộ văn phòng của Bezos được bọc kính chống đạn với giá 180.000 USD, có thể chống đạn từ các loại súng trường quân đội. Sau khi một tin nhắn cá nhân của Bezos bị lộ, Gavin de Becker, đội trưởng đội bảo vệ cho Bezos nói rằng Bezos đã đưa ông tấm séc trắng để điều tra vụ việc bằng mọi giá.
Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Oracle, Larry Ellison được chi khoảng 1,6 triệu USD mỗi năm để bảo vệ nhà riêng, được cho là nằm ở khu Woodside tại California (Mỹ).
Số tiền để bảo vệ Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành (COO) Facebook đã tăng 68% trong năm 2019, từ 2,9 triệu USD lên 4,3 triệu USD. Ảnh:
Năm 2018, Facebook chi 10 triệu USD để bảo vệ CEO Mark Zuckerberg, tăng 2,5 triệu USD so với năm 2017. Ngoài ra, anh còn nhận khoản "trợ cấp trước thuế" 10 triệu USD, tính là chi phí bổ sung để giữ an toàn cho bản thân và gia đình. Những bê bối xoay quanh quyền riêng tư của Facebook được cho là lý do khiến Zuckerberg cần được bảo vệ kỹ hơn. Phóng viên Business Insider cho biết nhà sáng lập Facebook được bảo vệ bởi các vệ sĩ có vũ trang, nhà riêng thì có phòng trú ẩn, văn phòng tại Facebook có một lối thoát hiểm cho trường hợp khẩn cấp.
Elon Musk thời gian qua luôn là nhân vật thu hút sự chú ý trên Internet. Tuy nhiên chi phí bảo vệ vị tỷ phú này chưa hề được tiết lộ. Tháng 11/2018, CEO Tesla đăng lên Twitter cho biết liên doanh The Boring Company của ông đang xây dựng một tháp canh, cần nhân viên đứng trên cao chửi bới người qua lại bằng giọng Pháp.
Khá thú vị khi Larry Page và Sergey Brin, 2 nhà sáng lập Google không cập nhật chi phí bảo đảm an ninh cá nhân trong nhiều năm qua. Lần cuối cùng Google tiết lộ thông tin này là vào năm 2006, trả 33.195 USD phục vụ đi lại, hậu cần và bảo vệ cho Larry Page.
Elon Musk sắp thử nghiệm dự án Internet miễn phí Elon Musk, CEO SpaceX, cho biết dự án phủ Internet miễn phí toàn cầu Starlink sẽ chạy thử nghiệm ngay trong năm nay. Musk chia sẻ trên Twitter rằng quá trình thử nghiệm nội bộ hệ thống Starlink sẽ bắt đầu trong ba tháng tới, còn việc thử nghiệm công khai được triển khai trong khoảng sáu tháng nữa. Dự án thử nghiệm...