Elon Musk – gã mộng mơ điên rồ muốn được chết trên Hỏa tinh
Những thành công hiện tại của Tesla và SpaceX chỉ là bước khởi đầu cho một viễn cảnh nhanh hơn, xa hơn và cao hơn của Elon Musk.
Sinh ra và lớn lên ở một thành phố miền đông bắc Nam Phi, suốt thời ấu thơ bị trêu chọc vì một cái tên khác thường, Elon Musk giờ đây nổi tiếng khắp thế giới nhờ khối tài sản khổng lồ.
Hơn thế nữa, Musk là một trong những “bá chủ không gian vĩ đại”, một kẻ dám nghĩ, dám mơ và dám làm vì mục tiêu vượt lên trên nhu cầu của bản thân.
Suy nghĩ và hành động của Musk phát triển nhanh đến mức dường như mọi cuốn sách viết về ông đều sẽ trở nên lạc hậu. Nhưng nếu không hiểu rõ con người cũng như quá khứ nỗ lực của ông, ta có thể sẽ cười nhạo với mọi lý tưởng Musk hướng đến.
Vậy nên càng phải có người viết về Elon Musk, về giấc mộng chinh phục Hỏa tinh của ông càng sớm càng tốt, trước khi những thành công mới lại dồn dập đến.
Ashlee Vance và Christian Davenport đã làm vậy lần lượt trong hai cuốn sách Elon Musk: Tesla, SpaceX và sứ mệnh tìm kiếm một tương lai ngoài sức tưởng tượng (2015) và Những bá chủ không gian (2018) .
Kẻ mộng mơ ngớ ngẩn, lỗ mãng đến lố bịch
Nếu không phải đã biết trước được những thành công của Elon Musk trong hiện tại, khi đọc bất cứ cuốn sách viết nào về ông, người đọc cũng sẽ cảm thấy giống như đang đọc một câu chuyện viễn tưởng mà có lẽ phải mất nhiều thập kỷ để đạt được công nghệ tối tân như vậy.
Xuyên suốt cuốn tiểu sử Elon Musk, Ashlee Vance đã cho ta thấy tầm nhìn của chàng trai trẻ người Nam Phi xa hơn rất nhiều so với hầu hết mọi người. Musk muốn mọi thứ đều có thể được quảng cáo trên Internet, vậy nên ông và em trai Kimbal đã lập nên Zip2 khi các nhân viên vẫn còn phải đang gõ cửa từng nhà, từng doanh nghiệp để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.
Sách Elon Musk mới tái bản.
Musk muốn có một chiếc xe chạy bằng điện có thể chạy từ bờ Tây sang bờ Đông chỉ bằng cách sạc điện tại các trạm năng lượng mặt trời lắp đặt khắp nước Mỹ nhưng vẫn có kiểu dáng đẹp và sang trọng. Ông cùng đội ngũ Tesla tạo ra mẫu xe Model S.
Musk muốn đi lên sao Hỏa mà không tốn quá nhiều chi phí, ông lập ra SpaceX và tự làm tên lửa với hầu hết nguyên vật liệu sản xuất trên đất Mỹ và giá thành rẻ hơn nhiều so với NASA.
Mỗi khi Musk đưa ra một ý tưởng nào đó nghe chừng bất khả, mọi người đều chỉ thấy ông là một gã mộng mơ ngớ ngẩn, khoác lác và lố lăng. Nhưng khi thấy ông đạt được thành tựu như những gì đã khẳng định, họ bắt đầu hiểu gã mộng mơ này điên rồ thực sự.
Mới chỉ cuối tháng 5 vừa qua, SpaceX phóng thành công tên lửa Falcon 9 đưa tàu Crew Dragon lên quỹ đạo thành công, đánh dấu mốc đặc biệt sau 9 năm mới có tàu chở người lên vũ trụ đi từ đất Mỹ và lại được thực hiện bởi một doanh nghiệp tư nhân với mức chi phí thấp hơn nhiều so với các chương trình trước đây của NASA.
Còn Tesla trong tháng 7/2020 đã vượt Toyota trở thành hãng sản xuất ô tô đứng đầu thế giới về mặt giá trị với mức 206,5 tỷ USD, hơn Toyota 4 tỷ USD.
Thành công của Musk không chỉ đến từ chăm chỉ và nỗ lực của chính bản thân. Nó còn đến từ đội ngũ nhân viên xuất sắc mà Musk tuyển dụng được, và quan trọng hơn, họ có một sức chịu đựng phi thường với tính khí của ông.
Một thiết bị ước tính giá 120.000 USD nhưng Musk chỉ cho ngân sách 5.000 USD và buộc nhân viên phải xoay sở trong số tiền đó. Người kỹ sư làm việc ngày đêm trong suốt 9 tháng, dành ra 3 giờ đồng hồ để viết email giải thích và cuối cùng chế tạo thành công chỉ trong 3.900 USD.
Musk luôn nghiêm khắc với nhân viên. Ông đặt ra yêu cầu cho các đội ngũ của mình phải rẻ hơn nữa, phải hiệu quả hơn nữa, phải chất lượng hơn nữa, thậm chí có thể sa thải một trợ lý cao cấp đã làm việc hơn 10 năm cùng mình vì thấy bản thân có thể làm tốt công việc của cô, nhưng lại là người biết cách thúc đẩy khả năng tiềm ẩn vô tận của con người.
Để đạt được thành công, không thể mãi sắm vai anh hùng mà đôi khi cũng phải làm kẻ xấu. Steve Jobs từng như vậy, Travis Kalanick (cựu CEO Uber) từng như vậy, và Elon Musk cũng như vậy. Có thể nói, đối thủ lớn nhất của Musk không phải Blue Origin, không phải NASA, không phải BMW, Toyota hay bất cứ đối thủ cạnh tranh nào khác mà chính là bản thân Musk và cách ông đối xử với mọi người.
Cuốn sách Elon Musk của Ashlee Vance không cố chứng minh Musk là người tốt. Dù trong nhiều sự kiện Musk thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình, nhưng Vance vẫn tiến hành phỏng vấn các nhân vật liên quan và thậm chí những điều họ nói ra ngược lại và gây bất lợi cho Musk. Thay vì xóa bỏ chúng, Vance chọn cách đặt vào phần chú thích với dung lượng đôi khi chiếm quá một trang sách.
Chính cách làm đó đã khiến người đọc có cái nhìn đa chiều hơn về Elon Musk. Không ca ngợi đến mây xanh, không chỉ trích thậm tệ, Vance chỉ đưa các thông tin cần thiết để người đọc tự mình đánh giá không chỉ con người Musk mà còn nhìn sâu hơn là cả một thời đại phát triển công nghệ của nước Mỹ.
Tỷ phú Elon Musk. Ảnh: Getty Images.
Vị CEO học hỏi từ chính nhân viên của mình
Nếu coi Zip2, PayPal, Tesla và SolarCity là hiện thân của Musk thì chỉ có SpaceX mới chính là Musk. Trong cuốn sách Những bá chủ không gian, người đọc có thể nhận thấy Elon Musk có tham vọng khá giống với một vị tỷ phú trước đó thành lập một công ty không gian từ con số 0 – Andy Beal.
Beal là một tỷ phú đầu tư bất động sản sở hữu ngân hàng Texas, một trong những ngân hàng ăn nên làm ra nhất tại Mỹ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.
Beal luôn mơ ước gây dựng một công ty không gian mà không cần chính phủ viện trợ, có thể cạnh tranh công bằng với NASA, bắt đầu với một mục tiêu rất đơn giản: Tạo ra một tên lửa không tốn quá 200 triệu USD để phóng.
Beal lo sợ về tương lai khi Trái Đất bị xóa sổ, và nếu muốn sống sót, con người cần tìm ra một hành tinh mới ngoài vũ trụ để sống.
Nhưng khi nhận thấy không cách nào để có thể cạnh tranh với các công ty được chính phủ tài trợ hàng tỷ USD, Beal đã từ bỏ. Chính lúc đó, Elon Musk nhảy vào, kế thừa tư tưởng của Beal và thậm chí thuê luôn cả mảnh đất mà Beal bỏ lại.
Musk cũng giống Beal, ông có thể chỉ xuất thân là một tay lập trình lập dị, một ông bố muốn tạo ra một chiếc xe điện thuận tiện nhất cho gia đình, ông có thể am hiểu về khoa học và vật lý nhưng không phải là một kỹ sư, đặc biệt là kỹ sư chế tạo tàu không gian và tên lửa. Nhưng không vì đó mà Musk bỏ qua và giao nhiệm vụ giám sát cho người khác.
Bản thân ông đã tự học hỏi rất nhiều từ chính nguồn nhân lực chất lượng cao mà SpaceX tuyển về. Các kỹ sư đã quá quen với hình ảnh một Elon Musk xuống tận nơi chế tạo, hỏi rất nhiều điều về một loại van hay vật liệu chuyên dụng nào đó.
Sách Những bá chủ không gian. Ảnh: Alphabooks.
Ban đầu họ tưởng là Musk đang thử kiểm tra trình độ của họ, nhưng sau đó họ phát hiện ra ông đang cố học hỏi từ chính họ. Musk sẽ không buông tha nhân viên đó cho đến khi ông tiếp thu được 90% những gì hỏi được.
Có thể các nhân viên bị bắt phải làm việc liên tục nhiều giờ trong một ngày chỉ để hoàn thành xong một chi tiết trên thân tàu, nhưng Musk thậm chí sẽ ở lại lâu hơn để đảm bảo mọi thứ vẫn diễn ra đúng như kế hoạch.
Ở cuối cuốn tiểu sử về Elon Musk, khi được hỏi về giấc mơ vũ trụ của mình, ông đã trả lời rằng, “Tôi muốn được chết trên Hỏa tinh. Không phải chết ngay khi lên đấy đâu. Lý tưởng nhất, tôi muốn ghé thăm nó, trở về một thời gian, rồi lại lên đó khi đã tầm 70 tuổi, rồi ở lại. Nếu mọi thứ đúng như dự tính, tôi sẽ làm thế”.
Hiện Musk vừa trải qua tuổi 49. Liệu trong vòng 20 năm nữa, giấc mơ Hỏa tinh của Musk có thể thành hiện thực? Chúng ta không có cách nào biết được ngoài việc chờ đợi xem gã tỷ phú điên rồ này có thể làm được gì trong vòng hai thập kỷ tới.
Thiên tài toán học Pitago đã có những tư tưởng 'điên rồ' như nào?
Dù là một thiên tài toán học, do những hành động kỳ quặc khác người mà vào thời Pitago (Pythagoras) còn sống, ông bị xã hội nhìn nhận như một kẻ khá điên rồ.
Được coi là một bộ óc xuất chúng trong lịch sử nhân loại, nhà toán học Hy Lạp Pitago (575 -500 TC) chính là cha đẻ của định lý Pitago mà tất cả học sinh trên thế giới được học ở nhà trường.
Ngoài định lý kinh điển này, Pitago còn là học giả đầu tiên nhấn mạnh rằng các hiện tượng tự nhiên có thể được giải thích bằng toán học. Đây là một quan điểm mở đường cho việc nghiên cứu vật lý và là nguồn cảm hứng cho các học thuyết của nhà tư tưởng vĩ đại Plato.
Dù vậy, do những hành động kỳ quặc khác người mà vào thời Pitago còn sống, ông bị xã hội nhìn nhận như một kẻ khá điên rồ.
Giống như nhiều "giáo chủ" tự phong trong lịch sử, Pitago đã sáng lập nên tôn giáo của riêng, với giáo lý quái lạ.
tôn giáo Pitago có hai nguyên lý chính. Nguyên lý đầu tiên là linh hồn được tái sinh, một tín điều khá phổ biển trong nhiều tôn giáo.">
Theo đó, tôn giáo Pitago có hai nguyên lý chính. Nguyên lý đầu tiên là linh hồn được tái sinh, một tín điều khá phổ biển trong nhiều tôn giáo.
Nguyên lý thứ hai: Các hạt đậu là điều ác. Đậu ở đây không phải phép ẩn dụ trong triết học siêu hình, mà đơn giản chính là hạt đậu mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày. Và người ta phỏng đoán rằng Pitago có thể là người thù ghét thứ thực phẩm này.
Ngoài ra, tôn giáo của Pitago cũng có một số quy tắc được coi là khá tiến bộ so với thời đại, như đề cao việc ăn chay và tôn vinh chủ nghĩa hòa bình.
Dù vậy, "giáo chủ" Pitago có khuynh hướng phá vỡ những quy tắc do chính mình đặt ra. Điển hình là chuyện ông đã mổ thịt một con bò để ăn mừng khi công bố định lý Pitago, khiến quy tắc ăn chay trở thành một trò hề...
Mới quý độc giả xem video: Bỏ 70 triệu đồng đi du lịch Châu Âu 28 ngày. Nguồn: VTV24.
Dấu hiệu lạ từ 'trái tim hành tinh': Trái Đất sắp đảo ngược sớm hơn 10 lần? Từ trường của Trái Đất có thể thay đổi nhanh hơn 10 lần so với suy nghĩ trước đây, với mức đỉnh hơn tốc độ hiện tại đến 100 lần và Bắc Cực - Nam Cực sẽ sớm đổi chỗ. Các tác giả từ Đại học Leeds (Anh) và Đại học California ở San Diego (Mỹ) đã mô phỏng lịch sử của dòng...