Elizabeth Bentley, nữ hoàng điệp viên Liên Xô
Là công dân Mỹ nhưng do số phận cuộc đời, cuối cùng Bentley trở thành một trong nữ điệp viên nổi tiếng nhất của Liên Xô thời kỳ sau thế chiến II.
Sinh năm 1908, cha mẹ bà là giáo viên và người bán đồ khô ở phố và Bentley là người con duy nhất của gia đình.
Elizabeth Bentley, nữ điệp viên xuất sắc của Liên Xô ở Mỹ
Khi đó, bà được gia đình bao bọc bởi lẽ cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ và đạo đức bị suy thoái trầm trọng. Khi kết thúc Trung học, bà nhận học bổng đến Vassar, New York để nghiên cứu tiếng Anh và thêm một chút tiếng Pháp, Italia.
Tuổi thơ không yên bình của nữ điệp viên
Là đứa con duy nhất của gia đình, Bentley sống không hòa đồng khi còn là trẻ con, nhưng điều này đã thay đổi hoàn toàn khi trưởng thành.
Mẹ của Bentley mất khi bà đã học đại học và khi tốt nghiệp cũng là lúc bà sử dụng tiền thừa kế của mình đáp tàu đi du lịch khắp châu Âu, chuyến đi đã đem mối tình đầu đến cho bà.
Trong khi đang du lịch ở Italia, cha của Bentley qua đời và không còn gì để di chúc cho con gái. Sau khi trở lại Mỹ, Bentley trải qua nhiều công việc khác nhau, từ giảng dạy trong trường nữ sinh cho đến trợ giảng trong các trường đại học lớn của Mỹ. Những mất mát quá lớn khi mới 20 tuổi đã khiến bà lao vào rượu và bắt đầu vay nợ để trang trải cho các chi phí hàng ngày.
Năm 1934, bà quay lại New York và sống dưới cái tên Lee Fuhr, tại đây bà đã nhận được một lời mời tham gia từ một thành viên Đảng Cộng sản Mỹ.
Công việc khan hiếm, tiền bạc cạn kiệt trong thời kỳ Đại suy thoái của Mỹ đã khiến Bentley chán nản, cùng với đó là những nguyên lý hấp dẫn của Đảng cộng sản đã khiến bà nhận lời.
Là thành viên mới của Đảng Cộng sản Mỹ, Bentley bắt đầu tham gia các cuộc họp, học chủ nghĩa Mac – Lenin, đi phát rơi, tham gia các cuộc diễu hành và sau đó trở đảm nhận một số vị trí lãnh đạo trong Đảng.
Hành trình điệp viên
Bên cạnh sinh hoạt Đảng, Bentley cũng có tham gia một số việc làm thêm để trang trải cuộc sống nhưng chẳng có gì lâu bền. Năm 1938, bà quyết định hoạt động chính trị mạnh hơn nữa, chính thời điểm này, Bentley đã gặp Timmy – một điệp viên Liên Xô.
Ông ta hoạt động dưới vỏ bọc giám đốc công ty du lịch nhưng thực chất nhiệm vụ chính là cung cấp hộ chiếu Mỹ và các tài liệu liên quan cho điệp viên Liên Xô.
Video đang HOT
Timmy là người nắm giữ một mạng lưới điệp viên rộng lớn của Liên Xô tại Mỹ và có thể liên hệ trực tiếp với lãnh đạo ở bên kia Thái Bình Dương.
Ông hơn Bentley 18 tuổi nhưng lại thấp hơn bà, dù cho đã có vợ và con ở Liên Xô nhưng ở Mỹ 2 người vẫn sống chung với nhau, mặc dù điều này là cấm kị trong nghề điệp viên. Đây cũng là thời điểm đầu tiên trong cuộc đời, bà Bentley có một mối quan hệ và việc làm thực sự có ý nghĩa.
Bà đã trở thành điệp viên nổi tiếng của Liên Xô dù sinh ra và lớn lên ở Mỹ
Từ đó, Timmy bắt đầu đào tạo Bentley trở thành điệp viên của Liên Xô, cô được học cách sử dụng điện thoại công cộng để liên lạc, học cách lưu trữ tài liệu mật ở nơi sinh sống, cách phát hiện những kẻ đột nhập, cách thủ tiêu các tài liệu khi đột kích hoặc cách cắt đuôi trên đường phố.
Tháng 4/1941, Timmy trải qua một cơn đau tim, mặc dù không thiệt mạng nhưng ông đã nằm trong tầm ngắm của Cơ quan điều tra liên bang FBI.
Đến thời điểm đó, Bentley cũng đã được đào tạo nhuần nhuyễn, đủ để đảm nhận vị trí của mình. Một công ty mới được thành lập mang tên Dịch vụ chuyển hàng Mỹ và Bentlley trở thành phó chủ tịch với thu nhập hàng trăm USD mỗi tháng và phong cách chi tiêu &’thoáng tay’ – một vỏ bọc hoàn hảo cho &’Nữ hoàng điệp viên đỏ’.
Bà cũng đảm nhận luôn mạng lưới điệp viên của Timmy trước đó và trở thành &’cô gái thông minh’, bí danh của Bentley trong đường dây điệp viên của Liên Xô khi đó. Bà Bentley đã nắm trong tay nhóm Silvermaster, mạng lưới điệp viên Liên Xô khủng nhất nước Mỹ.
Nhiệm vụ tiến triển đến lúc bà nắm giữ một mạng lưới điệp viên rộng lớn của Liên Xô tại Mỹ
Các thành viên của nhóm này đã leo lên các vị trí quan trọng trong Bộ Nông nghiệp, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính Mỹ, khủng nhất trong số đó là Harry White, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ.
Sau cái chết của Timmy năm 1943, các mạng lưới điệp viên Liên Xô ở Mỹ được rút khỏi bàn tay nắm giữ của Bentley.
Khi đó, bà chỉ liên lạc trực tiếp với Anatoly Gorsky, thư ký cao cấp của Đại sứ quán Liên Xô ở Mỹ, người đứng đầu mạng lưới điệp viên KGB của Liên Xô ở Mỹ khi đó. Năm 1945, Gorsky ra lệnh cho Bentley hủy toàn bộ địa chỉ liên lạc các điệp viên trong mạng lưới và rời bỏ công việc ở công ty chuyển hàng.
Tiếp theo đó, Gorsky đã liên tục yêu cầu bà di chuyển để đảm bảo an toàn sau khi một số thông tin về Bentley đã bị lộ. Ông đưa cho &’cô gái thông minh’ 2.000 USD và đề nghị đưa cô trở về nghỉ ngơi ở quê nhà Connecticut.
Cùng lúc đó, FBI bắt đầu sờ đến công ty làm vỏ bọc cho Bentley và bà cũng nhận ra rằng những thành tựu gián điệp của mình với Liên Xô chẳng giúp gì cho việc cải thiện cuộc sống ở Mỹ nên đã đồng ý với đề nghị của Gorsky.
Sự phản bội
Tháng 8/1945, Bentley bước vào văn phòng của FBI ở Connecticut, đặt những vấn đề đầu tiên về việc tiết lộ thông tin gián điệp. Sau đó, đến tháng 11, bà làm việc ban ngày ở Công ty vận chuyển hàng hóa, ban đêm Bentley làm việc với FBI.
Tại đây bà đã tiết lộ 87 công dân Mỹ, Liên Xô đang làm gián điệp trên đất Mỹ trong một báo cáo dài 107 trang. Đồng thời, bà cũng đem 2.000 USD Gorsky đưa cho mình trước đây nộp cho FBI.
Đánh hơi được nguy hiểm, tất cả hoạt động của các điệp viên Liên Xô lập tức được tạm hoãn, đa số trong số họ được lệnh quay về nhà.
Cuồi cùng bà lại lựa chọn việc đầu thú trước FBI và công khai danh sách điệp viên Liên Xô sau một loạt áp lực
Khi đó, Liên Xô đã muốn lên kế hoạch cho việc trả thù hành động phản bội của Bently và kết liễu bà. Gorsky đã nêu ý tưởng đầu độc thức ăn nhưng cuối cùng KGB vẫn không thực hiệm âm mưu này.
Sau khi Bentley thú nhận với FBI, hàng loạt các quan chức trong chính phủ Mỹ bị thôi việc, họ là những người đã bị bà nêu tên trong bản báo cáo của mình. 2 năm sau, FBI tiếp tục phát hiện ra các điệp viên khác của Liên Xô dựa trên các đoạn mã họ tìm được kết hợp với danh sách do Bentley cung cấp.
Kể từ đó, Bentley sống an toàn cho đến năm 1963, một cơn đau bụng dữ dội đã đưa bà đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ đã kết luận bà bị ung thu ổ bụng và qua đời sau đó vài ngày.
Mặc dù cái chết của bà Bentley được các tờ báo nổi tiếng như Washington Post hay New York Times đưa tin nhưng trong đám tang chỉ có vài đồng nghiệp ở trường đại học và một số nhân viên FBI có mặt. Nữ điệp viên qua đời cách sinh nhật thứ 56 của mình tròn 1 tháng.
Theo vietbao
Những ca tai nạn "khó đỡ" của máy bay quân sự
Tai nạn máy bay quân sự đầu tiên xảy ra năm 1980. Từ đó đến nay, lịch sử ghi lại không ít những vụ gặp nạn của chiến đấu cơ, trong đó, có những ca "khó đỡ" rất nổi tiếng.
Vụ tai nạn máy bay quân sự đầu tiên xảy ra năm 1980 là một trường hợp hy hữu
1. Máy bay quân sự đậu trên ngọn cây
Vụ tai nạn máy bay quân sự đầu tiên xảy ra năm 1980 là một trường hợp hy hữu. Chiếc máy bay do phi công Orville Wright lái đã không thể hạ cánh an toàn trên mặt đất mà thay vào đó, hạ cánh trên 3 ngọn cây.
Viên phi công bị thương nặng còn Đại tá Thomas Selfridge, người cùng ngồi trên chiếc máy bay trở thành người đầu tiên thiệt mạng trong tai nạn loại này.
2. Máy bay "mắc" vào mạng lưới dây điện thoại
Ngày 22/4/1918, khi cố hạ cánh khẩn cấp ở khu thương mại Oshawa, Canada, chiếc máy bay 2 tầng cánh Curtiss JN-4, một loại máy bay được dùng để diễn tập hồi Chiến tranh Thế giới thứ 1 và sau này trở thành máy bay đưa thư gây ra vụ tai nạn hy hữu.
Theo đó, khi đang trên hành trình bay, Curtiss JN-4 bất ngờ đâm vào mạng lưới dây điện thoại và mắc kẹt lại đó. Kết quả là, chiếc máy bay đã lơ lửng trong không trung vài giờ trước khi được giải cứu. May mắn phi công máy bay không bị thương. Trên thực tế, sự cố mắc vào mạng lưới đường dây điện thoại có khi còn giúp cứu mạng phi công và nhiều cư dân khác dưới mặt đất.
3. Máy bay "đứng" lộn ngược
Vụ tai nạn xảy ra vào năm 1917 với chiếc LVG B.II - máy bay do thám và ném bom hạng nhẹ của Đức. Vì gặp phải vấn đề về động cơ, chiếc máy bay đâm đầu xuống đất và giữ nguyên trạng thái đứng lộn ngược trong vài giờ. Không rõ về tình trạng của phi công.
4. Máy bay quân sự lao vào nhà dân
Tháng 1/1926, cư dân New Farm, ngoại ô Brisbane, Australia chứng kiến vụ tan nạn máy bay hy hữu. Theo đó, chiếc máy bay Supermarine Seagull là một loại thủy phi cơ đã đâm thẳng vào một ngôi nhà gần bờ biển sau khi không thể đáp xuống mặt biển hoặc đất liền.
5. Máy bay đâm thủng mái nhà
Tháng 11/1920, một máy bay trinh sát vận chuyển công văn trên đường tới Waterford Barracks, Waterford Barracks, Ireland thì gặp nạn. Chiếc máy bay đã đâm vào mái của 2 ngôi nhà trong thị trấn gần căn cứ của nó. Không rõ thương vong trong vụ tai nạn trên.
Theo xahoi
Sụt lở đất kinh hoàng ở Mỹ Một vụ sụt lở đất mạnh hôm qua đã phá hủy một ngôi nhà ở Đảo Whidbey, Washington, Mỹ và đe dọa thêm nhiều chục ngôi nhà ở khu vực lân cận. Play Người dân khu vực bị ảnh hưởng không tin nổi vào những gì đang diễn ra trước mắt họ khi khối lượng lớn đất sụt xuống tạo thành các vực...