Elibriea: Siêu xe oanh tạc cơ từ Qatar
Qatar vừa ra mắt mẫu concept siêu xe thể thao đầu tiên mang hình dáng như một oanh tạc cơ.
Trung Đông luôn là mảnh đất màu mỡ đối với bất kỳ nhà sản xuất siêu xe nào. Bởi nơi đây là thị trường có những khách hàng giàu có, chịu chơi, đôi khi là “dị” nhất. Cũng vì thế mà những mẫu xe đắt đỏ bậc nhất thế giới thường xuất hiện tại khu vực này. Hầu hết trong số chúng đều không phù hợp với thị hiếu của số đông nhưng lại giúp các tín đồ siêu xe thỏa mãn về mặt thẩm mỹ và phá vỡ nhiều giới hạn về thiết kế. Chiếc Elibriea của Qatar là một ví dụ điển hình.
Elibriea được thiết kế và sản xuất bởi hãng Elibriea Automotive với nhà sáng lập Abdul Wahab Ziaullah. Chủ đề của concept này mang đậm tính chiến đầu với hình dáng mang nhiều đường nét của máy bay chiến đấu. Cũng chính vì thế, trong loạt hình ảnh giới thiệu, Elibriea được gắn liền với những chiếc oanh tạc cơ trên đường băng.
Kích thước tổng thể của xe là 3.200 x 2.600 x 1.500 cm. Trọng lượng khoảng 1 tấn. Ngoài ra, các thông số khác chưa được công bố ngoại trừ công suất cực đại được cho là đạt hơn 500 mã lực tới từ động cơ V6.
Điểm nhấn của xe là thiết kế sắc sảo ở đầu xe với lưới tản nhiệt nhô ra phía trước. Toàn bộ thân xe cũng sở hữu các đường gân và đường rãnh táo bạo.
Đuôi xe với thiết kế lập thể. Đèn hậu được tạo hình lạ mắt. Cửa xe dạng cánh chim. Không có hình ảnh nội thất nào được công bố.
Video đang HOT
Bản concept tới từ Qatar dùng mâm 5 chấu kép khá đơn giản so với thiết kế tổng thể.
“Chúng tôi vui và tò mò muốn biết phản ứng của khách hàng với Elibriea. Chắc chắn chúng tôi sẽ sử dụng tất cả ý kiến đó để cho ra đời một mẫu siêu xe đắt giá”, nhà sản xuất tuyên bố tại buổi ra mắt.
Xe được trưng bày tại Qatar Motor Show 2016.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nga có thêm lý do để không sợ máy bay B-2 Spirit
Siêu oanh tạc cơ B2 đang mất dần lợi thế trên chiến trường càng khiến Nga có lý do không phải e ngại máy bay này của Mỹ.
B-2 Spirit mất dần lợi thế
Theo nhận định của tạp chí Mỹ, hiện nay loại máy bay ném bom chính của Không quân Mỹ vẫn là B-52, loại máy bay cất cánh lần đầu vào năm 1952. Trong số 744 chiếc được chế tạo từ trước tới nay, hiện chỉ còn 76 chiếc B-52H được nâng cấp vẫn còn được sử dụng.
Chúng không còn khả năng vượt qua hệ thống phòng không hiện đại, tuy nhiên chúng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040 và được trang bị các loại tên lửa tầm xa và bom định hướng.
Trong khi đó, oanh tạc cơ B-1B Lancers của Không quân Mỹ (hiện có tổng cộng 62 chiếc) đã không còn được trang bị vũ khí hạt nhân và chỉ có thể hoạt động trong những khu vực giao tranh nhỏ. Những loại máy bay này cũng sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040.
Như vậy, máy bay ném bom tàng hình B-2 là loại vũ khí duy nhất có thể xâm nhập và đánh bom tầm xa mà Mỹ đang có. Vốn là loại phi cơ đắt tiền, Không quân Mỹ chỉ có 20 chiếc và đã từng bị tổn thất khi một phi cơ B-2 bị rơi trong một tai nạn gần đảo Guam. Lực lượng này chỉ có thể điều động một số lượng giới hạn B-2 và việc mất một phi cơ cũng sẽ giảm khả năng chiến đấu một cách đáng kể.
Theo Cục Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS), chỉ có 16 chiếc B-2 được coi là đủ khả năng tham chiến. Trong số này, khoảng 9 chiếc có thể sẵn sàng được điều động.
Con số này còn tiếp tục giảm khi tính cả những chiếc được sử dụng cho mục đích huấn luyện, và thực tế một sĩ quan cấp cao của Không quân Mỹ cho biết số máy bay B-2 thực sự có thể sử dụng chỉ có 6 chiếc. Số còn lại đều được lưu kho để bảo dưỡng.
Mặc dù Không quân Mỹ tiếp tục đầu tư thêm tiền mặt để nâng cấp B-2 và giúp nó có thể tiếp tục hoạt động cho đến năm 2058, công nghệ có trên máy bay này đã bắt đầu có tuổi.
Công nghệ tàng hình đã có những bước tiến dài kể từ khi B-2 được thiết kế vào cuối thập niên 1970. Hơn nữa, nhiều thiết bị trên máy bay ngày càng trở nên lỗi thời trong suốt chiều dài hoạt động của máy bay này, trong đó có cả hệ thống động cơ.
Vào năm 2012, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ thời đó là Tướng Norton Schwartz phát biểu rằng B-2 đang dần mất khả năng thâm nhập vào vùng không phận của đối phương.
"Công nghệ mà các loại máy bay này đang có thực tế đã có những năm 1980", ông Schwartz cho biết. "Một thực tế hiển nhiên đó là B-2 đang mất dần khả năng sống sót trên chiến trường".
Bộ đôi oanh tạc cơ B-52 và B-2 Spirit của Không quân Mỹ.
Nga không e ngại
Tiếp theo những quan ngại của Mỹ về thực trạng máy bay B-2, giới chuyên gia Nga đã tiến hành phân tích cả về mặt số lượng và chất lượng của những chiếc B-2 cùng với những kịch bản sử dụng loại máy bay này cho các nhiệm vụ khác nhau.
Đầu tiên, giới chuyên gia Nga đã xem xét tới lịch sử ứng dụng các loại máy bay tầm xa trong xung đột hạt nhân truyền thống để xem chúng được sử dụng như thế nào và hiện đã có những thay đổi ra sao.
Trước khi Liên Xô tan rã, B-2 được người Mỹ chế tạo nhằm mục đích tiêu diệt các mục tiêu cố định với tọa độ xác định từ trước. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô chế tạo và triển khai các tổ hợp tên lửa Topol vào năm 1985, chương trình B-2 đã được Mỹ điều chỉnh để trở thành "thợ đốn gỗ" đối với các tổ hợp Topol.
Về mặt ý tưởng, Mỹ dự kiến sẽ triển khai trên quỹ đạo một cụm vệ tinh kiểu KH-11 và KH-12 với khả năng phát hiện các mục tiêu kích thước nhỏ sát với thời gian thực. Cụm vệ tinh này được sử dụng để trinh sát phục vụ cho hoạt động của B-2 trên lãnh thổ Nga.
Cụm vệ tinh sẽ tìm kiếm và chuyển tọa độ các mục tiêu về theo thời gian thực. Người Mỹ cho rằng việc tiêu diệt các tổ hợp Topol sẽ bảo đảm an toàn cho họ trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên, việc thực hiện dự án này sau đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề. Ngay trong năm 1980, các đánh giá phân tích về triển vọng phát triển phòng không của Liên Xô đã cho thấy khả năng các máy bay của Mỹ sẽ bị phát hiện và tiêu diệt bởi các hệ thống tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31. Chính vì thế, người Mỹ đã phải bảo đảm cho B-2 khả năng thực hiện các chuyến bay thấp kéo dài.
Theo_Báo Đất Việt
Tham vọng biến Boeing-747 thành oanh tạc cơ Hãng Boeing từng đề xuất kế hoạch thay thế pháo đài bay B-52 bằng một loại máy bay có thể chở tới 100 tên lửa hành trình. Hình ảnh phác họa thiết kế máy bay CMCA của Boeing - Ảnh: Foxtrot Alpha Oanh tạc cơ khét tiếng B-52 từ lâu đã là một trong những vũ khí chủ lực của Lực lượng không...