Elcom hợp tác Ciena tổ chức hội thảo về giải pháp truyền dẫn 5G
Đồng hành tháo gỡ khó khăn chung trong triển khai 5G tại Việt Nam, ngày 13/10/2022, Elcom đã phối hợp cùng Ciena tổ chức hội thảo cung cấp thông tin và giải pháp truyền dẫn 5G cho các nhà mạng Việt.
Hội thảo hướng đến tháo gỡ những khó khăn xoay quanh việc chuyển đổi hạ tầng để giúp các nhà mạng nhanh chóng đón đầu xu hướng 5G
Xu hướng 5G và thách thức chính với các nhà mạng Việt
5G, thế hệ công nghệ di động tiếp theo sẽ kết nối không chỉ con người mà còn cả mọi thứ trong một mạng lưới rộng lớn, nơi lượng lớn dữ liệu thời gian thực được trao đổi gần như ngay lập tức: Internet Vạn vật (IoT). Theo các đánh giá, 5G có thể đóng góp tới 12,3 nghìn tỷ USD vào sản lượng kinh tế toàn cầu trong thập kỷ tới.
Trong ngành viễn thông, sự phát triển của mạng di động từ 4G lên 5G hứa hẹn sẽ tạo ra bước nhảy vọt về hiệu năng mạng. Khi so sánh với các mạng 4G LTE hiện nay, các mục tiêu giàu kỳ vọng của mạng 5G được quảng cáo bao gồm mức độ cải thiện theo cấp số nhân về mặt dung lượng, độ trễ và các thiết bị kết nối, chủ yếu là thiết bị IoT.
Tại Việt Nam, các nhà mạng đang nhanh chóng thử nghiệm và chuẩn bị kịch bản chuyển đổi hạ tầng bắt kịp xu hướng 5G. Tuy nhiên, các nhà mạng Việt cũng cần đối mặt với những thách thức chung. Thứ nhất là về cơ sở hạ tầng khi triển khai xây dựng mạng 5G. Hầu hết trạm di động hiện nay đều đã được lắp đặt rất nhiều thiết bị 2G, 3G, 4G nên không đủ không gian để lắp đặt 5G và các hạ tầng, như nguồn điện, ăng-ten cần phải nâng cấp để đáp ứng yêu cầu cho mạng 5G. Do đó sẽ dễ phát sinh chi phí lớn.
Thứ hai là thời gian triển khai cung cấp dịch vụ, các nhà mạng ra sau sẽ bị thiệt thòi hơn và đánh mất thị phần. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian triển khai cung cấp dịch vụ. Các nhà mạng nên lựa chọn chiến lược phù hợp để rút ngắn thời gian đưa dịch vụ ra thị trường.
Video đang HOT
Thứ ba là khả năng tối ưu hóa chi phí để tăng hiệu quả đầu tư. Bởi chi phí thiết bị mạng 5G cao và yêu cầu triển khai số lượng trạm lớn, nên chi phí thiết bị và vận hành mạng sẽ rất lớn.
Giải pháp nào cho các nhà mạng trong truyền dẫn 5G?
Tại hội thảo, ông Dương Xuân Trường – Giám đốc Ciena Việt Nam đã chia sẻ thiết bị truyền dẫn 5G xHaul thế hệ mới của Ciena sẽ mang đến giải pháp tối ưu cho mạng truyền tải 5G với các kết nối Fronthaul, Midhaul, Backhaul, đồng thời đáp ứng những yêu cầu về kiến trúc mới cho mạng di động 5G nhằm cung cấp những dịch vụ băng thông cao với độ trễ cực thấp.
Giải pháp này sẽ giúp triển khai và vận hành mạng 5G một cách nhanh chóng và hiệu quả, đáp ứng việc triển khai các dịch vụ hiện đại trên mạng 5G như eMBB, URLLC và mMTC.
Bên cạnh đó, Ciena đã giới thiệu các giải pháp toàn diện bao gồm: 5G xHaul Transport, Network Slicing, Coherent Optics, Ciena MCP, Ciena Adaptive IP Apps, giải pháp Universal Access với XGS PON nhằm hỗ trợ triển khai và vận hành một mạng 5G hội tụ và đơn giản hơn, giảm thiểu chi phí đầu tư và vận hành cho các nhà mạng.
Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm kết nối và mang lại giá trị cho đối tác – khách hàng của Elcom và Ciena. Sự kiện đã giúp cho khách tham dự có một cái nhìn chi tiết về thách thức cần đối mặt trong chuyển đổi hạ tầng đáp ứng truyền dẫn 5G cũng như tham khảo thêm giải pháp kỹ thuật từ Ciena.
Với kinh nghiệm hơn 27 năm cung cấp hạ tầng cho các tập đoàn viễn thông lớn tại Việt Nam, đại diện Elcom cũng chia sẻ thêm đơn vị sẽ tiếp tục hợp tác sâu rộng với Ciena, đồng hành cùng các nhà mạng. Từ đó góp phần nhanh chóng đưa 5G thương mại hoá tại Việt Nam, giúp người dân tiếp cận những trải nghiệm số hiện đại nhất và thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Thành thạo kỹ năng tấn công phòng thủ mạng chỉ sau 3 buổi đào tạo
Trong 3 ngày từ 26-28/8/2022, CMC Cyber Security cùng CyberJutsu Academy đã phối hợp tổ chức hội thảo Thực hành tấn công phòng thủ với hơn 60 học viên tham dự.
Ngành an toàn thông tin, an ninh mạng Việt Nam đang trở thành ngành công nghiệp mới với mục tiêu là làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng trong nước.
Cách hiệu quả để cải thiện tình trạng bảo mật là mô phỏng lại các cuộc tấn công có thật (Red Team), từ đó tìm ra lỗ hổng và đưa ra giải pháp kịp thời (Blue Team). Red Team và Blue Team đều là những thành phần chủ chốt trong lĩnh vực an toàn mạng. Red Team có nhiệm vụ như những "thợ săn lỗ hổng bảo mật", đóng vai kẻ tấn công và mô phỏng lại các cuộc tấn công có thật, mục đích để kiểm thử xâm nhập cho tổ chức, doanh nghiệp. Còn Blue Team lại mang trọng trách của những "người gác đền" tìm cách phòng thủ, thay đổi và tập hợp lại các cơ chế phòng ngự để xử lý sự cố an ninh kịp thời.
Red và Blue đều là những thành phần chủ chốt trong lĩnh vực an toàn mạng
Xác định được tầm quan trọng của Red và Blue trong bảo mật, CMC Cyber Security phối hợp cùng CyberJutsu Academy đã tổ chức buổi hội thảo Thực hành tấn công phòng thủ kéo dài trong 3 ngày liên tiếp từ 26 - 28/8/2022 nhằm giúp học viên tìm ra "sở trường", phát triển chuyên môn từ đó xác định bản thân là Red hay Blue. Trước khi diễn ra khóa học, BTC cho biết đã nhận được gần 400 thông tin hồ sơ chỉ sau 03 ngày mở đăng ký. BTC đã gửi bài kiểm tra cho những người đăng ký, từ đó lọc ra 65 học viên có điểm đầu vào cao nhất để tham dự khóa học.
Điểm ấn tượng của khóa học không chỉ đến từ tên tuổi của giảng viên đứng lớp là anh Nguyễn Mạnh Luật - Giám đốc điều hành/Đồng sáng lập của CyberJutsu mà sau khóa học, học viên còn cơ hội việc làm hấp dẫn với lộ trình thăng tiến rõ ràng tại môi trường công nghệ thông tin chuyên nghiệp, có thâm niên trong ngành ATTT của Tập đoàn CMC.
Anh Nguyễn Mạnh Luật - giảng viên đứng lớp tại Workshop
Qua 3 buổi Workshop, các bạn học viên có cơ hội khai thác các vấn đề về lỗ hổng có thể được xem là nguy hiểm nhất trong chủng Injection, đó chính là Command Injection.
Ngoài ra, buổi hội thảo còn cung cấp các kiến thức và quy trình xoay quanh công việc của một người Kiểm thử ứng dụng như: Do thám đối tượng (Reconnaissance) và Quy trình Pentest (Pentest Workflow). Thông qua những bài labs được mô phỏng từ thực tế, học viên có thể tự mình tìm ra những điểm yếu trong mã nguồn và các cơ chế bảo vệ. Đặc biệt, để học viên vừa học vừa chơi, chương trình còn mang đến trò chơi thao trường trận giả góp phần đưa nội dung các buổi đào tạo đến gần hơn với môi trường thực tế, khẳng định mục tiêu "Học để thực chiến" của CyberJutsu.
Không những giúp các bạn nâng cao khả năng chuyên môn, việc chia team chơi Game còn giúp các bạn rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như teamwork, kỹ năng giao tiếp... Từ những kiến thức toàn diện nhất về lĩnh vực bảo mật, an toàn thông tin, các bạn học viên có thể tìm ra "sở trường" của mình, xác định bản thân là Red hay Blue để theo đuổi chuyên môn phù hợp, như đúng mục tiêu ban đầu.
Một số hình ảnh của học viên tại lớp học:
Bảo mật toàn diện cho tương lai Lựa chọn tối ưu nào cho doanh nghiệp? Ngày 16/8, tại Hà Nội, Viettel IDC phối hợp với các đối tác công nghệ gồm Bitdefender Việt Nam và Nessar, tổ chức hội thảo với chủ đề "Enhancing the security future - Kích hoạt tương lai bảo mật toàn diện". Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ...